Nội Dung Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Theo Thông Tư 28 /2016/Tt

MỤC LỤC VĂN BẢN *

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 01/VBHN-BGDĐT

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2021

MỤC LỤC VĂN BẢN

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục mầmnon, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 9 năm 2009, được sửa đổi,bổ sung bởi:

1. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dungcủa Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017.

Bạn đang xem: Nội dung chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 28

2. Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dungcủa Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 3năm 2021.

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầmnon, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành Thông tư như sau<1>:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình Giáo dục mầm non.

Điều 2.<2> Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 9 năm 2009 và thay thế Quyết địnhsố 5205/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc ban hành Chương trình thí điểm giáo dục mầm non. Chương trình giáo dụcmầm non ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng cho tất cả các cơ sở giáo dụcmầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầmnon có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non trong cả nước.

Điều 4. Các Ông (bà) Chánh vănphòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộcBộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thôngtư này./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Ngô Thị Minh

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

(Ban hành kèmtheo Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục mầm non)

Phần một

NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG <3>

A. MỤC TIÊUCỦA GIÁO DỤC MẦM NON

Mục tiêu của giáo dục mầm nonlà giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thànhnhững yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hìnhthành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩmchất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc họcở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

B. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNGTRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

1. Chương trình giáo dục mầmnon là chương trình khung, có tính chất mở, thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non,quy định các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánhgiá sự phát triển của trẻ, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạmvi cả nước; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng cho cả hệthống và từng cơ sở giáo dục mầm non.

Chương trình giáo dục mầm nonđược xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàndiện về giáo dục và đào tạo, có kế thừa những ưu việt của Chương trình chămsóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm bảo đảm đáp ứng sựđa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diệnvà tạo cơ hội cho trẻ phát triển.

2. Chương trình giáo dụcmầm non bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo với nhau,liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình thể hiện quan điểmgiáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.

3. Chương trình quy định những nội dung giáo dụcáp dụng đối với mọi trẻ em mầm non, đồng thời trao quyền chủ động cho địaphương, cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên trong việc lựa chọn, bổ sung một số nộidung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ em mầm non và điềukiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non.

C. YÊU CẦU VỀNỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

I. YÊU CẦU VỀNỘI DUNG GIÁO DỤC MẦM NON

1. Bảo đảm tính khoa học, tínhvừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; bảo đảm tính liênthông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữanội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm củatrẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.

2. Phù hợp với sự phát triểntâm lý, sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúptrẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sốngphù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà,cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tựtin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

II. YÊU CẦU VỀPHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON

1. Đối với giáo dục nhà trẻ,phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thươngvà tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọnphương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất vàtinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảmxúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quanvà các chức năng tâm lý, sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnhgia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.

2. Đối với giáo dục mẫu giáo,phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khámphá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứngthú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổchức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khámphá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợphài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểmriêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hìnhthức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của lớp, vớikhả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.

III. YÊU CẦUVỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Đánh giá sự phát triển của trẻ(bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sựphát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục.Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coitrọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sáthoạt động hằng ngày.

D. ĐIỀU KIỆN THỰCHIỆN CHƯƠNG TRÌNH

I. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞGIÁO DỤC MẦM NON

1. Cơ sở giáo dục mầm non có sứ mệnhhình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ em mầm non; được giao quyềntự chủ theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt độngcủa cơ sở giáo dục mầm non theo quy định của Điều lệ trường mầm non do Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của pháp luật hiện hànhcó liên quan.

II. CÁN BỘ QUẢNLÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cánbộ quản lý, giáo viên, nhân viên bảo đảm tối thiểu theo quy định.

2. Cán bộ quản lý, giáo viên, cótrình độ được đào tạo đạt chuẩn trở lên; giáo viên được xếp loại Đạt trở lêntheo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; cán bộ quản lý được xếp loại Đạt trởlên theo Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; cán bộ quản lý, giáo viên đượcbồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu pháttriển chương trình giáo dục nhà trường.

3. Nhân viên có trình độ chuyênmôn bảo đảm theo quy định, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đếnnhiệm vụ theo vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục mầm non.

III. CƠ SỞ VẬTCHẤT, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI, HỌC LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC

Địa điểm, diện tích, quy mô cơ sởgiáo dục mầm non; cơ sở vật chất vàđồ dùng, đồ chơi, học liệu, thiết bị dạy học bảo đảm theo quy định của Bộ Giáodục và Đào tạo, các quy định có liên quan và đáp ứng yêu cầu phát triển chương trìnhgiáo dục nhà trường.

IV. XÃ HỘI HÓAGIÁO DỤC

1. Quán triệt quan điểm phát triểngiáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, cấp uỷ Đảng,chính quyền địa phương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quảChương trình giáo dục mầm non; bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình; thựchiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ quản lý, giáoviên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non. Nhà trường chủ động thammưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địaphương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗtrợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn,lành mạnh, thân thiện.

2. Gia đình, cộng đồng được hướngdẫn và có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm điều kiện đểthực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ và chế độ làm việc đối với giáo viên, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Phần hai

CHƯƠNG TRÌNHGIÁO DỤC NHÀ TRẺ

A. MỤC TIÊU

Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằmgiúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhậnthức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

– Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triểnbình thường theo lứa tuổi.

– Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.

– Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.

– Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn,khéo léo, thăng bằng cơ thể).

– Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay,ngón tay.

– Có khả năng làm được một số việc tự phục vụtrong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.

II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

– Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.

– Có sự nhạy cảm của các giác quan.

– Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễnđạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản.

– Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và cácsự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc.

III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

– Nghe hiểu được các yêu cầu đơngiản bằng lời nói.

– Biết hỏi và trả lời một số câu hỏiđơn giản bằng lời nói, cử chỉ.

– Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễnđạt nhu cầu.

– Có khả năng cảm nhận vần điệu,nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.

– Hồn nhiên trong giao tiếp.

IV. PHÁT TRIỂNTÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ

– Có ý thức về bản thân, mạnh dạngiao tiếp với những ngư­ời gần gũi.

– Có khả năng cảm nhận và biểu lộcảm xúc với con người, sự vật gần gũi.

– Thực hiện được một số quy địnhđơn giản trong sinh hoạt.

– Thích nghe hát, hát và vận độngtheo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ, kể chuyện….<4>

B. KẾ HOẠCHTHỰC HIỆN

I. PHÂN PHỐI THỜIGIAN<5>

Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làmviệc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáodục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sựphát triển của trẻ và điều kiện của cơ sở giáo dục mầm non.

Thời điểm nghỉ hè, lễ tết, nghỉ học kỳ theo quyđịnh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. CHẾ ĐỘ SINHHOẠT

Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thờigian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lý ở các cơ sở giáo dục mầm nonnhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thànhnhững nền nếp, thói quen tốt và thích nghi với cuộc sống ở nhà trẻ.<6>

1. <7> Trẻ 3 – 12 tháng tuổi

Trẻ 3 – 6 tháng tuổi

– Bú mẹ

– Ngủ: 3 giấc

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 3 – 6 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

20 – 30 phút

Đón trẻ

80 – 90 phút

Ngủ

20 – 30 phút

Bú mẹ

50 – 60 phút

Chơi – Tập

110 – 120 phút

Ngủ

20 – 30 phút

Bú mẹ

50 – 60 phút

Chơi – Tập

80 – 90 phút

Ngủ

20 – 30 phút

Bú mẹ

50 – 60 phút

Trả trẻ

Trẻ 6 – 12 tháng tuổi

– Bú mẹ và ăn bổ sung 2 – 3 bữa.

– Ngủ: 2 – 3 giấc

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

20 – 30 phút

Đón trẻ

80 – 90 phút

Ngủ

50 – 60 phút

Ăn

50 – 60 phút

Chơi – Tập

20 – 30 phút

Bú mẹ

110 – 120 phút

Ngủ

50 – 60 phút

Ăn

50 – 60 phút

Chơi – Tập

80 – 90 phút

Trẻ bé ngủ/Trẻ lớn chơi/Trả trẻ

2. <8> Trẻ 12 – 24 tháng tuổi

Trẻ 12 – 18 tháng tuổi

– Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.

– Ngủ: 2 giấc.

Trẻ 18 – 24 tháng tuổi

– Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.

– Ngủ: 1 giấc trưa.

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 12 – 18 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

20 – 30 phút

Đón trẻ

50 – 60 phút

Chơi – Tập

80 – 90 phút

Ngủ

50 – 60 phút

Ăn chính

50 – 60 phút

Chơi – Tập

20 – 30 phút

Ăn phụ

110 – 120 phút

Ngủ

50 – 60 phút

Ăn chính

80 – 90 phút

Chơi/Trả trẻ

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 18 – 24 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

50 – 60 phút

Đón trẻ

110 – 120 phút

Chơi – Tập

50 – 60 phút

Ăn chính

140 – 150 phút

Ngủ

20 – 30 phút

Ăn phụ

50 – 60 phút

Chơi – Tập

50 – 60 phút

Ăn chính

50 – 60 phút

Chơi/Trả trẻ

3. <9> Trẻ 24 – 36 tháng tuổi

– Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.

– Ngủ: 1 giấc trưa.

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

50 – 60 phút

Đón trẻ

110 – 120 phút

Chơi – Tập

50 – 60 phút

Ăn chính

140 – 150 phút

Ngủ

20 – 30 phút

Ăn phụ

50 – 60 phút

Chơi – Tập

50 – 60 phút

Ăn chính

50 – 60 phút

Chơi/Trả trẻ

C. NỘIDUNG

I. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨCKHỎE

1.<10> Tổ chức ăn

– Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độtuổi

Nhóm tuổi

Chế độ ăn

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ngày/trẻ

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại cơ sở giáo dục mầm non/ ngày/trẻ (chiếm 60 – 70% nhu cầu cả ngày)

3 – 6 tháng

(179 ngày)

Sữa mẹ

500 – 550Kcal

330 – 350 Kcal

6 – 12 tháng

Sữa mẹ + Bột

600 – 700 Kcal

420 Kcal

12 – 18 tháng

Cháo + Sữa mẹ

930 – 1000 Kcal

600 – 651 Kcal

18 – 24 tháng

Cơm nát + Sữa mẹ

24 – 36 tháng

Cơm thường

– Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữachính và một bữa phụ.

+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữaăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cungcấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% nănglượng cả ngày.

+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng đượckhuyến nghị theo cơ cấu:

Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% – 20%năng lượng khẩu phần.

Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% – 40%năng lượng khẩu phần

Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% – 50% nănglượng khẩu phần.

– Nước uống: khoảng 0,8 – 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cảnước trong thức ăn).

– Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theomùa.

2. Tổ chức ngủ

Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi:

– Trẻ từ 3 đến 12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng90 – 120 phút.

– Trẻ từ 12 đến 18 tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấckhoảng 90 – 120 phút.

– Trẻ từ 18 đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng150 phút.

3. Vệ sinh

– Vệ sinh cá nhân.

– Vệ sinh môi trường: Vệ sinhphòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Giữ sạch nguồn nước và xử lý rác, nước thải.

4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn

– Khám sức khỏe định kỳ. Theo dõi, đánh giá sựphát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng,béo phì.

– Phòng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêmchủng.

– Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạnthường gặp.

II. GIÁO DỤC

1. Giáo dục phát triển thể chất

a) Phát triển vận động

– <11>Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.

– <12> Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.

– <13> Các cử động bàn tay, ngón tay.

b) Giáo dục dinh dưỡng và sứckhỏe

– Tập luyện nền nếp, thói quen tốttrong sinh hoạt.

– Làm quen với một số việc tự phụcvụ, giữ gìn sức khỏe.

– Nhận biết và tránh một số nguycơ không an toàn.

NỘIDUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI

a) Phát triển vận động