Ong đốt bôi gì giúp hết sưng, nhanh khỏi?
Bị ong đốt là một trong những tai nạn thường thấy trong cuộc sống. Người bị đốt thường chỉ hay thắc mắc bị ong đốt bôi gì cho nhanh khỏi hoặc bị ong đốt sưng bao lâu và bị ong đốt làm sao hết sưng. Tuy nhiên, việc xử trí khi bị ong đốt không chỉ đơn giản như vậy. Sau khi được xử trí vết thương, người bị ong đốt còn cần được theo dõi và phát hiện các biến chứng cấp tính khác vì chúng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
1. Những nguy hiểm có thể gặp phải khi bị ong đốt
Theo các nghiên cứu, khi bị ong thông thường đốt sẽ không gây ra nguy hiểm, trừ các trường hợp bị ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loại ong rừng núi đốt. Sau khi bị đốt, biểu hiện đầu tiên sẽ là sưng đỏ, đau rát và cảm giác ngứa. Trong nhiều trường hợp, vết ong đốt có thể sưng từ vài ngày đến vài tuần. Với những tình huống nặng khi bị ong đốt ở vùng đầu, mặt, cổ, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân ngứa nhiều, khó thở, suy hô hấp, mạch đập nhanh và một số triệu chứng nguy hiểm khác.
Sau khi bị đốt, vết thương tại chỗ thường sưng đỏ, đau và có cảm giác ngứa. Để trả lời được thắc mắc bị ong đốt sưng bao lâu của nhiều người, bác sĩ cần dựa vào tên loài ong, đặc điểm lâm sàng và tổng trạng chung của người bị đốt.
2. Cách xử lý nhanh khi bị ong đốt
Cần thay đổi suy nghĩ của người dân về các việc cần làm khi điều trị một vết thương bị ong đốt. Xử trí bị ong đốt không chỉ xoay quanh việc bị ong đốt bôi gì cho nhanh khỏi hay bị ong đốt làm sao hết sưng, bị ong đốt bôi gì. Người bị ong đốt cần phải được theo dõi và phát hiện các biến chứng của cấp tính như suy hô hấp, suy thận cấp hay sốc phản vệ .
Ngay sau khi bị ong đốt, nạn nhân cần lưu ý một vài đặc điểm sau:
-
Ra khỏi khu vực có nhiều ong ngay lập tức
-
Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra. Tuyệt đối lưu ý không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương vì có thể làm lan tràn độc tố.
-
Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương.
-
Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng.
-
Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày.
Cần đưa người bị ong đốt đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có các biểu hiện sau:
-
Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ
-
Xác định được loài ong đốt là ong rừng, ong bắp cày hay ong vò vẽ, … Đây là những loài ong có nọc độc mạnh, có khả năng cao gây ra nhiều biến chứng toàn thân.
-
Người bị đốt có các triệu chứng khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu, đại tiện phân lỏng, …
3. Các mẹo dân gian làm dịu vết ong đốt
-
Dùng kem đánh răng
Khi bạn vừa bị ong đốt, hãy bôi một chút kem đánh răng lên vết thương và để khoảng 30 phút, chỉ ngay sau đó bạn sẽ cảm thấy đỡ đau, vết sưng tấy cũng nhanh khỏi hơn.
-
Dùng giấm táo
Giấm táo có thể giúp giảm đau và trị viêm vết thương do côn trùng cắn, do đó khi thoa lên vùng bị ong đốt bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và không bị ngứa. Lưu ý, bạn nên áp dụng cách này 2 lần/ngày để vết thương hết đau và loại bỏ các chất độc ra ngoài.
-
Dùng xà phòng và nước lạnh
Nước lạnh có tác dụng làm dịu vùng da bị ong đốt còn xà phòng giúp làm sạch bụi bẩn và nọc độc còn sót lại trên da.
-
Dùng mật ong
Mật ong giúp hỗ trợ giảm thiểu các cơn đau do côn trùng cắn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần bôi mật ong lên vùng da bị ong đốt, sau khoảng 15 phút vết thương sẽ dịu đi và không còn cảm giác đau.
-
Dùng tỏi
Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ chống lại tình trạng viêm nhiễm khi bị ong đốt và các loại côn trùng khác cắn. Bạn có thể dùng vài tép tỏi bỏ vào gạc, đắp lên vùng vết thương khoảng 10 phút. Sau 10 phút, bạn cần bỏ ra ngay, tránh để tỏi tiếp xúc với da quá lâu bởi có thể gây bỏng.
-
Dùng hành tím
Hành tím có thể loại bỏ nọc độc và giảm sưng tấy vùng bị ong đốt. Bạn chỉ cần cắt một vài lát hành rồi chà nhẹ lên khu vực bị ong đốt, lặp lại cách làm này cho đến khi vết thương dịu hẳn thì thôi.
-
Dùng đá lạnh
Khi vừa bị ong đốt, đầu tiên bạn cần lấy nọc độc của chúng ra ngoài và chườm đá lên vùng da bị đốt. Cách khác, bạn có thể ngâm vùng bị ong đốt vào nước đá khoảng 30 phút, với cách làm này sẽ có thể hạn chế những cơn đau và tình trạng viêm sưng của vết thương.
-
Dùng đu đủ
Đu đủ có khả năng chữa vết thương do ong đốt mau lành lại. Bạn hãy cắt một miếng đu đủ và chà trực tiếp thật nhẹ nhàng lên vết ong đốt khoảng 15 phút. Bạn hãy lặp lại cách làm này nếu như cơn đau bị kéo dài liên tục.
-
Dùng lá chuối
Bạn hãy vò nát một nắm lá chuối rồi chà nhẹ lên vết thương, nước của lá chuối có thể làm giảm cơn đau rát, khó chịu do bị ong đốt.
Một số lưu ý khi bị ong đốt
-
Chỗ ong đốt có thể sẽ bị ngứa, tuy nhiên bạn tuyệt đối không được gãi vì sẽ làm ngứa nhiều hơn.
-
Ngay sau khi sơ cứu ban đầu xong, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhà kiểm tra lại.
-
Bạn cần xử lý càng sớm càng tốt để tránh tình trạng nọc độc vào sâu hơn sẽ gây khó khăn khi chữa trị.
-
Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ triệu chứng nặng nào như khó chịu, sưng mặt, chóng mặt, buồn nôn… thì bạn cần gọi điện đến các cơ sở y tế gần nhà để được thăm khám và chữa trị.
Trên đây là một số thông tin về việc bị ong đốt nên bôi gì mà Eshops muốn chia sẻ đến bạn, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ và sơ cứu kịp thời khi bị ong đốt nhé! Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!