Ở hạt ngô chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu

– Để tìm hiểu các bộ phận của hạt chúng ta tiến hành trên hạt đỗ đen và hạt ngô.

Hạt đỗ đen                                                                    Hạt ngô

* Hạt đỗ đen

+ Ngâm trong nước ấm một ngày.

+ Dùng dao nhỏ bóc vỏ vỏ đen.

+ Tách đôi thành 2 mảnh.

+ Dùng kính lúp quan sát.

* Hạt ngô

+ Để trên bông ẩm 3 – 4 ngày.

+ Bóc lớp vỏ của hạt rồi dùng kính lúp quan sát.

– Sau khi quan sát xong thu được kết quả.

– Nhận xét:

Câu hỏi

Trả lời

Hạt đỗ đen

Hạt ngô

Hạt gồm có những bộ phận nào?

Vỏ và phôi

Vỏ, phôi và phôi nhũ

Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?

Vỏ hạt

Vỏ hạt

Phôi gồm những bộ phần nào?

Lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm

Lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm

Phôi có mấy lá mầm?

2 lá mầm

1 lá mầm

Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu?

2 lá mầm

Phôi nhũ

Hạt gồm 3 bộ phận chính:

+ Vỏ hạt.

+ Phôi hạt gồm lá mầm, thân mầm, chồi mầm và rễ mầm.

+ Chất dự trữ.

@[email protected]@[email protected]@[email protected]

– Hạt đỗ đen và hạt ngô có nhiều điểm khác nhau. Nhưng điểm khác nhau chủ yếu là số lá mầm của hạt.

+ Phôi hạt đỗ đen có 2 lá mầm.

+ Phôi của hạt ngô có 1 lá mầm.

​- Chia hạt thành 2 nhóm:

+ Cây hai lá mầm là những cây phôi của hạt có 2 lá mầm. Ví dụ: cây đỗ đen, cây lạc, cây bưởi, cây cam, cây mít, …

– Cây một lá mầm là những cây phôi của hạt có 1 lá mầm. Ví dụ: cây ngô, cây lúa, cây kê, …

* Cách xác định hạt của cây là hạt 1 lá mầm hay hạt 2 lá mầm:

– Cách 1: dùng dao bóc vỏ của hạt \(\rightarrow\)

\(\rightarrow\)

dùng kính lúp quan sát số lá mầm của hạt.

– Cách 2: mang hạt đi gieo xuống đất.

+ Lá đầu tiên xuất hiện 1 lá thì là cây 1 lá mầm.

+ Lá đầu tiên xuất hiện 2 lá thì là cây 2 lá mầm.

@[email protected]@[email protected]

Question: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ? A. Thân mầm hoặc rễ mầm B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm
C. Lá mầm hoặc rễ mầm

D. Lá mầm hoặc phôi nhũ

Đáp án: D
Giải thích: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở lá mầm hoặc phôi nhũ – SGK trang 109.

Question: Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng ? A. R B. Lá mầm
C. Phôi nhũ

D. Chồi mầm

Hướng dẫn

Đáp án: C
Giải thích: Ở hạt ngô, phôi nhũ chiếm phần lớn trọng lượng để chứa chất dự trữ cho hạt.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6 (Ngắn Gọn)
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6

Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Câu 1. Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ?

A. CauB. Lúa

C. NgôD. Lạc

Đáp án: D

Giải thích: Hạt lạc không chứa phôi nhũ – hạt của cây 2 lá mầm.

Câu 2. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ?

A. Lá mầmB. Phôi nhũ

C. D. Chồi mầm

Đáp án: A

Giải thích: Hạt đậu xanh là hạt không có phôi nhũ, vì vậy chất dự trữ của hạt chứa trong lá mầm.

Câu 3. Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng ?

A. RB. Lá mầm

C. Phôi nhũD. Chồi mầm

Đáp án: C

Giải thích: Ở hạt ngô, phôi nhũ chiếm phần lớn trọng lượng để chứa chất dự trữ cho hạt.

Câu 4. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ?

A. 4B. 3

C. D. 5

Đáp án: A

Giải thích: Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm – Hình 33.1 – SGK trang 108.

Câu 5. Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm ?

A. 3B. 1

C. 2D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Bưởi là cây 2 lá mầm vì vậy hạt của chúng có 2 lá mầm.

Câu 6. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?

A. Thân mầm hoặc rễ mầm

B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm

C. Lá mầm hoặc rễ mầm

D. Lá mầm hoặc phôi nhũ

Đáp án: D

Giải thích: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở lá mầm hoặc phôi nhũ – SGK trang 109.

Câu 7. Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ?

A. Hạt đậu đen

B. Hạt cọ

C. Hạt bí

D. Hạt cải

Đáp án: B

Giải thích: Phôi nhũ xuất hiện ở những hạt của cây 1 lá mầm. VD: cau, lúa, cọ…

Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?

A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long

B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót

C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo

D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta

Đáp án: C

Giải thích: Cây 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm: rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo.

Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.

C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.

D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích: Người ta giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh vì những hạt này có phôi khoẻ, giữ được chất dinh dưỡng dự trữ, giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh

Câu 10. Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây ?

A. Hạt ngôB. Hạt lạc

C. Hạt cauD. Hạt lúa

Đáp án: B

Giải thích: Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, ta có thể tách đôi rất dễ dàng hạt lạc – có 2 lá mầm gắn với nhau.

Hạt gồm những bộ phận nào ?

Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ?

Phôi của hạt phát triển từ:

Hạt của cây Hai lá mầm phân biệt với hạt của cây Một lá mầm ở điểm nào?

Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm?

Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?

Những hạt nào sau đây thuộc hạt Một lá mầm?

Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?

Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ?

Ta có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ?

Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ?

Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng ?