Nuôi cá Koi bằng ao đầm phải đáp ứng các điều kiện gì? Nuôi cá Koi có phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản không?


Cá Koi được xem là biểu tượng của sự dũng cảm, kiên trì, khát vọng vươn lên khó khăn gian khổ. Hình ảnh cá Koi gắn liền với đất nước Nhật Bản, cá Koi du nhập vào Việt Nam được ưa chuộng, nuôi rộng rãi nên tôi muốn lập trang trại nuôi cá Koi bằng hệ thống ao, đầm. Cho tôi hỏi nuôi cá Koi có phải xin giấy phép như nuôi thủy sản thông thường không?

Trang trại nuôi cá Koi bằng hệ thống ao, đầm phải đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 38 Luật Thủy sản 2017 và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản làm cảnh (cá Koi) bằng hệ thống ao, đầm như sau:

(1) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

(2) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi, cụ thể như sau:

– Điều kiện về ao đầm như sau:

+ Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;

+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.

– Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

(3) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

(4) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Do cá Koi được xem là thủy sản để làm cảnh chứ không phải là thủy sản nuôi chủ lực nên muốn thành lập trang trại nuôi cá Koi ngoài đáp ứng các điều kiện trên còn phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.

Trang trại nuôi cá Koi bằng hệ thống ao, đầm phải đáp ứng điều kiện gì?

Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ và trình tự thủ tục như sau:

(1) Thẩm quyền cấp:

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

(2) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

– Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.

(3) Trình tự cấp Giấy chứng nhận:

Bước 1: Cơ sở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản có thời hạn bao lâu?

Khoản 4 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là 24 tháng.

Mẫu số 23.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

………, ngày…….. tháng….. năm…….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Kính gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh)

1. Tên cơ sở nuôi trồng thủy sản: ………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ của cơ sở: …………………………………………………………………………………….. ;

Điện thoại………………….; Số fax…………………..; Email……………………………………….

3. Địa điểm nuôi trồng: ……………………………………………………………………………………

4. Đối tượng thủy sản nuôi trồng: ………………………………………………………………………

5. Số lượng ao/bể/lồng: ………………………………………………………………………………….

6. Tổng diện tích cơ sở: ………………………………………………………………………………….

7. Tổng diện tích mặt nước/thể tích lồng nuôi trồng: ………………………………………………

Đề nghị: … (Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …. cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 24.NT

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…………, ngày … tháng … năm …..

BIÊN BẢN

Kiểm tra điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ kiểm tra, ngày kiểm tra: ……………………………………………………………………

2. Tên cơ sở kiểm tra: ……………………………………………………………………………………

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại:……………Số Fax:………………………. Email:……………………………………….

– Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập (nếu có):………………

– Tên cơ quan cấp: ………………………………Ngày cấp:…………………………………………

– Người đại diện của cơ sở:……………………………… Chức vụ: ……………………………..

– Mã số cơ sở (nếu có): …………………………………………………………………………………..

3. Địa điểm kiểm tra:

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

– Điện thoại:…………………..Số Fax:…………………………. Email: ………………………….

4. Thành phần Đoàn kiểm tra:………………………… Chức vụ: ……………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

5. Đối tượng nuôi: ……………………………………..; diện tích/thể tích lồng nuôi: ……….;

hình thức nuôi: ……………………………………………

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

Phần I

BIỂU MẪU KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG AO (ĐẦM/HẦM), BỂ

TT

Nhóm chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Diễn giải kết quả kiểm tra; hành động khắc phục lỗi

Đạt

Không

A

ĐIỀU KIỆN CHUNG

1

Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản

.

2

Hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư; thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu 24 tháng kể từ ngày thu hoạch thủy sản nuôi

3

Sử dụng con giống

4

Sử dụng thức ăn

5

Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

6

Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

7

Đáp ứng quy định của pháp luật về thú y

8

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động

9

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

B

ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

10

Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

11

Bờ ao (đầm/hầm), bể

12

Khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu

13

Nơi chứa, xử lý rác thải, thủy sản chết

C

TRƯỜNG HỢP CƠ SỞ NUÔI THÂM CANH, BÁN THÂM CANH: ngoài đáp ứng các quy định ở trên phải đáp ứng các yêu cầu sau

14

Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải

15

Nơi chứa bùn thải

16

Biển cảnh báo, chỉ dẫn từng khu của cơ sở

17

Giấy xác nhận nuôi đối tượng thủy sản chủ lực (áp dụng với đối tượng phải đăng ký)

Phần II

BIỂU MẪU KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BẰNG LỒNG BÈ, ĐĂNG QUẦNG (SAU ĐÂY GỌI LÀ LỒNG BÈ)

TT

Nhóm chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Diễn giải kết quả kiểm tra; hành động khắc phục lỗi

Đạt

Không

A

ĐIỀU KIỆN CHUNG

1

Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản

2

Hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư; thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu 24 tháng kể từ ngày thu hoạch thủy sản nuôi

3

Sử dụng con giống

4

Sử dụng thức ăn

5

Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

6

Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

7

Đáp ứng quy định của pháp luật về thú y

8

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động

9

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

B

ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

10

Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

11

Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng

12

Hệ thống phao tiêu, đèn tín hiệu, biển cảnh báo

13

Khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu

14

Dụng cụ chứa, xử lý rác thải, chất thải, thủy sản chết

15

Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè

III. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

2. Đề xuất kết quả đánh giá:

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

IV. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

……., ngày… tháng… năm …..

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu – nếu có)

…….., ngày… tháng… năm……

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

HƯỚNG DẪN

Kiểm tra kiểm tra điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản

A. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA

I. Ghi biên bản kiểm tra

– Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản.

– Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

– Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra (ký tươi).

II. Nguyên tắc đánh giá

– Nếu cơ sở không có chỉ tiêu nào đó thì không đánh giá chỉ tiêu đó.

– Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.

– Kết quả đánh giá của chỉ tiêu là “Đạt” hoặc “Không đạt”.

– Dùng ký hiệu X hoặc ✓ đánh dấu vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” đối với mỗi chỉ tiêu.

– Phải diễn giải chi tiết lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó (nếu có).

B. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA:

Phần I

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN

CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG AO (ĐẦM/HẦM), BỂ

ĐIỀU KIỆN CHUNG:

1. Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Có văn bản chứng minh địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản đáp ứng quy định của pháp luật về sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

2. Hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư

Yêu cầu: Có hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư đầu vào nhưng thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu 24 tháng kể từ ngày thu hoạch thủy sản nuôi.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

3. Sử dụng con giống

Yêu cầu: Có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu; thả giống đúng lịch mùa vụ của địa phương.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

4. Sử dụng thức ăn

Yêu cầu: Sử dụng thức ăn còn hạn dùng và được phép sử dụng (lưu hành) tại Việt Nam; không sử dụng thức ăn ôi thiu, mốc.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và kiểm tra kho.

5. Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản còn hạn dùng và được phép sử dụng tại Việt Nam.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và kiểm tra kho.

6. Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Yêu cầu: Cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện kiểm tra, giám sát và ghi chép thông số môi trường ao nuôi; thu gom và xử lý chất thải, thủy sản chết theo quy định; đối với cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản; có báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

7. Đáp ứng quy định của pháp luật về thú y

Yêu cầu: Không xả thải chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường; không vứt thủy sản chết ra môi trường; có kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

8. Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động

Yêu cầu: Người làm việc tại cơ sở được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định và được khám sức khỏe ít nhất một lần/năm.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.

9. Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

Yêu cầu: Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm thực phẩm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN:

10. Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

11. Bờ ao (đầm/hầm), bể

Yêu cầu: Làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

12. Khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu

Yêu cầu: Bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp. Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

13. Nơi chứa, xử lý rác thải, thủy sản chết

Yêu cầu: Nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

TRƯỜNG HỢP CƠ SỞ NUÔI THÂM CANH, BÁN THÂM CANH: ngoài đáp ứng các quy định ở trên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

14. Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải

Yêu cầu: Có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

15. Nơi chứa bùn thải

Yêu cầu: Có nơi chứa bùn thải phù hợp và đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

16. Biển cảnh báo, chỉ dẫn từng khu của cơ sở

Yêu cầu: Có biển cảnh báo, chỉ dẫn từng khu của cơ sở.

17. Giấy xác nhận nuôi đối tượng thủy sản chủ lực (áp dụng với đối tượng phải đăng ký)

Yêu cầu: Có giấy xác nhận nuôi đối tượng thủy sản chủ lực.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

Phần II

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BẰNG LỒNG BÈ, ĐĂNG QUẦNG (SAU ĐÂY GỌI LÀ LỒNG BÈ)

ĐIỀU KIỆN CHUNG:

1. Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Có văn bản chứng minh địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản đáp ứng quy định của pháp luật về sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

2. Hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư

Yêu cầu: Có hồ sơ gồm nhật ký lồng bè nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư đầu vào nhưng thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu 24 tháng kể từ ngày thu hoạch thủy sản nuôi.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

3. Sử dụng con giống

Yêu cầu: Có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu; thả giống đúng lịch mùa vụ của địa phương.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

4. Sử dụng thức ăn

Yêu cầu: Sử dụng thức ăn còn hạn dùng và được phép sử dụng (lưu hành) tại Việt Nam; không sử dụng thức ăn ôi thiu, mốc.

Phương pháp kiểm ha: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và kiểm tra kho.

5. Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản còn hạn dùng và được phép sử dụng tại Việt Nam.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và kiểm tra kho.

6. Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Yêu cầu: Cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện kiểm tra, giám sát và ghi chép thông số môi trường ao nuôi; thu gom và xử lý chất thải, thủy sản chết theo quy định; đối với cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản; có báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

7. Đáp ứng quy định của pháp luật về thú y

Yêu cầu: Không xả thải chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường; không vứt thủy sản chết ra môi trường; có kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

8. Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động

Yêu cầu: Người làm việc tại cơ sở được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định và được khám sức khỏe ít nhất một lần/năm. Cơ sở phải trang bị đầy đủ các thiết bị cứu sinh (phao tròn, phao áo).

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.

9. Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

Yêu cầu: Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm thực phẩm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất.

ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN:

10. Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Yêu cầu: Làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

11. Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng

Yêu cầu: Làm bằng vật liệu bền, không gây ô nhiễm môi trường và không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

12. Phao tiêu, đèn tín hiệu, biển cảnh báo

Yêu cầu: Có phao tiêu, đèn tín hiệu, biển cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

13. Khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu

Yêu cầu: Bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

14. Dụng cụ chứa, xử lý rác thải, chất thải, thủy sản chết

Yêu cầu: Dụng cụ chứa rác thải phải riêng biệt với dụng cụ chứa, xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.

15. Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè

Yêu cầu: Có giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ lưu giữ tại cơ sở.

Mẫu số 25.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

…….(tên Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp)…….

1. Tên (người đại diện) cơ sở nuôi trồng thủy sản: ………………………………………………..

2. Địa chỉ của cơ sở: ………………………………………………………………………………………

3. Điện thoại ……………………..; Số Fax …………………..; Email……………………………..

4. Địa điểm nuôi: ……………………………………………………………………………………………

Đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:

– Đối tượng thủy sản nuôi trồng: ……………………………………………………………………….

– Số lượng ao (đầm/hầm)/bể/lồng: …………………………………………………………………….

– Tổng diện tích cơ sở: ……………………………………………………………………………………

– Diện tích mặt nước nuôi: ……………………………………………………………………………….

Số cấp: AA/20…/BB/CN-NTTS

Có hiệu lực đến ngày tháng năm

(*) và thay thế Giấy chứng nhận số:………Cấp ngày tháng năm

…………, ngày… tháng… năm ….

(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

AA: Số thứ tự của cơ sở được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện.

BB: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

(*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại.