Nơi cư trú là gì ? Quy định về nơi cư trú của cá nhân ?

Nơi cư trú là nơi mà cá nhân thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú hoặc là nơi mà cá nhân tạm trú và có đăng kí tạm trú. Vậy, quyền cư trú của cá nhân được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam như thế nào ? Bài viết sẽ giải đáp cụ thể:

 

1. Quy định chung về nơi cư trú của cá nhân

Khi cá nhân không có nơi thường xuyên sinh sống và không có hộ khẩu thường trú, thì nơi cư trú là nơi tạm trú và có đăng kí tạm trú, hoặc là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc phần lớn tài sản của cá nhân đó.

Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha mẹ; nếu cha mẹ cô nơi cư trú khác nhau, thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ mà người đó thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha mẹ nếu được cha mẹ đồng ý.

Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. Người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ, nếu được người giám hộ đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên sống chung. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau, nếu có thoả thuận.

Nơi cư trú của quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị đóng quân; nơi cư trú của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng là nơi đơn vị đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú.

Nơi cư trú đối với người hành nghề lưu động trên tàu thuyền, phương tiện hành nghề lưu động là nơi đăng kí tàu thuyền, phương tiện đó, nếu họ không có nơi sinh sống thường xuyên và không có hộ khẩu thường trú.

 

2. Nơi cư trú của cá nhân là gì ?

Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam là một quyền quan trọng của cá nhân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận.

 

3. Quy định về quyền cư trú của cá nhân ?

Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống; nếu không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sông thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống. Nơi cứ trú của người chưa thành niên, người được giám hộ là nơi cư trú của cha, mẹ, của người được giám hộ. Nếu cha mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của con chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Tuy nhiên, người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác nếu được cha mẹ hoặc người giám .hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận (các đỉều 41,42,42 BLDS năm 2015).

Một số người do hoàn cảnh đặc biệt về nghề nghiệp có thể không có nơi ở nhất định, vì vậy các điều 44, 45 BLDS năm 2015 xác định nơi cư trú của những người này. Nơi cứ trú của quân nhân là nơi đơn vị đó đóng quân; đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, nơi cư trú là nơi đóng qụân nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng kí tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 41 BLDS năm 2015.

Nơi cư trú được xậc định theo đơn vị hành chính (xạ, phường; quận, huyện; tinh). Việc xác định nơi cư trụ của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện và bảo vệ quyền của cá nhân, bảo đảm sự ổn định các quan hệ dân sự và sự quản lí về mặt nhà nước đối với cá nhân.

Nơi cư trú là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, nơi mở thừa kế khi công dân chết, nơi xác định cá nhân là đã chết hoặc mất tích, nơi tống đạt các giấy tờ, nơi toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện dân sự mà cá nhân là bị đơn (thẩm quyền quản hạt của toà án). Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.

Nơi cư trú của công dân không đồng nghĩa với nơi làm việc cùa cá nhân. Nơi làm việc của cá nhân là nơi thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng lao động nhưng có thể nơi cư trú trùng với nơi làm việc.

Nơi cư trú của cá nhân thông thường là nơi ở của cá nhân đó nhưng do những hoàn cảnh đặc biệt nơi cư trú có thể khác nơi ở (Điều 44, Điều 45 BLDS năm 2015).

 

4. Quy định về việc cư trú của người nước ngoài ?

Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là người không có quốc tịch Việt Nam mang quốc tịch của một nước khác mà thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.

 

5. Phân biệt khái niệm nơi cư trú, thường trú và tạm trú theo luật

Có thể khẳng định nơi cư trú là một điểm chung giữa thường trú và thạm trú nếu không xét đến yếu tố thời gian là cư trú bao lâu. Do vậy, có thể hiểu, cư tú là việc cá nhân công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn (trên lãnh thổ Việt nam) dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú.

Theo đó nơi cư trú của công dân, gồm:

– Chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, đi lại, ăn ở, học tập, làm việc (chỗ ở hợp pháp có thể thuộc sở hữu của họ hoặc đi thuê, đi mượn);

– Là nơi mà công dân đó đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú;

(*) Nếu không thể xác định được thì nơi cư trú của công dân được hiểu là nơi người đó đang sinh sống theo căn cứ theo khoản 2, điều 2, Luật cư trú năm 2020: “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã)”.

So sánh khái niệm thường trú và tạm trú như sau:

Tiêu chí so sánh
Thường trú
Tạm trú
Khái niệm

 Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

(Khoản 8, điều 2, Luật cư trú năm 2020)  

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

(Khoản 9, điều 2, Luật cư trú năm 2020)  

Điều kiện đăng ký

– Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

– Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.

– Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện.

– Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.

– Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

– Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện.

– Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

Theo điều 22, Luật cư trú năm 2020.

 

– Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

– Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

Theo điều 27, Luật cư trú năm 2020

Nơi đăng ký

– Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Công an xã, phường, thị trấn.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, luật cư trú và các vấn đề khác liên quan đến quyền cư trú của người dân… Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến. Trân trọng./.