Nổi mụn vùng kín là bệnh gì: {Hình ảnh & cách chữa hiệu quả}
Nổi mụn vùng kín là bệnh gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm? Nổi mụn vùng kín nữ được hiểu là hiện tượng ở cơ quan sinh dục nữ xuất hiện các nốt mụn lạ. Những nốt mụn này có thể là các nốt mụn thịt, mụn cứng, mụn bọc, mụn nước hay mụn sùi,… Chúng xuất hiện ở các vị trí khác nhau như âm hộ, vùng lông mu, âm đạo, môi lớn, môi bé,… Trên thực tế, đây có thể chỉ là những biểu hiện bình thường do sự ảnh hưởng của nội tiết tố cơ thể hay các thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp, nổi mụn ở vùng kín nữ là bắt nguồn từ các căn bệnh vùng kín như: Viêm âm đạo, viêm nang lông, sùi mào gà…
Vùng kín nổi mụn bất thường khiến chị em cảm thấy bất an, lo lắng. Bởi nó không chỉ khiến “vùng kín” mất thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nổi mụn ở vùng kín là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị nổi mụn ở âm đạo như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ở phía dưới.
Mục Lục
1. NGUYÊN NHÂN NỔI MỤN VÙNG KÍN Ở NỮ?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chị em bị mọc mụn ở vùng kín nữ. Việc nắm được những nguyên nhân gây bệnh này là yếu tố quan trọng để nữ giới có phương án chữa trị kịp thời, đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mụn bất thường ở vùng kín.
- Vệ sinh không sạch sẽ:
Vùng kín là nơi rất nhạy cảm, niêm mạc da vùng này mỏng hơn bình thường. Vì vậy nếu chị em vệ sinh không sạch sẽ và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, tác nhân gây hại xâm nhập và gây viêm, nổi mụn ở mép vùng kín.
- Dị ứng với hóa chất:
Dung dịch vệ sinh, nước xả vải, xà bông, sữa tắm, thậm chí băng vệ sinh,… Đều chứa 1 lượng hóa chất nhất định. Nếu chị em sử dụng sản phẩm không phù hợp rất có thể khiến vùng kín bị kích ứng và nổi mụn gây ngứa ngáy khó chịu.
- Thay đổi nội tiết tố:
Nội tiết tố thay đổi khiến lượng andorogen trong cơ thể tăng cao. Từ đó tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Làm cho tốc độ sừng hóa tế bào nhanh hơn, làm bít tắc lỗ chân lông gây nổi mụn ở lông vùng kín.
- Quan hệ tình dục không an toàn:
Không sử dụng bao cao su khi quan hệ, có nhiều bạn tình không chung thủy,… Là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đây cũng là nguyên nhân khiến chị em bị ngứa rát nổi mụn vùng kín.
- Nổi mụn vùng kín do mắc bệnh phụ khoa, bệnh xã hội:
Các bệnh lý xảy ra tại vùng kín như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, sùi mào gà, lậu, mụn rộp sinh dục,… cũng là tác nhân khiến nữ giới nổi mụn tại vùng kín. Bệnh nếu không được can thiệp, chữa trị kịp thời sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
2. NỔI MỤN VÙNG KÍN LÀ BỆNH GÌ?
Như đã phân tích ở trên. Hiện tượng nổi mụn ở vùng kín nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là do vệ sinh kém sạch, dị ứng, … Nhưng chị em cũng không nên bỏ qua các căn bệnh phụ khoa hay bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng nổi mụn ngứa ở vùng kín nữ giới.
Nổi mụn ngứa ở vùng kín nữ do viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo thường bắt nguồn từ sự tấn công của các loại tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài hoặc từ trong chính môi trường vùng kín.
Khi bị viêm âm đạo, người bệnh thường thấy ngứa rát, nổi mụn vùng kín. Kèm với đó là những triệu chứng khác như:
- Dịch âm đạo ra nhiều, có màu trắng đục, mùi hôi, bị vón cục như bột
- Niêm mạc vùng kín bị sưng đỏ, đau rát
- Có cảm giác đau khi đi tiểu hoặc tiểu rát, tiểu buốt
- Mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín hoặc nổi mụn ở mép vùng kín, bên trong âm đạo
Đặc biệt, khi tình trạng viêm nhiễm âm đạo phát triển đến giai đoạn nặng. Các nốt mụn có thể bị vỡ ra, tạo thành các ổ viêm loét. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo có thể lây lan vào bên trong cơ quan sinh sản. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Bạn đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh viêm âm đạo? Chat ngay với bác sĩ TẠI ĐÂY để được tư vấn cụ thể!
Nổi mụn cứng ở vùng lông mu do bệnh viêm nang lông
Viêm nang lông là tình trạng các nang lông mọc ở mu vùng kín bị viêm nhiễm. Nguyên nhân của bệnh lý này có thể là do sự tấn công của vi khuẩn Staphylococcus aureus hay các loại virus, nấm vào lông mu gây viêm. Hoặc cũng có thể là do nang lông bị xoắn lại bên trong, không mọc ra ngoài…
Căn bệnh này có thể gây ra những cơn ngứa âm ỉ hoặc dữ dội ở “cô bé”, nổi mụn ở lông vùng kín kèm theo đó là một số triều chứng khác như:
- Nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới
- Khi mụn đầy mủ có thể vỡ ra
- Vùng niêm mạc da bên ngoài vùng kín sửng đỏ, đau rát
[Tôi có triệu chứng cần tư vấn]
- …
Nếu không được chữa trị sớm, bệnh lý này có thể gây nhiễm trùng tái phát hoặc lan rộng. Thậm chí nó có thể gây tổn thương da vĩnh viễn và phá hủy các nang lông ở cơ quan sinh dục.
Nổi mụn thịt ở vùng kín cảnh báo bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà và mụn cóc sinh dục. Phụ nữ có tỷ lệ mặc phải virus HPV sùi mào gà cao hơn nam giới. Do đây là bộ phận nhạy cảm, thường xuyên ẩm ướt. Nếu như chị em không điều trị sớm bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là ung thư cổ tử cung nếu nhiễm phải chủng virus HPV số 16 và 18.
Con đường lây nhiễm chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung đồ cá nhân với người mang mầm bệnh. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 tuần – 9 tháng, các nốt mụn sùi, mụn thịt thường xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, quanh bộ phận sinh dục. Ban đầu chúng mọc riêng lẻ, li ti.
Giai đoạn đầu người bệnh sẽ xuất hiện một vài biểu hiện sau. Vùng kín nổi mụn sùi nhỏ không đau, nổi mụn ở mép vùng kín có kích thước khá nhỏ. Chúng khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bởi có màu trùng với màu da hay màu xám.
Giai đoạn sau, chúng phát triển liên kết sát nhau, mọc thành từng mảng lớn trông giống như bông súp, mào gà. Khi gặp sang chấn, các nốt mụn có thể vỡ ra gây chảy mủ, chảy máu, người bệnh có thể cảm thấy đau rát, ngứa ngáy. Nếu không chữa sớm bệnh phát triển nhanh về kích thước và số lượng, mụn sùiphát triển lây lan sang các bộ phận khác. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh ở mức độ nặng còn làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Nổi mụn rộp ở vùng kín do bệnh mụn rộp sinh dục
Cũng giống với sùi mào gà, bệnh mụn rộp sinh dục là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có biểu hiện điển hình là vùng kín nổi mụn.
Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này bao gồm:
- Vùng kín nổi các nốt mụn đỏ, mụn nước li ti như bỏng rạ
- Các nốt mụn thường mọc gần nhau, dễ bị vỡ
- Khi mụn vỡ sẽ chảy các chất lỏng màu vàng nhạt và hình thành các vết loét trên da
- Có cảm giác đau nhức, ngứa rát ở vùng kín
- …
Bệnh mụn rộp sinh dục nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Tư vấn chuyên sâu với bác sĩ sản phụ khoa +Giảm 30% chi phí. Thông tin bảo mật
Một số hình ảnh nổi mụn ở vùng kín nữ
Trên thực tế, tình trạng vùng kín bị nổi mụn ở mỗi người là khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng cụ thể mà hình dạng các nốt mụn cũng khác nhau. Dưới đây là một số hình ảnh nổi mụn ở vùng kín thường gặp ở nữ giới. Qua những hình ảnh này hy vọng chị em sớm phát hiện bất thường và đi khám sớm.
- Nổi mụn thịt ở vùng kín
Sự xuất hiện của mụn thịt ở vùng kín chị em nên cảnh giác. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lây qua đường tình dục sùi mào gà hay mụn rộp sinh dục. Các nốt mụn thịt này có kích thước nhỏ có màu da.
- Hình ảnh vùng kín nổi mụn mủ
Nội tiết tố thay đổi hoặc chị em có thói quen cạo lông mu vùng kín không cẩn thận. Từ đó vùng kín nổi mụn mủ hoặc mụn nhọt âm đạo.
Lưu ý: Khi vùng kín xuất hiện mụn mủ chị em không nên tự ý nặn, nắn bóp. Bởi nếu thực hiện không cẩn thận rất dễ gây nhiễm trùng. Nếu sau 2 tuần các nốt mụn ở vùng kín không tự vỡ thậm chí lan rộng kèm triệu chứng khác lạ. Chị em nên chủ động liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
- Nổi mụn rộp ở vùng kín
Vùng kín xuất hiện các nốt mụn rộp, mụn nước, … Đây có thể bắt nguồn từ bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ giới. Quan hệ tình dục không an toàn là con đường khiến chị em mắc phải bệnh lý này.
Chị em có thể dễ dàng nhận biết khi xuất hiện mụn đầu trắng ở vùng kín. Ngoài ra còn kèm theo tình trạng ngứa rát khó chịu ở vùng kín. Nếu không khắc phục sớm, các nốt mụn rộp này sẽ bị vỡ ra khi bị sang chất. Đồng thời dễ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng lở loét âm đạo.
- Nổi mụn sùi ở vùng kín
Các nốt mụn sùi thường có đầu trắng li ti, màu hồng nhạt, khi sờ vào có cảm giác thô ráp. Nó thường bắt nguồn từ căn bệnh sùi mào gà lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Những nốt mụn này ban đầu thường mọc rải rác riêng lẻ. Sau một thời gian chúng liên kết lại với nhau mọc thành từng cụm trông giống như hoa súp nơ hay mào gà.
- Nổi mụn ruồi ở vùng kín
Chị em có thể dễ dàng nhận diện hình ảnh mụn nốt ruồi ở vùng kín. Đa phần các nốt mụn ruồi là lành tính vì vậy chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nó kèm theo triệu chứng lạ như ngứa ngáy, sưng tấy và lan rộng hơn. Chị em cần thăm khám, tư vấn bác sĩ.
Nổi mụn ở vùng kín có sao không?
Nếu bị nổi mụn ở âm đạo và không kèm theo triệu chứng nào, do thói quen sinh hoạt, dị ứng. Chị em không cần quá lo lắng, nó sẽ biến mất sau vài ngày.
Tuy nhiên, trường hợp các nốt mụn thịt, mụn rộp, mụn sùi, … có tốc độ phát triển nhanh. Đồng thời kèm theo biểu hiện lạ chị em nên cảnh giác. Bởi đây rất có thể là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra. Nếu không điều trị sớm nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng, tác hại khó lường. Chẳng hạn như:
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
Vùng kín là nơi nhạy cảm. Vì vậy bất kỳ bất thường nào xảy ra ở “cô bé” đều khiến chị em cảm thấy vướng víu, khó chịu. Nhất là tình trạng nổi mụn ở vùng kín, thậm chí nó gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, đau rát âm đạo, …. Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của chị em.
- Nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bạn tình
Trường hợp vùng kín nổi mụn thịt, mụn sùi, mụn rộp, … do các bệnh lý. Đặc biệt là bệnh lây qua đường tình dục. Nguy cơ bạn tình/chồng nhiễm bệnh rất cao khi quan hệ không an toàn. Mầm bệnh sẽ lây nhiễm từ cơ quan sinh dục nữ sang bộ phận sinh dục nam. Nguy cơ bệnh tái phát rất cao.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Mụn xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, … Khi kích thước đạt lớn nó sẽ làm bít tắc cơ quan này hoặc để lại sẹo. Điều này khiến chị em cảm thấy tự ti, ảnh hưởng tới đời sống tình dục. Hơn nữa nó còn cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng. Từ đó làm giảm khả năng thụ thai, sinh sản của chị em.
Hơn nữa nếu do các bệnh lây qua đường tình dục. Chị em sẽ sợ khi quan hệ bởi nó gây đau đớn, chảy máu mỗi lần giao hợp.
Chính vì vậy, để hạn chế những biến chứng ảnh hưởng trên xảy ra. Chị em không nên chủ quan với tình trạng mọc mụn ở vùng kín. Hãy tới cơ sở y tế thăm khám khi có mụn bất thường ở “vùng kín”.
3. NỔI MỤN Ở VÙNG KÍN PHẢI LÀM SAO?
Chữa mụn ở vùng kín bằng cách nào? Phải làm gì khi vùng kín bị nổi mụn. Theo các bác sĩ phụ khoa cho biết:
Để điều trị mụn ở âm đạo chị em cần tới cơ sở y tế chuyên khoa. Sau khi thăm khám lâm sàng, siêu âm, làm các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ đưa ra chẩn đoán và cách điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Sau khi thăm khám, tùy vào từng nguyên nhân, tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Chẳng hạn như:
Thay đổi thói quen sinh hoạt – Cách chữa nổi mụn vùng kín tại nhà
Trường hợp nổi mụn do thói quen sinh hoạt. Để ngăn ngừa tái phát và trị mụn chị em cần thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh. Hoặc có thể sử dụng một vài loại thuốc phù hợp do bác sĩ kê đơn.
Nổi mụn vùng kín do viêm nhiễm phụ khoa
Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Nếu do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, bệnh nhẹ. Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh tiêu diện nấm, vi khuẩn. Thuốc có dạng uống, bôi hoặc thuốc đặt âm đạo.
Trường hợp bệnh nặng bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp công nghệ ánh sáng sinh học tác động đa tầng giúp khoanh vùng, loại bỏ triệt để các tác nhân gây hại, chấm dứt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.
Cách chữa mụn ở lông mu vùng kín do viêm nang lông
Nếu do viêm nang lông khiến chị em nổi mụn ở lông mu. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc bôi, kem bôi để tránh bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Chị em nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả.
Cách điều trị mọc mụn thịt ở vùng kín do bệnh lây qua đường tình dục
Với trường hợp vùng kín mọc mụn bất thường do sùi mào gà, mụn rộp sinh dục. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
+ Với bệnh mụn rộp sinh dục: Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời kết hợp với điện dung sóng ngắn. Đây là cách điều trị đem lại hiệu quả, hạn chế bệnh tái phát.
+ Sùi mào gà: Sùi mào gà đang được điều trị hiệu quả nhất hiện nay bằng phương pháp ALA-PDT. Phương pháp giúp ức chế, tiêu diệt và đào thải virus gây bệnh, loại bỏ hoàn toàn các u nhú, mụn sùi, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, không gây đau đớn, không tái phát bệnh.
Cách chữa mụn nhọt ở vùng kín tại nhà
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để hiệu quả điều trị bệnh được tốt nhất, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
- Không dùng tay gãi vào vùng kín để khiến các nốt mụn bị vỡ.
- Chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, thường xuyên.
- Không nên thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo.
- Không sử dụng các sản phẩm hóa chất, có mùi hương ở “cô bé”
- Mặc các loại đồ lót vừa vặn, khô thoáng, dễ thấm hút
- Không quan hệ tình dục khi chưa điều trị khỏi bệnh. Nếu có phát sinh thì nhớ sử dụng bao cao su.
- Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, tâm lý thoải mái.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức khỏe.
- Điều trị cho cả bạn tình để phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng nổi mụn ở vùng kín nữ giới. Hy vọng qua đó giúp chị em biết được nguyên nhân gây bệnh. Và hiểu được phải làm gì khi vùng kín nổi mụn bất thường. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!
5/5 – (1 bình chọn)