Ô nhiễm môi trường nước: Những điều cần quan tâm
Hậu quả mà con người để lại trong môi trường tự nhiên quá lớn, các tác động con người gây ô nhiễm sông, hồ và biển đều bị chết chìm trong hóa chất, chất thải, nhựa và các chất gây ô nhiễm khác. Điều đó đã chứng minh cho chúng ta thấy môi trường nước cần được quan tâm.
Khái niệm ô nhiễm môi trường nước là gì?
Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước thường là sự tác động của con người đối với môi trường tự nhiên. Ô nhiễm nước thường xảy ra khi nguồn nước chứa các chất độc hại, nhiễm bẩn nguồn sông, suối, hồ chứa hoặc các nguồn nước khác, làm suy giảm chất lượng nguồn nước và gây ngộ độc.
1. Nguyên nhân
Trong môi trường ô nhiễm nước việc tấn công bởi các vi sinh vật và vi khuẩn do hình thành hòa tan từ nhiều hợp chất bất kì. Các chất độc hại này được phát tán từ các nhà máy công nghiệp, trang trại, các hộ gia đình và những bãi rác có màu đã tạo ra 1 nguồn vi khuẩn có trong môi trường nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm môi trường nước từ rác thải dưới sông.
2. Phân loại
+ Nước ngầm: khi trời mưa lượng nước được đổ xuống lớn và thấm sâu vào lòng đất, các vết nứt và khe hở đã đưa lượng nước vào lòng đất tạo nên một kho chứa nước ngầm. Nếu nước ngầm bị ô nhiễm từ các hóa chất của thuốc trừ sâu và phân bón trong trang trại và rác thải là nguy cơ dẫn đến nguồn nước sạch trong mực nước ngầm trở nên không an toàn cho việc sử dụng của con người.
Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến mực nước đổi màu.
+ Nước mặn: Nước mặn chiếm khoảng hơn 70% lượng nước trên trái đất. Nhắc đến nước mặn thì chúng ta lại nghĩ đến các mực nước từ đại dương, sông hồ lớn. Các vụ tràn dầu ngoài đại dương đã tạo ra một lượng dầu nổi trên mặt nước có thể gây ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn từ đại dương đến đất liền.
+ Nước biển: Các chất gây ô nhiễm như hóa chất, chất dinh dưỡng và kim loại nặng được vận chuyển từ các trang trại, nhà máy và thành phố qua các dòng suối và sông vào các vịnh, cửa sông của chúng ta từ đó họ đi ra biển. Nước biển cũng là thành phần quan trọng nếu vùng ô nhiễm môi trường nước biển rộng sẽ có tác hại đến các loài sinh sống dưới môi trường biển.
>> Xem thêm: Nguy hại từ ô nhiễm không khí
3. Phổ biến
+ Trong nông nghiệp: Nhu cầu trồng trọt, chăn nuôi đem lại lợi nhuận khá lớn cho con người. Đôi khi đem lại nhiều doanh thu cao nhưng lại là một tìm ẩn đe dọa với các nguồn nước sạch, cũng như việc vứt bừa bãi các bình thuốc trừ sâu từ ý thức của người trồng trọt.
Các chất thải ngành công nghiệp.
+ Trong các ngành công nghiệp: Việc lo ngại chất thải từ các nhà máy điện, nhiệt, than, các nhà máy công nghiệp sản xuất nhựa có thể gây ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường. Những chất độc hại sẽ bắt đầu hòa tan vào nguồn nước khởi đầu và đến nguồn nước cuối nguồn làm ảnh hưởng đến mọi sinh vật sinh sống trên trái đất. Tại Việt Nam, các vấn đề này rất dễ xảy ra vì các cơ quan chức năng chưa kiểm soát được tình trạng trong ngành công nghiệp.
+ Sự ô nhiễm dầu khí : Trong quá trình khai thác dầu khí một lượng dầu nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới môi trường nước chứa sự sống. Tuy nhiên, những gì làm cho tàu chở tràn dầu đến mức phá hoại là lượng dầu khổng lồ mà chúng thải ra cùng một lúc nói cách khác, nồng độ dầu mà chúng tạo ra trong một phần rất cục bộ của môi trường biển. Vì thế, khai thác tài nguyên cần được hạn chế và đảm bảo an toàn.
Ô nhiễm nguồn nước do rác thải.
+ Chất thải phóng xạ: Nó được tạo ra bởi khai thác urani, nhà máy điện hạt nhân, và sản xuất và thử nghiệm vũ khí quân sự, cũng như bởi các trường đại học và bệnh viện sử dụng vật liệu phóng xạ để nghiên cứu và y học. Chất thải phóng xạ có thể tồn tại trong môi trường hàng ngàn năm, khiến việc xử lý trở thành một thách thức lớn. Vô tình phát tán chất gây ô nhiễm đe dọa nguồn nước ngầm, nước mặn , và nguồn tài nguyên trên biển.
4. Các tác hại ô nhiễm
Hằng năm, nguồn nước không an toàn đã làm ảnh hưởng tới khoảng 1 tỷ người, các tác nhân gây bệnh dưới nước dạng vi khuẩn và các chất thải phóng xạ là nguyên nhân chính gây bệnh từ ô nhiễm nước uống. Thậm chí các nước giàu về mặt kinh tế cũng không thể ngăn chặn sự bất hợp pháp từ các cơ sở xử lý nước thải, cũng như dòng chảy từ các trang trại và khu đô thị, góp phần tác động đến các mầm bệnh có hại cho môi trường nước.
Tác hại đến từ các cống đen đến người dân.
Những chất gây ô nhiễm nguồn nước từ hóa học thường là các kim loại nặng và thủy ngân tới các hóa chất của thuốc trừ sâu và phân bón cũng đang thâm nhập vào nguồn cung cấp nước của chúng ta. Một khi chúng ta ăn hoặc uống vào, các độc tố sẽ phát tán lâu dần sẽ gây ra bệnh ung thư, ảnh hưởng đến chức năng não. Đặc biệt, trẻ em và phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ tử vong rất lớn.
>> Xem thêm: Nguy hại từ ô nhiễm không khí
5. Biện pháp ngăn chặn
Môi trường tài nguyên cần được khai thác đúng cách, cần đảm bảo sự tiêu thụ và tái sử dụng các chất thải xử lý đúng cách các chất tẩy rửa hóa học, dầu, và các thực phẩm không phân hủy sinh học để giữ cho chúng không bị hư hại. Không vứt rác bừa bãi xuống sông, biển, hồ gây nguy hiểm đến các mầm bệnh sinh vật.
Người dân đang thu gom rác tại các vùng ven biển.
Nếu chúng ta biết lựa chọn giữa cuộc sống tươi tốt và cuộc sống chứa mầm bệnh thì con người phải tự ý thức và cùng nhau làm việc và xây dựng để giữ cho môi trường ô nhiễm nước sạch sẽ, cây cối được tươi tốt bằng cách không đổ dầu xuống cống, giảm việc sử dụng các thuốc trừ sâu, dọn dẹp những bãi rác dọc ven vùng biển hoặc nhặt rác để giữ các con sông và biển chúng ta sạch hơn. Nhờ các cơ quan chức năng quản lý môi trường hỗ trợ cắm các biển báo không xả rác vì một tương lai tốt đẹp. Hãy cùng nhau hành động vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Tags: Ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam