Nông dân Chương Mỹ bật mí cách thức trồng cà gai leo thành công
Khoảng 30 năm trở lại đây, các nghiên cứu khoa học chuyên sâu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, cà gai leo không phải là một cỏ dại như nhiều người lầm tưởng.
Nông dân trồng cà gai leo tại Chương Mỹ.
Phát triển cà gai leo từ vùng nguyên liệu
Vào thời điểm năm 1987, GS.TS Nguyễn Văn Mùi phối hợp với viện Dược liệu Trung ương đã có những nghiên cứu đầu tiên về tác dụng của cà gai leo trong việc hỗ trợ, điều trị bệnh viêm gan.
Sau nghiên cứu ngày, rất nhiều thế hệ nhà khoa học đã có cái nhìn tích cực hơn đối với cà gai leo. Sau đó, qua các nghiên cứu của bác sĩ Trịnh Xuân Hòa (1999), PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu (2002) và tiến sĩ Nguyễn Minh Khai (2004) khẳng định cà gai leo có tác dụng rõ rệt trong việc hỗ trợ, điều trị bệnh viêm gan.
Ngày nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, công ty dược phẩm trong nước đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư để phát triển các dòng sản phẩm cà gai leo.
Tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu cà gai leo tươi (nguyên liệu đầu vào) lại chưa được người nông dân chú trọng khiến cho tiềm năng phát triển của cà gai leo còn nhiều hạn chế.
Để đảm bảo nguồn cung để phát triển thương hiệu cà gai leo Việt Nam, công ty công nghệ cao Thăng Long (SADU) đã đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển cà gai leo ở vùng Chương Mỹ (Hà Nội), vừa đảm bảo nguồn cung, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế cho người nông dân địa phương.
Đại diện của SADU cho biết, doanh nghiệp tự túc phát triển nguồn cung nguyên liệu từ công đoạn đầu tiên sẽ đảm bảo được chất lượng của cà gai leo.
“Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều đơn vị, các hộ kinh doanh cá thể đang bán cà gai leo ở dạng tươi nhưng thường không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này sẽ khiến cà gai leo tươi thường có chất lượng không đồng đều.
Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn cung sạch, SADU đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp, tự cung, tự cấp nguồn nguyên liệu sạch để cho ra những sản phẩm tốt nhất ra thị trường”, đại diện SADU nói thêm.
Cà gai leo tại Chương Mỹ.
Trăm ngàn nỗi khổ trồng cà gai leo
Trong khi đó, Cao Thị Ngành, một hộ nông dân trồng cà gai leo Chương Mỹ cho biết, việc khó khăn của trồng cà gai leo chính là chưa có sách vở nào hướng dẫn việc trồng cà gai leo.
Nhiều người cho rằng, cà gai leo là cây dại, trồng kiểu gì chẳng phát triển được. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, nếu trồng cà gai leo không đúng cách, tất nhiên nó vẫn sẽ phát triển, song hoạt chất bên trong cà gai leo không đạt được như ý muốn, hoặc nó trở thành đúng nghĩa một loại cây dại.
Tiết lộ về “bí mật” cà gai leo, bà Ngành nói: “Nếu một người thu hoạch cà gai leo bằng tay trong vòng một ngày thì chỉ cắt được khoảng 70kg cà gai leo tươi, chính vì thế tôi đã nghĩ ra cách làm theo luống, trồng cây trên luống và dùng máy để thu hoạch, vừa dễ thao tác mà chất lượng của cây cà gai leo cũng đảm bảo hơn rất nhiều”.
Cà gai leo khi trồng được 15 ngày vừa trồng vừa chăm sóc để cỏ không mọc lên. Sau đó, đến 1 tháng thì các công nhân làm cỏ đợt một, hai tháng làm cỏ lần hai, cứ thế cho đến khi cây cà gai leo có thể thu hoạch được.
Cây cà gai leo là loại cây lâu năm, trồng một lần có thể thu hoạch 3-4 năm, chính vì thế cứ sau 6 tháng là thu hoạch cây một lần, lần cắt sau thì có thể 4 tháng thu hoạch.
Theo bà Ngành, việc trồng cà gai leo cực kỳ phức tạp: “Việc trồng cà gai leo điều cần phải lưu tâm nhiều nhất đó chính là không để cỏ mọc xen lấn cây, vì thế hơn 50 công nhân chỗ tôi cứ phải làm thay phiên nhau, đến khi nào cây cà gai leo lớn và gần thu hoạch thì mới thôi”.
Việc làm cỏ này chủ yếu dùng bằng tay, có sâu bệnh nguy hiểm như nhện đỏ và bọ rùa 28 chấm, chúng tôi tiến hành khoanh vùng ổ dịch sau đó dùng thuốc sinh học là chủ yếu, tỏi ớt giã với hạt cau sau đó ngâm với cồn để phun thuốc chống sâu bệnh.
Thời điểm này rất vất vả, đặc biệt vào những ngày nắng gắt. Tất cả mọi người đều phải vạch từng ngọn cây, cuống lá để tìm sâu, đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Khó khăn trong quá trình trồng cà gai leo đó là kiểm soát cỏ dại, do cây cà gai leo là cây bụi thấp, tính chất là dùng làm thuốc chữa bệnh nên yêu cầu độ lẫn tạp phải thấp, nên việc trồng cây ngoài trời để kiểm soát cỏ dại rất khó, nhân công chủ yếu là để làm cỏ. người nông dân phải luân phiên làm cỏ, thu hoạch.
Sản phẩm từ cà gai leo.
Ngoài công đoạn làm cỏ, cà gai leo khi trồng cũng phải lưu ý đây là loại cây cần nắng nhiều, nếu trồng dày thì không lên được, chất lượng sẽ kém đi. Ngoài ra, thao tác khi thu hoạch của công nhân cũng rất quan trọng, không được dẫm lên luống, nhiều lần thu hoạch mà dẫm chân lên luống sẽ khiến chặt đất thì cây không phát triển được.
Cà gai tươi rất khó bảo quản trong quá trình thu hoạch do cồng kềnh, thời gian bảo quản ngắn nên buộc phải băm nhỏ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 60-70 độ C. Phải cho vào nilon, cho vào bao tránh tiếp xúc với không khí để đỡ mốc.
Hiện nay, Công ty công nghệ cao Thăng Long có các sản phẩm Cà gai leo SADU, trong đó có trà túi lọc cà gai leo SADU, viên nang cà gai leo SADU, cà gai leo hòa tan SADU được bán chính hãng tại nhà thuốc Thân Thiện (số 10 ngõ 68/39, đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội) và bán online tại website: Nhathuocthanthien.com.vn. Hotline: 0916893886.
Cây cà gai leo có tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae. Còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm. Đây là một thực vật hoang giả mọc khắp nơi trong tự nhiên. Cây cà gai leo thuộc họ Cà, cây nhỏ dài khoảng một mét phân cành nhiều, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt đều có gai ở gân chính, nhất là mặt trên, cuống lá cũng có gai. Hoa màu trắng, quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín có màu đỏ, hạt màu vàng.