Nông nghiệp Trung Quốc khiến cả thế giới ngỡ ngàng

Nội dung chính:

  • – Tỷ lệ tự chủ lương thực của Trung Quốc giảm từ 93,6% năm 2000 xuống chỉ còn 65,8% năm 2020, dự báo sẽ tiếp tục giảm. Việc phát triển sản lượng nông nghiệp trở thành nhiệm vụ sống còn của quốc gia.
  • – Không ngừng đầu tư vào công nghệ, cơ khí hóa nông nghiệp, cải tiến giống cây trồng, Trung Quốc đã đạt trình độ nông nghiệp ở mức cao, “đi trước Việt Nam 20 năm”, theo bà Nguyễn Thị Thành Thực, chủ tịch công ty Bagico Bắc Giang.
  • – Nhà đầu tư Trung Quốc đổ tiền vào mua hoặc thuê đất nông nghiệp nước ngoài từ nhiều năm nay. 

Năm 2019, nữ blogger Lý Tử Thất, người sở hữu kênh Youtube hàng triệu người theo dõi bất ngờ bị cư dân mạng ném đá vì “phơi bày một nông thôn Trung Quốc lạc hậu”.

Người Trung Quốc chúng tôi không sống như thế”, một tài khoản viết. 

Những người chỉ trích “tiên nữ đồng quê” cho rằng Lý Tử Thất khiến người nước ngoài có cái nhìn không đúng về đất nước mình. Họ cũng không sai.

Nông thôn Trung Quốc không phải chỉ có lạc hậu. 

Sự thật về trình độ canh tác nông nghiệp Trung Quốc 

Những video của nữ blogger chỉ phản ánh được một góc nhỏ nông thôn Trung Quốc, trong khi ngành nông nghiệp nước này đã đạt được những bước tiến đáng khâm phục, về cơ giới hóa nông nghiệp, cải biến giống cây trồng và áp dụng nhiều công nghệ cao khác để việc canh tác đạt năng suất cao và giảm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Trình độ canh tác nông nghiệp của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia nước ngoài bất ngờ. Nguồn: Machine Stage

Trình độ canh tác nông nghiệp của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia nước ngoài bất ngờ. Nguồn: Machine Stage

Trình độ canh tác nông nghiệp của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia nước ngoài bất ngờ. Nguồn: Machine Stage

Trình độ canh tác nông nghiệp của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia nước ngoài bất ngờ. Nguồn: Machine Stage

Trong khi người Việt vẫn còn dè chừng với hàng hóa có nguồn gốc Trung Quốc, trong đó có trái cây, nông sản, thì thực tế, nền nông nghiệp quốc gia này đã “đi trước Việt Nam 20 năm” – theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Thành Thực, chủ tịch công ty Bagico Bắc Giang, người có kinh nghiệm đưa nông sản Việt sang Trung Quốc từ năm 1997.

Hiện nay, Trung Quốc xếp hàng đầu thế giới về sản xuất ngũ cốc, bông, trái cây, rau, thịt, gia cầm, trứng và các sản phẩm thủy sản, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO).

Năm 2022, sản lượng ngũ cốc Trung Quốc đạt mức kỷ lục 686,5 triệu tấn, bất chấp việc gieo giống muộn, thời tiết khắc nghiệt và gián đoạn do COVID-19. 

Mô hình nhà kính thông minh ở Thượng Hải. Nguồn: CGTN

Mô hình nhà kính thông minh ở Thượng Hải. Nguồn: CGTN

Mô hình nhà kính thông minh ở Thượng Hải. Nguồn: CGTN

Mô hình nhà kính thông minh ở Thượng Hải. Nguồn: CGTN

Nhiệm vụ sống còn

Tháng 2.2023, Trung Quốc tuyên bố Văn kiện số 1 của Trung ương Đảng, nhấn mạnh sự cấp thiết của việc đảm bảo an ninh lương thực. 

Đây là năm thứ 20 liên tiếp chính phủ nước này đặt mục tiêu sản xuất lương thực vào trọng tâm ưu tiên chính sách.

Dù quyết tâm như vậy, nhưng tỷ lệ tự chủ lương thực của nước này vẫn ngày càng đi xuống. 

Tỷ lệ tự chủ lương thực được tính bằng lượng lương thực tự sản xuất được so với lượng tiêu thụ (sản xuất + nhập khẩu). 

Tỷ lệ này của Trung Quốc giảm dần từ 93,6% năm 2000 xuống chỉ còn 65,8% năm 2020. Dự báo con số này còn giảm tiếp chỉ còn 58,8% vào năm 2030.

Tài nguyên đất có hạn, cộng thêm việc giảm diện tích canh tác do đô thị hóa và công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và chuyển đổi cơ cấu bữa ăn, Trung Quốc khó lòng đạt được tự chủ lương thực nếu chỉ dựa vào nguồn lực trong nước.

Đầu tư nông nghiệp ở nước ngoài

Thực tế đã thúc đẩy nhà đầu tư nông nghiệp Trung Quốc tìm cơ hội ở ngoài lãnh thổ. 

Trong số 14,1% đất nông nghiệp Úc thuộc sở hữu nước ngoài, Trung Quốc cũng nắm giữ tỷ lệ cao nhất, 2,3%, theo báo cáo về tài nguyên đất và nước của chính phủ Úc năm 2021.

Tương tự, theo báo cáo năm 2022 của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC), diện tích đất do nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ đã gấp 25 lần trong thập kỷ 2010-2020, phần lớn do thương vụ Shuanghui Group (bây giờ là WH Group) mua lại Smithfield Foods năm 2013.

Smithfield Foods chuyên nuôi, chế biến thịt heo và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Trung Quốc. Tháng 4.2020, giữa đại dịch COVID-19, công ty đã xuất khẩu hơn 9 nghìn tấn thịt heo sang Trung Quốc, gây nên lo lắng về nguồn cung cho thị trường Mỹ.

Theo đánh giá của USCC, bên cạnh việc gia tăng nguồn lương thực thực phẩm nhập khẩu, gia tăng đầu tư vào đất nông nghiệp ở Mỹ sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận và học hỏi được kỹ thuật, nguồn gen và máy móc phục vụ nông nghiệp.