Ở cữ sau sinh đúng cách và khoa học mẹ cần biết – HUGGIES® Việt Nam

Hẳn là mẹ đã nghe qua rất nhiều về cụm từ “ở cữ” ngay từ lúc mang thai. Vậy ở cữ hay kiêng cữ sau khi sinh là gì? Nhiều người thường ví von phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng lúc, vì thế sau mỗi cuộc sinh nở, cơ thể mẹ bầu sẽ yếu đi rất nhiều. Vì vậy, sau khi sinh con mẹ cần nghỉ ngơi nhiều cũng như lưu ý nên kiêng cữ một số thứ để cơ thể nhanh hồi phục sau quá trình vượt cạn. Khoảng thời gian đó được gọi là thời gian ở cữ.

Nhiều mẹ bầu chưa có kinh nghiệm có thể cảm thấy áp lực khi nhận được quá nhiều những lời khuyên từ gia đình, bạn bè xung quanh về những điều cần làm và cần tránh trong thời gian ở cữ. Mẹ bầu nên chọn lọc thông tin như thế nào? Huggies sẽ hướng dẫn mẹ ở cử đúng cách và khoa học qua bài viết sau nhé!

Vì sao mẹ cần ở cữ sau sinh?

Sau khi sinh, cơ thể mẹ cần thời gian phục hồi những tổn thương mà quá trình mang thai và sinh con để lại. Bất kể là mẹ sinh thường hay sinh mổ, sinh con đầu lòng hay con sau, và sinh ở bất kỳ độ tuổi nào thì mẹ sau sinh cũng đều nên ở cữ. Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh cẩn thận sẽ khiến mẹ dễ bị nhiều di chứng như đau lưng hay đau vết mổ khi trở trời đối với mẹ sinh mổ.

Tham khảo: Chăm sóc phụ nữ sau sinh.

Thời gian ở cữ sau sinh là bao lâu?

Theo quan niệm của người xưa, mẹ sau sinh cần ở cữ đủ 100 ngày (3 tháng 10 ngày) với những quy định nghiêm ngặt như phải ở trong phòng kín, không tắm rửa, không nói chuyện với người lạ, v.v… vì nếu không kiêng cữ thì mẹ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, đau đầu.

Những quan niệm kiêng cữ sau sinh theo dân gian này không hoàn toàn là đúng và có những quan niệm phản khoa học có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Theo các bác sĩ sản khoa, thời gian ở cữ khoa học sau sinh của mẹ bầu tốt nhất là nên trong vòng 30 ngày sau khi sinh (1 tháng). Đặc biệt, sau khi sinh bé khoảng 3 – 4 ngày, mẹ đã có thể tắm rửa. Thậm chí nếu mẹ sinh con trong ngày hè thì sau khoảng 1 ngày là mẹ đã có thể lau người cho sạch sẽ và thoải mái.

Tuy chế độ kiêng cữ ngày nay đã nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn có một vài việc mẹ cần phải tuân thủ như: không được vận động mạnh, làm việc nặng, hạn chế căng thẳng và tránh quan hệ tình dục trong thời gian ở cữ.

Mẹ sau sinh ở cữ nên ăn gì?

Trong thời gian ở cữ mẹ cần ăn uống đầy đủ để có đủ sữa cho con bú. Khi mẹ ăn khẩu phần ít hơn so với nhu cầu thì một số chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ thay đổi, chẳng hạn như tỷ lệ axit béo hoặc một số vi chất dinh dưỡng khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ không cần ăn quá nhiều mà cần phải chú ý ăn đủ chất, đủ lượng, và kết hợp nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn.

Tham khảo: Làm sao để có nhiều sữa cho con bú

Thực đơn ở cữ của mẹ cần phải cân đối các nhóm chất quan trọng như protein, chất béo, tinh bột, chất xơ và các nguyên tố vi lượng. Ngoài ra, mẹ nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để nâng cao chất lượng khẩu phần ăn.

Các loại thức ăn tốt cho mẹ ở cữ:

  • Gạo lứt:

    Hầu hết các mẹ sau sinh đều muốn giảm cân nhanh bằng cách cắt giảm lượng tinh bột trong khẩu phần. Tuy nhiên, giảm cân quá nhanh sẽ khiến quá trình tiết sữa bị giảm. Thay vì cắt giảm tinh bột, trong giai đoạn này mẹ có thể chuyển sang ăn tinh bột nguyên hạt như gạo nâu và gạo lứt để đảm bảo mức năng lượng cần thiết theo khuyến nghị của bác sĩ. Các loại thực phẩm như gạo lứt có thể cung cấp cho mẹ lượng calo cần thiết để tạo ra sữa chất lượng tốt nhất cho bé và ít gây tăng cân.

  • Ngũ cốc nguyên hạt:

    Ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mẹ và bé.

  • Bánh mì nguyên cám:

    Bánh mì nguyên cám cung cấp một lượng lớn axit folic, chất xơ và sắt lành mạnh. Axit folic rất quan trọng trong sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu của thai kỳ và còn là một chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ để giúp bé phát triển sức đề kháng tốt. (Tham khảo:

    Bổ sung axit folic đúng cách cho mẹ bầu

    )

  • Cá hồi:

    Cá hồi có chứa hàm lượng DHA rất phong phú và quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng DHA trong sữa mẹ không cao, nhưng nếu mẹ ăn cá hồi thì hàm lượng này sẽ tăng lên. Các nghiên cứu còn cho thấy DHA đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng của mẹ, ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, mẹ đang cho con bú chỉ nên ăn khoảng 360 gram cá hồi mỗi tuần để tránh hấp thu nhiều thủy ngân trong cá.

  • Sữa ít béo:

    Sữa là một phần quan trọng đối với mẹ sau sinh cũng như mẹ đang cho con bú. Sữa cung cấp một lượng vitamin D giúp tăng cường sức mạnh của xương. Ngoài ra, nó còn cung cấp protein và vitamin B, cùng với nguồn canxi phong phú. Mẹ uống sữa khi cho con bú sẽ cung cấp thêm canxi giúp cho xương của bé phát triển. Vì vậy, mẹ cần cung cấp đủ canxi để đáp ứng cả nhu cầu của mẹ và bé nhé.

  • Thịt bò nạc:

    Thịt bò nạc không những tăng cường năng lượng cho mẹ mà còn là thực phẩm cung cấp chất sắt đáp ứng nhu cầu cần thiết theo khuyến nghị của bác sĩ. Thiếu sắt có thể làm mẹ cạn kiệt năng lượng và không đáp ứng được nhu cầu sắt cho bé. Ngoài ra, thịt bò nạc còn là nguồn cung cấp protein và vitamin B12 cần thiết cho mẹ đang cho con bú.

  • Cây họ đậu:

    Đậu là loại thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là những loại có màu sẫm như đậu đen và các loại đậu bầu dục. Đây là nguồn protein thực vật tốt, phù hợp cho khẩu phần của bà mẹ cho con bú và cả những mẹ ăn chay.

  • Quả việt quất:

    Quả việt quất là loại quả mọng chứa nhiều vitamin và khoáng chất lành mạnh cho bà mẹ sau sinh. Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp cho một lượng carbohydrate để giúp mẹ giữ mức năng lượng cao.

  • Trái cam:

    Đây là loại thực phẩm tiện lợi và bổ dưỡng. Cam không những giúp mẹ sau sinh tăng cường năng lượng mà nó còn cung cấp lượng vitamin C phong phú đáp ứng nhu cầu đề kháng của cả mẹ và bé.

  • Trứng:

    Trứng là loại thực phẩm linh hoạt đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày. Ngoài ra, nó còn được coi là có hàm lượng protein hoàn hảo với hầu hết các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Trứng không những chứa một lượng vitamin và khoáng chất mà còn có hàm lượng choline khá dồi dào. Vì thế, trứng là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mẹ sau sinh bởi nó đáp ứng đủ những chất cần thiết theo nhu cầu khuyến nghị.

  • Rau lá xanh:

    Các loại rau lá xanh như rau bina, củ cải, bông cải xanh có chứa hàm lượng vitamin A cao – là loại vitamin rất tốt cho cả mẹ và bé. Những lợi ích của chúng không dừng ở đó. Chúng còn là thực phẩm có hàm lượng canxi, vitamin C và sắt tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại rau lá xanh chứa cả chất chống oxy hóa tốt cho tim và ít calo.

  • Nước:

    Nước giúp cho quá trình duy trì năng lượng cũng như khả năng sản xuất sữa của mẹ. Sau sinh, mẹ nên uống từ 8 – 10 ly/ngày. Các thức uống mẹ nên sử dụng là: nước lọc, nước trái cây hay sữa. Mẹ hãy uống nước thường xuyên, không nên chờ có cảm giác khát mới uống nhé. Việc uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế táo bón sau sinh.

Bên cạnh đó, mẹ nên thêm vào khẩu phần của mình những thực phẩm theo mùa. Mẹ cũng cần chú ý nên chọn những thực phẩm dễ tiêu và sử dụng đồ ăn khi còn nóng ấm, mẹ nhé.

Tham khảo: Phụ nữ sau sinh nên ăn gì

Các loại thức ăn mẹ ở cữ cần tránh:

  • Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, có mùi

    (bạc hà, cá tanh, rau mùi,…): Các thực phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ.

  • Thực phẩm có cafein

    : Mẹ có thói quen uống cafe trong thời gian cho con bú có thể làm bé bị kích thích, mất ngủ.

  • Thực phẩm sống, lên men

    : Mẹ cần hạn chế đồ ăn chua, lạnh, không nên ăn thức ăn lên men như dưa cà muối hay thức ăn để qua đêm vì dễ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm ký sinh trùng gây bệnh.

  • Thức ăn mặn:

    Ngày trước mẹ bầu thường được khuyên nên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho, cá kho mặn và kiêng ăn canh, ăn rau… Thực tế như thế lại không hề tốt. Những món như thịt kho, cá kho khô rất tốt nhưng không được kho mặn vì dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, ảnh hưởng đến thận.

  • Hải sản:

    Hải sản là nguồn protein, axit béo và omega-3 khá phong phú. Tuy nhiên, hầu hết các hải sản có chứa thủy ngân và các chất gây ô nhiễm. Tiếp xúc với thủy ngân quá mức qua sữa có thể gây nguy cơ cho hệ thần kinh đang phát triển của bé. Vì vậy, mẹ nên tránh các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu, cá ngòi.

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ

    : Các thức ăn này khó tiêu hóa, chứa chất béo không tốt.

  • Rượu:

    Nếu mẹ uống rượu, nên tránh cho con bú cho đến khi rượu đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi sữa mẹ. Chẳng hạn, mẹ uống 355ml bia nồng độ cồn 5% cần 2-3 giờ để làm sạch hoàn toàn cồn có trong sữa, hoặc 148ml rượu có nồng độ cồn là 11% cũng cần khoảng 2-3 giờ để làm sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của mẹ.

  • : Chế phẩm từ sữa như bơ có thể làm dạ dày của bé khi bú trực tiếp bị khó chịu, khó tiêu hóa.

  • Cải đắng, cải bẹ xanh

    : Nếu ăn rau, mẹ nên tránh xa rau cải bẹ xanh, cải đắng vì chúng có thể khiến mẹ bị tiểu són sau sinh.

  • Rau muống, gạo nếp, thịt bò, lòng trắng trứng

    : Sau sinh mổ, mẹ cần tránh nhóm thực phẩm này để tránh gây mủ, sẹo lồi ở vết mổ.

Mẹ chơi với bé sau khi sinh

Chế độ ở cữ khoa học mẹ cần biết

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt

    : Sau sinh, mẹ chỉ nên ngồi khi cho bé bú thôi, mẹ nhé. Khoảng thời gian còn lại, mẹ hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi và thỉnh thoảng đứng lên đi lại nhẹ nhàng. Vì có nhiều mẹ bầu cho biết, khi ngồi quá lâu trong một tư thế và nghỉ ngơi không đủ, khoảng thời gian về sau, vùng lưng mẹ thường đau buốt dữ dội, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.

  • Ngủ đủ giấc

    : Trong giai đoạn ở cữ, việc mẹ bầu ngủ đủ giấc là rất quan trọng, giúp cho cơ thể mẹ lấy lại sức khỏe sau khoảng thời gian mệt mỏi sau sinh, đồng thời thúc đầy quá trình tăng tiết sữa, giúp tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn. Để có giấc ngủ ngon, các mẹ hãy nghe nhạc nhẹ, âm lượng vừa đủ để không bị ảnh hưởng đến em bé.

  • Tránh xa các thiết bị điện tử

    :

    V

    iệc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop… nhiều là điều mẹ nên kiêng kỵ. Mắt mẹ sẽ nhanh mờ nếu giai đoạn đầu sau khi sinh mẹ sử dụng chúng quá nhiều. Vì vậy, để có được một đôi mắt khỏe mạnh về sau, mẹ nên hạn chế tối đa sử dụng những thiết bị này.

  • Có biện pháp ngừa thai phù hợp

    : Ngay khi có thể quan hệ tình dục trở lại, mẹ hãy sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn. Mẹ có thể dùng bao cao su, màng ngăn âm đạo, thuốc tránh thai dành cho phụ nữ cho con bú…

  • Chăm sóc vết mổ, tầng sinh môn

    : Nếu sinh mổ, mẹ cần chú ý chăm sóc các vết thương để tránh viêm nhiễm nhé. Việc ngâm mình trong nước ấm, ngồi trên gối mềm hoặc lau sạch vết mổ từ trước ra sau sẽ giúp mẹ dễ chịu và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn hơn.

  • Chú ý tư thế ngồi, nằm sau sinh

    : Sau sinh, mẹ không nên ngồi xổm hoặc nằm ngủ trong tư thế ngửa vắt chân, bởi như thế sẽ khiến cho tử cung của mẹ chậm hồi phục, khiến sản dịch bị chảy ra ngoài, thậm chí mẹ có thể bị sa tử cung rất nguy hiểm. Nếu mẹ bị đau nhức khi ngồi hay nằm thì có thể chườm nóng vùng bẹn, lưng, và sau đầu gối để cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Không nên vận động quá mạnh

    : Tuy việc tập thể dục là tốt cho sự hồi phục sức khỏe nhưng nó chỉ đúng với những bài tập nhẹ nhàng. Mẹ cần hạn chế những bài tập vận động mạnh với cường độ cao vì nó tác động đến các vết mổ. Ngoài ra, khi thực hiện các động tác khiêng vác, mẹ không chỉ dùng đến cơ tay mà còn phải gồng cả cơ bụng. Điều này cũng gây áp lực lên vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn, khiến vết mổ bị tổn thương, lâu hồi phục hơn. (Tham khảo:

    Bài tập thể dục sau sinh

    )

  • Không sử dụng chất kích thích

    : Sau khi sinh, nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì mẹ tuyệt đối không được uống rượu bia vì các chất này có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, uống rượu bia và đồ uống có cồn còn có thể khiến mẹ bị cao huyết áp nên mẹ cần hạn chế, mẹ nhé.

  • Kiêng quan hệ tình dục sớm

    : Theo các chuyên gian, khoảng 4 – 6 tuần sau sinh thì mẹ mới được quan hệ vợ chồng. Nguyên nhân là cơ thể mẹ cần được hồi phục sau quá trình sinh nở, cả về thể chất lẫn tinh thần.

  • Không sử dụng thuốc bừa bãi

    : Sau khi sinh, trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, nếu gặp vấn đề gì về sức khỏe mẹ cần đi khám và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống vì thuốc có thể đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng xấu đến em bé.

  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi

    : Giai đoạn sau sinh, những căng thẳng, mệt mỏi là khó tránh khỏi, thậm chí nhiều mẹ stress quá nhiều dẫn đến

    trầm cảm sau sinh

    . Những hormone gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi có thể đi vào sữa, khiến bé khó chịu, quấy khóc. Vì thế, nếu thấy mệt, hãy nhờ người thân chăm bé để mẹ được nghỉ ngơi và mẹ hãy nghĩ đến những điều tích cực để luôn cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Trường hợp tầng sinh môn quá chật nhưng không được cắt sẽ có nguy cơ rách theo nhiều hướng khác nhau. Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng chia sẻ thêm về việc chăm sóc tầng sinh môn bị rách: 

bac si

Với các rách tầng sinh môn độ 1 (chỉ rách niêm mạc và mô liên kết) hay độ 2 (rách niêm mạc, mô liên kết và lớp cơ ở dưới) thì vết thương sẽ lành khá nhanh. Sau khi xuất viện, các bác sỹ sẽ cho kháng sinh ngừa nhiễm trùng trong vòng 3-5 ngày. Một số trường hợp hiếm hơn, có thể rách tầng sinh môn độ III (đứt cơ vòng hậu môn) hay độ IV (rách niêm mạc trực tràng) nhưng không phát hiện ra. Khi về nhà, sản phụ thấy đại tiện không tự chủ, hay thấy dò phân trong vết cắt may tầng sinh môn, âm đạo gây nhiễm trùng, dịch hôi…thì cần được nhập viện ngay.

bac si

Những quan niệm sai lầm về ở cữ kiểu dân gian mẹ cần lưu ý loại bỏ

  • Kiêng tắm gội trong một tháng

    : Quan điểm kiêng tắm gội trong vòng một tháng để hạn chế đau ốm, cảm lạnh và rụng tóc về sau là không đúng. Theo các bác sĩ, sau khi sinh mẹ nên gội đầu thường xuyên để hạn chế mồ hôi bết trong tóc gây ngứa, nấm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và một vài vấn đề khác. Tuy nhiên, khi gội đầu mẹ nên dùng nước ấm và cần sấy tóc khô ngay sau khi gội xong, hạn chế để tóc ướt lâu. Bên cạnh đó, mẹ nên tắm bằng nước ấm. Tắm xong mẹ có thể thoa rượu hoặc tinh dầu tràm để làm ấm cơ thể và giúp cơ săn chắc.

  • Phòng ngủ che kín gió

    : Đóng kín cửa thường xuyên sẽ khiến căn phòng ẩm thấp, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển, có thể gây bệnh cho hai mẹ con. Tốt nhất, thỉnh thoảng nên mở cửa sổ cho phòng thoáng mát và để không khí với ánh nắng buổi sáng chiếu vào nhé.

  • Nằm than, hơ nóng

    : Nằm than, nhất là vào mùa đông sẽ giúp mẹ và bé thấy ấm áp hơn nhưng than khi cháy sẽ sản sinh nhiều khí CO2, gây độc cho cả mẹ và bé.

  • Kiêng nói chuyện

    : Theo quan niệm cũ, nếu sau khi sinh mẹ nói nhiều thì sau này dễ bị nói nhịu. Quan niệm này không hề có căn cứ khoa học. Mẹ có thể giao tiếp bình thường, chỉ cần hạn chế nói quá to để tránh ảnh hưởng tới thanh quản.

  • Uống nước tiểu trẻ để kích sữa

    : Đây là một trong những kinh nghiệm dân gian truyền miệng hoàn toàn sai lầm. Nước tiểu là sản phẩm dư thừa được cơ thể đào thải ra ngoài. Tuyệt đối không nên uống nước tiểu. Sự hoạt động của các tuyến sữa là do tác động của nội tiết tố prolactin từ tuyến yên của người mẹ chứ không liên quan đến chất thải của trẻ.

  • Không đánh răng và không chải đầu

    : Sau khi sinh, mẹ có thể ăn nhiều bữa trong ngày, do đó, việc đánh răng là cần thiết. Mẹ có thể sử dụng bàn chải mềm để chải răng nhẹ nhàng bằng nước ấm. Mẹ nên đánh răng 2 lần một ngày vào hai buổi sáng tối, nếu có thể đánh răng, súc miệng sau mỗi bữa ăn thì càng tốt. Việc chải đầu hàng ngày, ngoài giúp mẹ có ngoại hình gọn gàng, còn có thể giúp mát xa tóc, để máu nuôi dưỡng tóc tốt hơn và tránh sự bám của gàu

Việc kiêng cữ sau sinh thật sự vẫn rất cần thiết để mẹ hồi phục sức khoẻ. Huggies hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ kiến thức để mẹ biết cách kiêng cữ sau khi sinh theo khoa học đúng cách. Nếu mẹ còn thắc mắc, hãy ghé Góc chuyên gia để được giải đáp thêm về những vấn đề thường gặp nhé!