Nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu?
Nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu?. Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo về quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Hiện nay,việc uống rượu bia khi tham gia giao thông là rất phổ biến. Pháp luật quy định rất chặt chẽ,chế tài xử lý hành vi này càng ngày lại càng nặng và rõ ràng hơn. Liên quan đến vấn đề này,có nhiều người thắc mắc rằng: liệu đi xe máy nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt? Các Luật sư Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
1. Cơ sở pháp lý
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
2. Giải quyết vấn đề
2.1.Nồng độ cồn là gì?
ĐỘ CỒN là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
Khi điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.
Luật sư tư vấn, gọi: 1900 65 74
2.2.Người đi xe máy có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo Điểm c,khoản 6,điều 6;Điểm c,khoản 7 điều 6;Điểm e khoản 8,điều 8 của Nghị định 100/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
“6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
“c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
Như vậy:
– Theo quy định của pháp luật thì chỉ cần phát hiện có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở mà nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì đã bị xử phạt hành chính về vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, mức phạt tiền là 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
– Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu thì bị phạt từ 4 triệu đến 5triệu.
– Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 80 miligam/100 mililít máu thì bị phạt từ 6 triệu đến 8 triệu.
Hình phạt bổ sung cho việc đi xe máy mà có nồng độ cồn.
Căn cứ theo khoản 10 Điều 6 của Nghị định 100/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì ngoài mức phạt tiền xe máy còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau:
– Điều khiển xe mà nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc Chưa vượt quá 50mg/100ml máu: hình phạt bổ sung là tước GPLX từ 10 – 12 tháng
– Điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở hoặc vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu: hình phạt bổ sung là tước GPLX từ 16 – 18 tháng
– Điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá vượt quá 0,4 mg/1l khí thở hoặc Vượt quá 80 mg/100 ml máu: hình phạt bổ sung là tước GPLX từ 22 – 24 tháng.
Như vậy, tổng kết lại nếu điều khiển xe máy mà nồng độ cồn vượt quá vượt quá 0,4 mg/1l khí thở hoặc Vượt quá 80 mg/100 ml máu thì bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu, hình phạt bổ sung là tước GPLX từ 22 – 24 tháng.
2.3. Người đi xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ nếu Nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở được quy định như sau:
– Theo quy định của pháp luật thì chỉ cần phát hiện có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở mà nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu thì đã bị xử phạt hành chính về vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)
– Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu thì bị phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)
– Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 80 miligam/100 mililít máu thì bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. (Điển a Khoản 10 Điều 5)
Ngoài hình phạt tiền người diều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có Nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì có thể áp dụng hình phạt bổ sung:
– Điều khiển xe ô tô mà nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5))
– Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5))
– Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 80 miligam/100 mililít máu : Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5))
Như vậy, với người điều khiển xe ô tô mà nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 80 miligam/100 mililít máu thì sẽ phải chịu mức phạt tiền là từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và có thể chịu hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Luật sư tư vấn, gọi: 1900 65 74
>>Xem thêm: Xử phạt hành vi chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm – Luật 24h
>> Xem thêm: Xe máy đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền?-Luật 24H
>> Xem thêm: Đi xe máy phân khối từ 150 trở lên cần có Giấy phép lái xe hạng gì – Luật 24h
>> Xem thêm: Vi phạm luật giao thông nhưng không nộp phạt hành chính thì bị xử lý như thế nào – Luật 24h
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H:
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến:
– Tư vấn về Nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu
– Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến giao thông
– Tư vấn trực tuyến qua tổng đài, tư vấn qua mail…
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website http://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>> Xem thêm: Điều kiện người lái xe tham gia giao thông theo quy định mới nhất – luật 24h
>>Xem thêm: Trách nhiệm của cá nhân cơ quan tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY LUẬT 24H
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : [email protected]
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà”