Nợ công là gì? Khái niệm nợ công?
Hiện nay, Các phương tiện truyền thông nhắc đến nhiều lần về nợ công. Nợ công mang theo đúng nghĩa đen của từ ngữ bao gồm: các khoản vay của nhà nước.
Trong bài viết Nợ công là gì? Chúng tôi cung cấp các thông tin về vấn đề nêu trên tới Quí vị.
Nợ công là gì?
Nợ công là các khoản vay của nhà Nhà nước, tổng các khoản vay từ trung ương đến địa phương nhằm sử dụng vào các khoản thâm hụt ngân sách hay nói cách khác thì nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó.
Nợ công được tạo ra từ các khoản vay của Chính Phủ, hiện nay Chính Phủ có hai cách vay nợ bao gồm: Phát hành trái phiếu Chính Phủ và vay trực tiếp.
Thứ nhất: Về phát hành trái phiếu Chính Phủ
Thông qua các trình tự, thủ tục của pháp luật hiện hành Chính phủ có thể phát hành trái phiếu nhằm huy động ngân sách từ cộng đồng sử dụng vào mục đích đã đưa ra từ trước.
Cách vay nợ này của Chính phủ được coi là có hiệu quả nhanh chóng trong thời gian huy động vốn. Nhưng tùy từng hình thức phát hành trái phiếu ( phát hành trái phiếu nội tệ hoặc phát hành trái phiếu ngoại tệ) mà có những mức rủi ro khác nhau.
Thứ hai: Vay trực tiếp
Ngoài phương thức vay bằng phát hành trái phiếu thì chính phủ có thể vay nợ trực tiếp của các Ngân hàng thương mại hoặc các quốc gia khác. Hình thức vay này có độ tín cậy tín dụng thấp và có thể chi phối các vấn đề khác trong chính trị.
Trong lịch sử vay nợ của các nước, có rất nhiều trường hợp vì các khoản nợ của mình mà quốc gia đó phải hy sinh nhiều quyền lợi khác liên quan bởi sự phụ thuộc về tín dụng của mình.
Nợ công tiếng Anh là gì?
Nợ công tiếng Anh là Public debt
Trần nợ công là gì?
Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công.
Mức an toàn nợ công là mức vay trong khả năng và kế hoạch của chính phủ và mức an toàn này nói lên sự Chính phủ có đang trong ngưỡng an toàn trong các khoản nợ. Khi vượt qua ngưỡng an toàn này thì khả năng lớn xảy ra tình trạng khủng hoảng nợ công.
Khủng hoảng nợ công là gì?
Khủng hoảng nợ công là các vấn đề về tài chính và kinh tế xảy ra do các quốc gia mất khả năng trả các khoản nợ của Chính phủ hoặc các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh.
Và thời điểm khủng hoảng nợ công bùng nổ khi khoản nợ của chính phủ đã ở mức không an toàn so với quy mô nền kinh tế đồng thời kinh tế đạt ở mức tăng trưởng thấp.
Ta thấy được rằng khả năng trả nợ của Chính phủ có mối liên hệ chặt chẽ với mức tăng trưởng kinh tế của nhà nước. Trong trường hợp mức tăng trưởng ở mức cao và ổn định, nguồn thu của ngân sách nhà nước được đảm bảo theo đó là các khả năng thanh toán các khoản nợ.
Khi xảy ra khủng hoảng nợ công, chính phủ sẽ phải chịu sức ép nặng nề từ các chủ thể cho vay tiền về lãi phát sinh.
Khủng hoảng nợ công thường xuất hiện với những dấu hiệu cơ bản như sau:
– Lãi xuất trái phiếu Chính phủ tăng mạnh, việc phát hành thêm trái phiếu trở nên khó khăn;
– Thâm hụt ngân sách lớn, nợ công vượt quá ngưỡng an toàn cho phép và chính phủ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
– Chính phủ phải kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các quốc gia khác và các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế;
– Hệ thống thể chế, giám sát tài chính không theo kịp sự biến động của thị trường tài chính;
– Lòng tin của nhà đầu tư cũng như công chúng giảm sút, dẫn đến tình trạng thoái lui đầu tư và nguy cơ xảy ra các cuộc đình công, biểu tình.
Lợi ích của nợ công là gì?
Với các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc được vay khoản tiền để duy trì và phát triển kinh tế là điều rất vui mừng. Trường hợp chính phủ của 1 quốc gia nào đó chấp nhận vay tiền tức là đã xác định rõ ràng những lợi ích của khoản vay đó đối với sự phát triển của đất nước.
– Nợ công có tác dụng làm gia tăng nguồn lực cho nhà nước. Nợ công giúp quốc gia đó có điều kiện tăng cường nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước.
Trước hợp khác, quốc gia đi vay nợ công có được chính sách huy động nợ công một cách hợp lý thì nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
– Việc quốc gia tiến hành huy động nợ công sẽ góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhà rỗi trong dân cư. Hiện tiền trong dân còn rất nhiều, khi nhà nước muốn sử dụng nguồn tiền đó để xây dựng phát triển đất nước sẽ được sự ủng hộ và đồng ý của đại bộ phận người dân thông qua việc cho nhà nước vay vốn từ cá nhân đó.
– Ngoài 2 yếu tố trên, nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và tổ chức tài chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế, ngoại giao quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương.
>>>>> Tham khảo thêm: Công nợ tiếng Anh là gì?
Cách tính nợ công ở Việt Nam hiện nay?
Do quy mô của nền kinh tế ở các nước có sự khác nhau nên gánh nặng của nợ công quốc gia thường được tính dựa trên phần trăm (%) trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Số liệu của nợ công thường được diễn đạt theo rất nhiều cách khác nhau. Nó có thể phân chia thành nợ của Chính phủ hoặc là nợ chung của Chính phủ và các cấp chính quyền.
Nợ công có thể được phân chia dưới dạng những chủ nợ trong ngoài nước, cụ thể là nợ công từ những nhà đầu tư trong nước hoặc là nợ công từ những nhà đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng, nợ công có thể được xác định theo dạng tổng nợ của Chính phủ, tức là tổng nợ tài chính của Chính phủ, hoặc nợ ròng Chính phủ, tức là tổng nợ tài chính trừ đi phần tổng tài sản tài chính do Chính phủ nắm giữ.
Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Nợ công là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.