Nữ Hoàng Elizabeth đệ nhị luôn cầu nguyện mỗi ngày

Nữ Hoàng Elizabeth đệ nhị là nguyên thủ quốc gia, nhưng cũng là Lãnh đạo tối cao của Giáo hội Anh giáo.

Tuy nhiên rất rõ ràng rằng, đối với bà đức tin không chỉ là vai trò theo Hiến Pháp của Nữ Hoàng.

“Tôi chỉ biết tin tưởng rất nhiều vào niềm tin tôn giáo, vốn dẫn dắt tôi qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau”, Queen Elizabeth II.

Trở lại lễ đăng quang vốn là một buổi lễ mang đậm ý nghĩa tôn giáo, Nữ hoàng hứa sẽ tuân thủ luật pháp của quốc gia và đạo Tin lành.

Bà chấp nhận việc trở thành ‘Người bảo vệ đức tin’ theo cách thể hiện, không chỉ là một danh hiệu được thừa kế đối với bà.

Bà là một đại sứ quan trọng cho Giáo hội Anh giáo ở nước ngoài, bà đã gặp năm vị Giáo hoàng và đây là bước ngoặt cho một chế độ quân chủ, đã từng tách ra khỏi Rome một cách ngoạn mục.

Trong nước, bà giao lại quyền điều hành cho các giám mục, nhưng luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và hướng dẫn họ.

Cựu Tổng giám mục của thành phố York, Lord John Sentamu đã mô tả một khoảnh khắc bất thường tại một cuộc họp, nơi ông đã tìm lời khuyên của bà về một vấn đề khiến ông gặp khó khăn.

“Tôi đang quỳ xuống và nói với bà ấy là, ‘Bà có thể cầu nguyện cho tôi không’?”.

“Và tôi đặt hai tay vào nhau và bà đặt tay của bà ở phía bên của tôi”.

“Khoảnh khắc hết sức im lặng, khoảng ba phút. Rồi bà nói, ‘Amen’.

“Tôi không bao giờ biết bà đã cầu nguyện những gì, nhưng tôi chỉ cảm thấy thực sự tôi đang đứng trước một người rất khiêm tốn, thánh thiện và rất cảm động”, Lord John Sentamu.

“Tôi nghĩ, có một phụ nữ cầu nguyện, có lẽ cầu nguyện mỗi ngày, ít nhất đó là những gì tôi đã thấy trước mắt mình”, Vincent Nichols.

Được biết mỗi năm trong thông điệp Giáng Sinh, có những thông tin chi tiết về cách mà đức tin của Nữ hoàng đã hướng dẫn bà, giống như chương trình phát thanh từ năm 2014.

“Đối với tôi, cuộc đời của Chúa Giê Su là vị Hoàng Tử Hòa Bình, người mà chúng ta kỷ niệm ngày sinh hôm nay là nguồn cảm hứng và là chỗ dựa trong cuộc đời tôi, là hình mẫu của sự hòa giải và tha thứ”.

“Ngài dang tay trong tình yêu, chấp nhận và chữa lành”.

“Gương của Ngài đã dạy tôi, phải tìm cách quý trọng tất cả những người thuộc bất cứ tín ngưỡng nào, hay cả những người không có đức tin nữa”, Queen Elizabeth II.

Và trong những thập niên gần đây khi nước Anh trở nên đa dạng, bà đã đến thăm các chuà chiền, giáo đường Do Thái, gurdwara và nhà thờ Hồi giáo.

Bà nói, Anh giáo cũng có nhiệm vụ bảo vệ việc thực hành tự do của các tôn giáo khác.

Giáo sĩ trưởng Do Thái giáo, ông Ephraim Mirvis cho biết rõ ràng qua tất cả các cuộc họp, bao gồm cả lần ông đi cùng bà đến trại tập trung ở Bergen-Belsen, ông thấy rằng sự quan tâm của Nữ Hoàng vượt xa nhiệm vụ của bà.

“Tôi đã tận mắt chứng kiến, cách bà đề cập đến thời kỳ đau buồn trong quá khứ của người Do Thái”.

“Đối với chúng tôi, bà không hành động như một chính trị gia, mà quan tâm thực sự và muốn điều tốt nhất, cũng như chắc chắn cho đức tin của chúng tôi và cho mọi tín ngưởng khác”, Ephraim Mirvis.

Thế nhưng tất cả là do đức tin của bà hướng dẫn.

Người đứng đầu Giáo hội Anh Giáo tại xứ Anh và xứ Wales, Tổng Giám Mục Westminster là Đức Hồng Y Vincent Nichols hồi tưởng lại một buổi lễ tại thánh đường Saint Paul.

“Tại một thời điểm nhất định trong buổi lễ, tất cả chúng tôi được yêu cầu đọc một lời cầu nguyện dài, được in ra theo thứ tự của buổi lễ”.

“Tôi nhìn lên và Nữ hoàng nhắm mắt lại, và bà đang đọc thuộc lòng lời cầu nguyện này”.

“Tôi nghĩ, có một phụ nữ cầu nguyện, có lẽ cầu nguyện mỗi ngày, ít nhất đó là những gì tôi đã thấy trước mắt mình”, Vincent Nichols.

Khi mọi người tụ tập để cử hành Đại Lễ Bạch Kim kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ Hoàng tại Nhà thờ chính tòa St Paul, họ đã cảm ơn sự trị vì của Nữ hoàng vì sự phục vụ và vì đức tin của bà.

Họ cũng tưởng nhớ cách bà hướng dẫn giáo hội trong một thế giới phát triển nhanh chóng và cam kết của bà, để mang mọi người lại với nhau.