Nước ối ít phải làm sao? Hướng xử lý hiệu quả dành cho mẹ bầu
Nước ối ít phải làm sao? Câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều chị em phụ nữ đang mang bầu. Nếu lượng nước ối của mẹ bầu không đáp ứng đủ điều kiện nuôi dưỡng bé, hoặc quá mức trung bình theo từng giai đoạn. Điều đó sẽ mất đi sự cân bằng giữa mẹ với bé và để lại những vấn đề đáng lưu ý.
Mục Lục
Tìm hiểu sự hình thành của nước ối
Có nhiều mẹ bầu không hề biết sự hình thành của nước ối, ngay trong cơ thể mình diễn ra như thế nào? Sau khi thụ thai thành công, từ ngày thứ 12 trở đi đã xuất hiện một loại dung dịch. Dung dịch ấy được cấu tạo chính gồm ba thành phần là: thai nhi, máu mẹ và màng ối. Dung dịch này được gọi là nước ối.
Trong thành phần chính có bao gồm thai nhi, nên nước ối có liên quan trực tiếp đến bào thai. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, sự hình thành nước ối liên quan mật thiết tới da của thai nhi. Và đường tạo ối sẽ chấm dứt hoàn toàn, từ tuần thứ 20 đến 28 có xuất hiện “chất gây” trên da của bé.
Thai nhi được bao bọc an toàn bởi nước ối
Đến tuần thứ 16 của thai kỳ, đường tiết niệu chính là nguồn cung cấp nước ối quan trọng nhất. Cùng lúc đó lượng nước ối sẽ tăng lên, do thai nhi bài tiết nước tiểu vào trong buồng ối.
Sau tuần thứ 10 của thai kỳ, nguồn nước ối có sự thay đổi nhẹ. Huyết tương của bé sẽ thẩm thấu qua niêm mạc hệ hô hấp. Nên thời gian này chủ yếu nước ối sẽ có nguồn gốc từ khí – phế – quản. Thai nhi sẽ uống nước ối. Và da, dây rốn, màng ối sẽ tái hấp thu nước ối trong cùng thời điểm. Ngoài ra nước ối còn được tiết ra nhờ bánh nhau dây rốn được màng ối bao bọc.
Nước ối có vai trò như thế nào đối với thai nhi?
Như chúng ta đều biết, nước ối giữ một vai trò rất quan trọng, trong việc đảm bảo sự an toàn và phát triển tự nhiên của bé khi trong bụng mẹ. Không chỉ bao bọc và che chắn thai nhi, nước ối còn đảm nhận nhiều chức năng khác nhau:
- Nguồn cung cấp, vận chuyển các chất dinh dưỡng. Giúp phôi thai phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn đầu.
- Luôn giữ cho thai nhi một môi trường phát triển ấm áp và ổn định.
- Khi mang thai dù có có cẩn thận như thế nào, thì mẹ cũng sẽ không tránh khỏi hoàn toàn những chấn thương cơ học. Bởi vậy nước ối đảm nhận luôn nhiệm vụ bảo vệ bé yêu khỏi những tác động này.
- Loại bỏ một cách tối đa hiện tượng nhiễm trùng.
- Giúp bé khi trong bụng mẹ sẽ được phát triển, co duỗi chân tay một cách thoải mái hơn, dễ dàng hơn.
- Tạo điều kiện để phát triển cơ xương, hệ tiêu hóa và hô hấp một cách bình thường.
Mẹ bầu ít ối sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi
Mẹ bầu bị thiếu nước ối sẽ có những triệu chứng gì?
Lượng nước ối sẽ có sự thay đổi theo tuần của thai kỳ. Mẹ bầu lưu ý các cột mốc sau đây:
- Ở tuần thứ 4 đến 8 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ là 50 ml.
- Tuần thứ 20 nước ối sẽ có khoảng 350 ml.
- Vào tuần thứ 25 đến 26 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ tăng lên 670 ml.
- Khi thai nhi đã đến tuần thứ 32 đến 36, thì nước ối dao động trong khoảng 800 ml.
- Khi đã được 38 tuần thì lượng nước ối sẽ đạt tới 1000 ml.
- Đến khoảng thời gian mẹ bầu xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ là tuần thứ 40 đến 42. Lượng nước ối trong khoảng thời gian này sẽ chỉ còn 540 ml đến 600 ml.
(*) Theo dõi chỉ số nước ối trong suốt quá trình mang thai
Mức độ
Chỉ số AFI (cm)
Cần chú ý
Bình thường
6 – 18 cm
Thai phụ có thể yên tâm với chỉ số này
Dư ối
12 – 25 cm
Thai phụ có thể yên tâm vì dư ối nằm trong chỉ số này vẫn có thể sinh con bình thường và chỉ cần theo dõi
Đa ối (bệnh lý)
> 25 cm
Đa ối gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi, sinh non, túi ối bị căng quá sẽ làm cho nhau bong non, ngôi thai bị đảo lộn bất thường có thể dẫn đến sinh mổ. Ngoài ra, nước ối nhiều cũng gây ra tình trạng đờ tử cung, sản phụ có nguy cơ bị băng huyết sau khi sinh.
Thiểu ối
< 5 cm
Thiếu ối thường đi kèm với nguy cơ cho thai phụ và thai nhi: tăng tỉ lệ sinh mổ, tăng tỷ lệ suy thai và dị tật thai nhi.
Vô ối
< 3 cm
Nếu thiếu ối dẫn đến vô ối có thể thai sẽ chết lưu hoặc sinh non.
Để nắm rõ được tình hình sức khỏe của bé trong bụng mẹ. Cần theo dõi các mốc định mức nước ối thường xuyên. Khi mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng này, cần thăm khám kịp thời:
- Bụng không to thêm và thai nhi trong bụng có dấu hiệu giảm vận động. Tuy nhiên khi bé chuyển động, thì sẽ có cảm giác đau hơn mức bình thường.
- Chiều cao tử cung so với tuổi thai thì sẽ thấp hơn. So với mức ban đầu thì có xu hướng xuống dưới.
- Khi sử dụng thủ thuật Leopol, chúng ta sẽ cảm nhận được các bộ phận của bé một cách rõ ràng và không cảm nhận được nước ối. Việc di chuyển đầu thai nhi, cũng khó khăn hơn rất nhiều.
- Chỉ số nước ối thấp hơn khi sử dụng phương pháp siêu âm. Phương pháp này sẽ khẳng định được mẹ bầu có đang thiếu nước ối hay không. Nước ối ít là khi so với tuổi thai nhi, thì chỉ số sẽ ở dưới phân vị thứ 5. Sau tuần thứ 35 của thai kỳ, chỉ số nước ối chỉ bằng 5, có khi nhỏ hơn. Đối với buồng nước ối lớn nhất thì chiều cao sẽ nhỏ hơn mức 2.
Chiều cao tử cung thấp là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
Tại sao mẹ bầu lại bị nước ối ít?
Mẹ bầu và gia đình nên lưu ý một số nguyên nhân gây ra việc thiếu nước ối sau đây:
- Việc mẹ bầu bị rỉ ối trong một thời gian dài, mà không được phát hiện kịp thời.
- Thai nhi xuất hiện tình trạng khả năng bài tiết nước tiểu bị giảm sút. Hiện tượng này xuất hiện, khi thai nhi không được đảm bảo chất dinh dưỡng và máu, nhau thai hoạt động không bình thường.
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không được đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Mẹ bầu lười uống nước, dẫn đến việc lượng nước không đủ cung cấp cho cơ thể.
- Bị gián đoạn tại bước tái tạo nước ối, khi thai nhi không thể duy trì bình thường việc nuốt nước ối và đi tiểu.
- Mẹ bầu có một số biến chứng khi mang thai như: tiền sản giật, cao huyết áp thai kỳ.
- Lượng nước ối cũng sẽ bị giảm sút, hao hụt khi thai bị quá ngày hay già tháng.
- Ngoài ra việc mang đa thai, sinh đôi, hay sử dụng thuốc trong thời gian mang bầu cũng làm cho thiếu nước ối.
Mẹ bầu bị cao huyết áp thai kỳ có thể gặp tình trạng ít nước ối
Thai nhi trong môi trường ít nước ối có sao không?
Nước ối hơi ít có sao không? Ít nước ối có nguy hiểm không? Cũng là câu hỏi đã khiến rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
Theo như chuyên gia thì tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu bị thiếu nước ối thì được tính là sớm. Có những ảnh hưởng không tốt đáng chú ý tới thai nhi. Do việc ít nước ối trong buồng tử cung. Thai nhi không được cử động một cách thoải mái. Chịu nhiều tác động khiến con ra đời sẽ bị trật khớp háng bẩm sinh, các khớp bị xơ cứng, hay chân tay dễ bị khoèo. Ngoài ra con có thể bị suy hô hấp.
Đến 3 tháng cuối của thai kỳ, con vẫn sẽ gặp những biến chứng đáng tiếc. Ngoài một số biến chứng ở trên, thì thai nhi sẽ có thể bị suy thai. Có những ngôi thai bất thường do không bình chỉnh được. Dẫn đến việc mẹ bầu bị khó sinh.
Nước ối ít là nguyên nhân khiến trẻ ra đời sẽ bị trật khớp háng bẩm sinh
Mẹ bầu nước ối ít phải làm sao?
Tình trạng ít nước ối phải làm sao để cải thiện hiệu quả? Khi đã xác định được mẹ bầu bị thiếu nước ối, thì chúng ta cần tìm hiểu một số phương pháp giúp tăng nước ối hiệu quả. Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, mẹ bầu nên áp dụng một số cách sau đây. Những cách này vừa tốt cho sức khỏe thai kỳ và giúp cải thiện tình trạng nước ối ít.
Tăng thời gian vận động, đảm bảo cường độ nhẹ nhàng
Mỗi ngày chị em phụ nữ khi mang bầu, nên vận động trong khoảng 30 đến 45 phút, tùy theo sức khỏe của mỗi người. Áp dụng một số bài tập mang tính chất nhẹ nhàng. Không gây nhiều tác động mạnh tới thai nhi. Ví dụ như: đi bộ, ngồi thiền, hay tập yoga thư giãn. Các hoạt động này sẽ giúp cho lưu lượng tuần hoàn máu trong nhau thai và tử cung được tăng lên. Ngoài ra nó còn giúp làm chỉ số chất lỏng, do thai nhi tiểu ra trong trong bọc ối tăng lên.
Áp dụng phương pháp nằm nghiêng sang bên trái
Nằm nghiêng sang bên trái, được các chuyên gia nhận định là tư thế an toàn và tốt nhất dành cho mẹ bầu. Thai nhi sẽ được cung cấp máu một cách nhanh chóng hơn. Nhờ việc nằm bên trái, lưu lượng máu trong cơ thể của mẹ sẽ dễ dàng di chuyển qua các mạch máu trong tử cung. Lượng nước ối cũng sẽ tăng lên, khi lượng máu được truyền đến thai nhi một cách đều đặn và thông suốt.
Bổ sung lượng nước bằng cách uống các loại nước trái cây
Nước ối ít uống gì để giải thiện vấn đề này hiệu quả? Đây là cách nhanh nhất giúp các bà mẹ vừa bổ sung nước, vừa đảm bảo những loại vitamin cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Một số loại nước được chị em thường xuyên áp dụng sau đây:
- Nước mía có rất chứa rất nhiều loại vitamin như A, B, C, hay các loại canxi, magie, kali,…và có đến 30 loại axit hữu cơ khác nhau. Ngoài ra thức uống này, còn giúp bé tăng cân nhanh chóng, khi còn đang trong bụng mẹ. Giúp mẹ cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu nước ối và ốm nghén.
- Nước dừa cũng bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho cơ thể mẹ bầu. Như là clorua, protein, kali, đường,…Có tác dụng giúp huyết áp mẹ bầu được ổn định. Đồng thời giảm thiểu các biến chứng sản khoa.
- Nước ép trái cây như cam, táo, ổi,…vừa thơm ngon lại cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, cho chị em đang mang thai. Vừa giúp cho mẹ vừa tốt cho thai nhi. Ngoài ra các loại nước ép, còn có chất xơ và giúp tăng chỉ số nước ối một cách đáng kể.
Bổ sung trái cây và rau xanh để cải thiện lượng nước ối
Xây dựng bữa ăn hằng ngày đảm bảo dinh dưỡng
Ngoài việc quan tâm ít nước ối phải uống gì, thì bữa ăn của mẹ bầu cần đảm bảo điều độ. Có đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Việc ăn uống chính là phương pháp tác động mạnh mẽ nhất, trong việc cải thiện tình trạng thiếu nước ối. Vào thời gian cuối của thai kỳ, bé trong bụng mẹ bắt đầu cảm nhận được vị của nước ối. Vậy nên việc ăn uống khoa học, đa dạng không chỉ cho mẹ, mà còn giúp con phát triển vị giác một cách nhanh chóng.
Loại bỏ ngay các loại thực phẩm làm mất nước
Mẹ bầu có biết việc sử dụng một số loại như trà râu ngô, cà phê,…sẽ giúp lợi tiểu. Nhưng nó lại làm cho cơ thể của chúng ta bị mất nước. Khi sử dụng các loại thực phẩm này, nguy cơ mắc phải tình trạng thiếu nước ối, sẽ đặc biệt tăng cao. Trong thời gian mang thai, tuyệt đối không được sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích. Những chất này sẽ làm hệ thần kinh của bé bị ảnh hưởng không tốt.
Lên lịch khám định kỳ
Để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé một cách chính xác và an toàn, mẹ bầu nên khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ là người trực tiếp tư vấn, cũng như điều trị kịp thời vấn đề nước ối hơi ít, hạn chế những điều không may xảy ra.
Siêu âm thai định kỳ tại BVĐK Phương Đông giúp tầm soát tình trạng thiểu ối
Trên đây là những thông tin chi tiết, cũng như một số phương pháp giúp mẹ bầu và gia đình giải quyết vấn đề nước ối ít. Hy vọng từ những chia sẻ trên, chúng ta đã biết nước ối ít phải làm sao. Nước ối là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của bé yêu, khi đang trong bụng mẹ. Nếu mẹ bầu xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào, trong quá trình mang thai, liên hệ với bệnh viện uy tín để được hỗ trợ và thăm khám kịp thời.