Nông sản Organic là gì? Tiêu chuẩn chứng nhận thực phẩm hữu cơ

Nông sản Organic là gì? Nhiều người tiêu dùng nhầm lẫn giữa thực phẩm hữu cơ và thực phẩm sạch. Các mẫu sản phẩm hữu cơ được canh tác hữu cơ và phải đạt tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ. Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nguyên liệu phải đáp ứng các tiêu chuẩn không phân bón hóa học, hóa chất bảo quản,… đảm bảo trong thực phẩm không có các thành phần gây nguy hại đến sức khỏe con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về nông sản organic, phân biệt giữa sản phẩm thông thường và sản phẩm organic ngay dưới bài viết này nhé!

1. Nông sản Organic là gì?

Nông sản Organic hay sản phẩm hữu cơ là những loại sản phẩm thông qua gây trồng và sự phát triển của cây trồng mà không sử dụng hóa chất nhân tạo như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản, bùn thải hormone kích thích tăng trưởng, kháng sinh, bức xạ ion hay sinh vật biến đổi gen…

Nông sản hữu cơ được sản xuất từ những nông trại chú trọng sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo (nguồn cung cấp được bổ sung 1 cách tự nhiên hoặc có thể duy trì) như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt… nhằm nâng cao chất lượng môi trường và môi sinh cho thế hệ tương lai.

  • Cần bảo tồn nước và nguồn đất trồng thực vật không bị nhiễm mặn hay phóng xạ.
  • Phân bón dùng cho cây trồng phải từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên.
  • Chỉ sử dụng các biện pháp diệt sâu bọ bằng tay, dùng thiên địch hoặc các chế phẩm sinh học.

Nông sản Organic hay sản phẩm hữu cơ

2. Các yêu cầu cơ bản về chứng nhận thực phẩm hữu cơ Organic

2.1. Chứng nhận Organic là gì?

Chứng nhận Organic là 1 chứng nhận được cấp cho 1 sản phẩm cụ thể nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ. Tùy vào thành phần hữu cơ đạt được là bao nhiêu % sản phẩm sẽ có chứng nhận hữu cơ tương ứng.

Chứng nhận Organic còn được sử dụng để kiểm chứng độ sạch, độ an toàn của thực phẩm hay mỹ phẩm hữu cơ. Mỗi chứng nhận hữu sẽ có yêu cầu riêng vô cùng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hoặc đầu vào hữu cơ.

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, người dân (người sản xuất hữu cơ) phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn trong hoạt động tạo ra nông sản organic. Tất cả các tiêu chuẩn sẽ cho biết trong canh tác hữu cơ được làm gì và không được làm gì như: tiêu chuẩn sử dụng hóa chất…

Chứng nhận Organic là 1 chứng nhận được cấp cho 1 sản phẩm cụ thể

2.2. Những yêu cầu cơ bản về chứng nhận thực phẩm Organic

Để đạt tiêu chuẩn hữu cơ, người sản xuất hữu cơ (trồng trọt, chăn nuôi) phải tuân thủ nghiêm ngặt & đầy đủ những yêu cầu căn bản sau:

2.2.1. Về đa dạng sinh học

  • Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi rộng lớn không chỉ cùng trên 1 đồng ruộng mà cả những vùng sinh cảnh phụ cận.
  • Trong hệ thống canh tác càng nhiều loài thực vật, động vật và sinh vật đất sống cùng nhau thì càng có nhiều sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh gây hại.
  • Tính đa dạng sinh học giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất tạo ra những sản phẩm lành mạnh trong môi trường cân bằng.

2.2.2. Về vùng đệm

Vùng đệm là khoảng cách giữa vùng canh tác hữu cơ và vùng không cần hữu cơ. Vùng đệm có chức năng bảo vệ mỗi vùng canh tác hữu cơ tránh khỏi các nguy cơ bị nhiễm những loại hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ đồng ruộng bên cạnh. Khoảng cách vùng đệm tối thiểu là 1 mét tính từ mép của bờ ruộng không canh tác hữu cơ đến rìa tán cây trồng hữu cơ. Vùng đệm cần được nới rộng hơn nếu có nguy cơ ô nhiễm cao nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực sản xuất hữu cơ.

2.2.3. Về sản xuất song song

Tiêu chuẩn Organic yêu cầu người sản xuất hữu cơ phải phân biệt rõ loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ. Không cho phép trồng cùng 1 loại cây trên cả đồng ruộng hữu cơ và thông thường ở cùng một thời điểm. Có thể sản xuất song song các loại cây trồng có màu sắc và hình dáng khác biệt để dễ dàng nhận ra cây trồng ruộng hữu cơ và ruộng thường.

2.2.4. Về vật liệu biến đổi gen

Hoạt động nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và bảo vệ môi trường, nên trong sản xuất nông sản hữu cơ:

  • Không cho phép những ứng dụng khoa học chưa đo lường, kiểm chứng về tác hại, rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống. Dù công nghệ khoa học mang tính đột phá nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ thì cũng tuyệt đối không được sử dụng.
  • Nghiêm cấm sử dụng các vật liệu biến đổi gen (GMOs) vì khi mang đi trồng có thể lan truyền qua con đường lai tạo sang cây cối mọc dại hay các giống không biến đổi gen cùng họ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là diệt trừ các loài hoang dại hoặc làm biến mất những chủng loài quý hiếm.

2.2.5. Về hạt giống và vật liệu trồng cây

Hạt giống và cây con hữu cơ là điều kiện lý tưởng nhất để trồng trọt. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện đã được xác nhận là chưa có cây con và giống cây hữu cơ nào đủ để đáp ứng cho người sản xuất hữu cơ.

2.2.6. Về đầu vào hữu cơ

Những loại đầu vào được sử dụng trong sản xuất hữu cơ sẽ được định hướng thông qua tiêu chuẩn PGS..

Lưu ý: Không phải tất cả sản phẩm trên thị trường có tên gọi “hữu cơ” hay “sinh học” đều được sử dụng trong sản xuất hữu cơ vì chúng vẫn có thể chứa hóa chất hoặc cách thức sản xuất không theo nguyên tắc hữu cơ. Do đó, nông dân phải luôn kiểm tra dựa trên tiêu chuẩn PGS trước khi đưa 1 sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ.

chứng nhận thực phẩm Organic

2.3 Chứng nhận Organic hoạt động như thế nào?

Mỗi tổ chức chứng nhận hữu cơ sẽ tạo nên một hệ thống quy định mà 1 sản phẩm và nhà sản xuất cần phải đáp ứng để được chứng nhận. Những quy định này được đưa ra để đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Yêu cầu mức độ thành phần hữu cơ tối thiểu có trong sản phẩm.
  • Tỷ lệ các thành phần tổng hợp cho phép nếu có như: chất bảo quản, chất hóa học, hương liệu…
  • Những thành phần mà sản phẩm có thể hoặc không có thể bao gồm.
  • Quy trình hay quá trình sản xuất có thể sử dụng để tạo ra sản phẩm hữu cơ.
  • Thành phần nước được tính toán.

Các thành phần và quá trình sản xuất của nhà sản xuất là 1 phần của quá trình chứng nhận nên cần được kiểm tra đều đặn bởi một tổ chức chứng nhận organic thứ 3 nhằm đảm bảo sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn cần thiết.

Cách hoạt động của chứng nhận Organic

3. Sự khác nhau giữa thực phẩm Organic và thực phẩm thông thường

Một số điểm khác biệt giữa thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thường là:

  • Độ an toàn: Thực phẩm organic hoàn toàn không có hóa chất, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Hàm lượng Nitrat trong sản phẩm organic thấp hơn 30% so với cây trồng thông thường giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư và hạn chế suy giảm khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể trẻ em.
  • Dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ cao hơn thực phẩm thường, cụ thể là hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào gây bệnh, đồng thời tăng hệ miễn dịch.
  • Nông trại hữu cơ là 1 hệ thống toàn diện với phương pháp nuôi trồng tự nhiên tối ưu hóa năng suất và cân bằng hệ sinh thái trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên và theo quy luật tự nhiên.

4. Vì sao nên sử dụng sản phẩm hữu cơ Organic?

Lý do nên sử dụng những loại sản phẩm hữu cơ đạt chuẩn Organic là:

  • Thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng tự nhiên nên có mùi vị tươi hơn, giòn, ngon và ngọt hơn.
  • Chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn do không chứa các loại hóa chất độc hại, dưỡng chất vẫn còn được lưu giữ.
  • Phòng được nhiều căn bệnh nguy hiểm như: ung thư, bệnh tim, huyết áp cao…
  • Cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống, giảm ô nhiễm môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và tăng khả năng sinh sản.

 nên sử dụng sản phẩm hữu cơ Organic

5. Cách nhận biết sản phẩm Organic là gì?

Ngoài một số nước trên thế giới sẽ có chứng nhận hữu cơ riêng thì còn có những chứng nhận sản phẩm Organic quốc tế như:

  • Chứng nhận USDA: Organic cho các nước ở châu Mỹ.
  • Chứng nhận BIO của EU áp dụng cho châu Âu.
  • Chứng nhận JAS: Chứng nhận hữu cơ của Nhật.

Trong các tiêu chuẩn hữu cơ thì chứng nhận Organic USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ là phổ biến nhất, được hiểu qua các thông số đạt chuẩn trên nhãn thực phẩm như sau:

  • 100% hữu cơ: Sản phẩm hoàn toàn được sản xuất từ các thành phần hữu cơ.
  • Hữu cơ: Chứa ít nhất là 95% thành phần là organic trong sản phẩm.
  • Được làm bằng hữu cơ: Có ít nhất 70% thành phần sản phẩm là hữu cơ.

Việc nhận diện thực phẩm hữu cơ trên thị trường Việt Nam còn khá nhiều khó khăn bởi nhiều đơn vị gắn nhãn hữu cơ nhằm mục đích nâng cao giá thành sản phẩm, nhưng thực tế sản phẩm chỉ dừng lại ở mức an toàn.

Vậy để chắc chắn là thực phẩm organic bạn cần các xác định tuyên bố trên nhãn thực phẩm thuộc chuẩn chứng nhận nào và tìm hiểu những quy định chuẩn hữu cơ riêng của chứng nhận đó.

Cách nhận biết sản phẩm Organic

Bài viết trên vừa chia sẻ đến các bạn nông sản organic là gì và những thông tin về tiêu chuẩn đạt chứng nhận Organic. Thực phẩm organic đen lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và môi trường sống của chúng ta. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm organic cho các bạn!