Nội dung và ý nghĩa của chương trình giáo dục mầm non

Nội dung của chương trình giáo dục mầm non? Ý nghĩa của chương trình giáo dục mầm non?

Trong quá trình phát triển về nhận thức và giáo dục của trẻ nhở kể từ khi mới phát triển cho đến lúc trưởng thành thì không thể nào bỏ qua được các chương trình giáo dục mầm non mà pháp luật quy định. Vậy chương trình giáo dục mầm non được biết đến là gì sao lại được nhiều các bậ phụ huynh quan tâm đến như vậy? Do đó thì giáo dục mầm non là một trong những công tác nghiệp vụ đóng vai trò trong việc giáo dục và phát triển lứa mầm non tương lai của đất nước. Chương trình giáo dục mầm non được biết đếnlà một trong các trương trình giáo dục nền tảng chính trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào. Đồng thời thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thù chương trình giáo dục mầm non hướng đến mục tiêu là việc dạy dỗ, nuôi dưỡng, hình thành và phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Đây là nền tảng cho trẻ tiếp tục phát triển ở các cấp học cao hơn.

Chính vì các nhà làm luật và Bộ giáo dục đã nhạn tức được tầm quan trọng của chương trình giáo dục mầm non nên đã có những sự thay đổi về nội dung của chương trình này cải thiện từng ngày theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời việc thay đổi nội dung chương trình giáo dục mầm non này cũng nhằm mục đích phù hợp với những sự phát triển của đất nước. Vậy nội dung và ý nghĩa của chương trình giáo dục mầm non có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến chương trình giáo dục mầm non như sau:

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Nội dung của chương trình giáo dục mầm non

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì chương trình giáo dục mầm non mới đã được Bộ giáo dục quy định về vấn đề được xây dựng và áp dụng trên những luận cứ theo lý thuyết. Đố là việc mà chương trình giáo dục mầm non áp dụng nội dung lấy hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo việc thực hiện này dựa trên sự xác định chương trình giáo dục này là nền tảng đồng thời với nội dung giáo dục đó là con đường để hình thành và phát triển  nhân cách trẻ một cách toàn diện.

Theo như quy định tại Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT đã quy định về chương trình giáo dục mầm non được thiết kế cho 35 tuần trong mỗi tuần học được quy định học và mỗi tuần làm việc năm ngày, việc quy định về thời gian này đã được áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Bên cạnh đó thì nội dung của kế hoạch này cũng đã đưa ra nội dung về kế hoạch chăm sóc và giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện của cơ sở giáo dục mầm non. Cũng giống như các chương trình giáo dục ở các cấp học khác thì ở chương trình giáo dục mầm non này cũng được quy định về thời điểm nghỉ hè, lễ tết và thời gian nghỉ học nghỉ học kỳ theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư này.

Ngoài ra, để có thể đáp ứng cũng ới sự tiến bộ của các ngành khoa học công nghệ ngày các phát triển và sự phát trển của đất nước thì Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung một số nội dung giáo dục cho trẻ em mầm non đó là việc quy định cho trẻ làm quen với ngoại ngữ hay cùng lúc đó cho trẻ từng bước tiếp cận công nghệ số và những nội dung khác phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non.

Hiện tại, theo như quy định tại Thông tư này thì nội dung, cấu trúc của chương trình này bao gồm năm phần bắt đầu phụ thuộc dần vào từng nội dung để trẻ em học trong môi trường giáo dục mầm non có thể dần dần mà thích nghi được như việc quy định sơ khai nhất về vấn đề giáo dục phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất, phát triển tình cảm xã hội và cuối cùng mà cũng là chương trình để hoàn thiện cấp bậc giáo dục này đó là việc nội dung giáo dục phát triển thẩm mĩ

Cụ thể, dựa theo những căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành thì sẽ được các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch năm học, tổ chức thực hiện theo như những quy định về việc phát triển chương trình giáo dục mầm non theo định hướng và nội dung phù hợp với sự phát triển về cả tư duy và thể chất của trẻ nhỏ.

Xem thêm: Tiêu chuẩn quy mô, tiêu chuẩn của trường mầm non

2. Ý nghĩa của chương trình giáo dục mầm non

Trong thức tế thì dưới góc nhìn và nhận định của tác giả thì việc hiểu giáo dục mầm non có ý nghĩa hết sức quan trọng đồng thời, nó cũng đóng vai trò tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ ở hiện tại và cả tương lai sau này. Bởi vì có nhận định đó là do việc giáo dục màm non được xem là nền tảng để định hướng sự phát triển của trẻ. Do đó ý nghĩa của chương trình giáo dục mầm non đem lại những ý nghĩa như thế nào? Trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ hướng đến việc gửi đến quý bạn đọc nội dung về ý nghĩa của chương trình giáo dục mầm non như sau:

Thứ nhất, tầm quan trọng của giáo dục mầm non

Để có thể hiểu thêm về chương trình giáo dục ,mầm non và tầm quan trọng của nó thì chúng ta không thể nào có thể bỏ qua được nội dung liên quan đến định nghĩa về khái niệm mầm non là gì? Do đó, mầm non được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là cấp học đầu tiên theo hệ thống giáo dục của nước ta và là nền móng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Ở trong qua strinhf giáo dục mầm non thì những kiến thức và kỹ năng mà các bé học được ở cấp bậc mầm non sẽ góp phần xây dựng con người và tính cách của trẻ sau này. Bởi lé đó mà, việc đầu tư phát triển chương trình giáo dục và đào tạo mầm non được xem là nền tảng quan trọng và đồng thời cũng là cách để tạo nên một nguồn nhân lực chất lượng và đầy hứa hẹn cho đất nước.

Đầu tư cho giáo dục mầm non chính là đầu tư cho một thế hệ nhân lực cho tương lai đất nước sau này. Nhận định này đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục mầm non nhận định đồng thời thì cũng có thể hiểu việc nhận định này là đúng bởi vì: Những năm đầu đời này trẻ cần được quan tâm để hình thành nhân cách cũng như phát triển một cách toàn diện nhất.

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em rất cần được quan tâm kỹ lưỡng vì đây là giai đoạn hình thành nên nhân cách cũng như là năng lực của các con. Mặc dù, ở độ tuổi này, các bé có khả năng bẩm sinh tiếp thu và hình thành nhận thức thế giới xung quanh rất nhanh chóng nhưng nó cũng dễ dàng bị tác động hoặc hạn chế bởi các yếu tố như thể trạng, nhận thức, tình cảm, mối quan hệ xã hội,… Tuy nhiên nếu các bé có thể nhận được quan tâm chăm sóc ngay từ nhỏ, trẻ sẽ có một nền móng vững chắc để phát triển nhanh và toàn tiện hơn.

Do đó, chương trình học ở mẫu giáo sẽ giúp trẻ chuẩn bị những hành trang như khả năng tự lập, khả năng giao tiếp và diễn đạt và rèn luyện cho bé thói quen, sự thích thú đối với việc đến trường.

Thứ hai, giáo dục mầm non là nền tảng cho đất nước tương lai

Như đã được nhắc đến ở trên với tầm quan trọng và là nền tảng của việc giáo dục mầm non, do đó, nhà nước đã có nhiều chính sách để nâng cao và hoàn thiện hệ thống giáo dục này để có thể ngày càng phát triển hơn nữa chất lượng hơn nữa đối với những chủ nhân tương lai củ đất nước sau này. Nắm rõ được tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với trẻ, rất nhiều chính sách đã được ban hành để hoàn thiện và nâng cao hệ thống giáo dục này, mở rộng và tiếp cận những đối.

Xem thêm: Mức xử phạt đối với cơ sở mầm non hoạt động không phép

Bên cạnh đó thì pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật giáo dục nói riêng đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với các bé. Cũng bởi vì lẽ đó mà đã có rất nhiều chính sách đã được ban hành để hoàn thiện và nâng cao hệ thống giáo dục này. Đông thờ đã thực hiện những nội dung và ý nghĩa mang tính ngày càng mở rộng và tiếp cận những đối tượng gặp khó khăn, dân tộc thiểu số hoặc không có điều kiện học tập.

Việc tăng cường sự sẵn sàng cho các em mầm non đi học là vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cũng như là tạo nền tảng cho những em nhỏ này bước vào lớp một được biết đến là một trong những mối lo rất lớn của Bộ giáo dục đối với lứa tuổi trẻ en này. Bởi lẽ tác giả dùng là sự lo ngại là bởi vì ở nước ta, hơn 50% trẻ em vẫn đang thiếu hụt hoặc có nguy cơ thiếu hụt  một trong số những kỹ năng cần thiết trên. Do đó, cần phải trang bị đầy đủ những sự hát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp cũng như những hiểu biết chung, sức khỏe và tình cảm mới có thể tham gia vao chương trình giáo dục cấp tiểu học một cách xác thực nhất mà không cảm thấy mới mẻ và tránh việc phải đào tạo lại từ đầu. Để đạt được điều này, việc giáo dục trẻ mầm non cần được đầu tư thêm nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, các chính sách để giúp cho mọi trẻ em có điều kiện đi học và trau dồi những kỹ năng xã hội cần thiết trước khi vào tiểu học.

Trên đây là những chia sẻ giới thiệu về ngành giáo dục mầm non và chương trình giáo dục mầm non là gì đã phần nào giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này. Hy vọng những thông tin ,mà Luật Dương Gia cung cấp  trên đây sẽ thực sự giúp ích cho mối quan tâm của mọi người đặc biệt là các bậc phụ huynh, cha mẹ học sinh.