Niềng Răng Hô Hàm Trên: Phân Loại, Quy Trình Và Bảng Giá Chi Tiết
4.9/5 – (9 bình chọn)
Răng hô là tình trạng răng lệch lạc phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai mà còn khiến bạn mất thẩm mỹ. Để khắc phục tình trạng đó, không ít người đã tìm đến phương pháp niềng răng hô hàm trên. Vậy niềng răng bị hô hàm trên là gì, quy trình thực hiện ra sao? Tất cả những thắc mắc trên đều sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau.
Mục Lục
Thế nào là niềng răng hô hàm trên?
Niềng răng hô hàm trên là phương pháp chỉnh nha dùng khí cụ để đưa răng về vị trí tiêu chuẩn. Từ đó giúp người bệnh loại bỏ khuyết điểm răng hô, để hàm răng trở nên đều đặn.
Tuy nhiên, kỹ thuật nha khoa này chỉ có hiệu quả khi bạn bị hô do răng, không phải do xương. Bởi dụng cụ niềng có thể làm răng di chuyển nhưng không thể thay đổi cấu trúc xương. Do vậy, nếu bạn bị hô bởi xương hàm thì sẽ không thể áp dụng phương pháp này. Thay vào đó, bạn sẽ phải can thiệp phẫu thuật mới sở hữu được hàm răng đều đặn.
Những phương pháp niềng răng hô hàm trên phổ biến nhất
Ngày nay niềng răng hô hàm trên có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tùy theo nhu cầu cũng như tình trạng của mình mà bạn có thể chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là những kỹ thuật chỉnh răng hô hàm trên phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.
Niềng răng hô nhẹ hàm trên bằng mắc cài kim loại
Niềng răng hô nhẹ hàm trên với mắc cài kim loại là phương pháp đã xuất hiện từ lâu đời. Mặc dù vậy nhưng chúng vẫn đem lại kết quả chỉnh nha cao nhất. Niềng răng kim loại có ưu điểm khắc phục hiệu quả tình trạng răng hô, móm. Hoặc những người sở hữu hàm răng lệch lạc, răng không đều, răng thưa…
Dù lợi ích là thế nhưng niềng răng hô bằng mắc cài kim loại dễ gây mất thẩm mỹ. Bởi người đối diện sẽ dễ dàng nhận ra bạn đang đeo mắc cài. Vì vậy, kỹ thuật này thường không được những ai thường xuyên giao tiếp ưa chuộng.
Niềng răng với mắc cài kim loại tự động
Niềng răng hô hàm trên mắc cài tự động cũng là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn. Kỹ thuật này có thể cải thiện hiệu quả nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại. Theo đó, niềng răng mắc cài tự động sẽ dựa vào hệ thống nắp trượt, giữ cố định dây cung để chỉnh nha. Nhờ vậy giúp răng hàm trên trở nên đều đẹp và di chuyển về vị trí đúng chuẩn.
Song cũng giống như mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài tự động có tính thẩm mỹ kém do phần dây cung và mắc cài sau khi gắn lên răng sẽ bị lộ rõ. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy ái ngại khi đeo niềng răng trong một thời gian dài. Chính vì thế mà niềng răng mắc cài tự động thường thích hợp với người bệnh nhỏ tuổi.
Niềng răng hô bằng mắc cài sứ
Nhắc đến phương pháp niềng răng hô hàm trên phổ biến thì không thể bỏ qua niềng răng mắc cài sứ. Phương pháp nha khoa này có công dụng tác động đều và ổn định cho răng. Nhờ đó giúp cho hàm răng bị hô, mọc lệch di chuyển về đúng vị trí trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ còn có ưu điểm mang lại tính thẩm mỹ cao. Chúng sẽ giúp người bệnh bớt e ngại và tự ti khi đeo niềng răng. Do đó, đây cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai hay phải giao tiếp nhiều.
Niềng răng Invisalign
Niềng răng không mắc cài Invisalign là kỹ thuật chỉnh răng hô hàm trên được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Bởi phương pháp niềng răng này đáp ứng được tính thẩm mỹ tốt nhất. Đồng thời vẫn đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.
Niềng răng Invisalign khác những phương pháp niềng răng trên ở chỗ chúng không cần dùng đến mắc cài và dây cung. Mà thay vào đó, phương pháp này sẽ dùng các khay niềng trong suốt để chỉnh nha. Đặc điểm của những khay này là có thể dễ dàng tháo ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, khay còn có màu trong suốt nên được rất nhiều người ưa thích. Bởi chúng sẽ không gây mất thẩm mỹ cho người niềng.
Quy trình chỉnh răng hô hàm trên chuẩn xác
Hiện nay, quy trình niềng răng hô hàm trên tại các cơ sở nha khoa đều phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của Bộ y tế. Song, quá trình này sẽ có sự khác nhau giữa hai kỹ thuật niềng răng mắc cài và không mắc cài. Dưới đây là quy trình cụ thể của từng loại:
Quy trình niềng răng mắc cài
- Bước 1: Người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám tổng quát và chụp X-quang răng miệng. Từ đó xác định xem nguyên nhân gây hô hàm là do răng hay xương.
- Bước 2: Sau khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.
- Bước 3: Một số trường hợp niềng răng hô cần phải nhổ răng sẽ được thực hiện tại bước này. Nếu không, bệnh nhân có thể được tách kẽ răng. Mục đích là để gắn được khâu niềng vào răng hàm của người bệnh. Nếu hàm răng của bệnh nhân đã thưa sẵn thì sẽ không phải thực hiện bước này.
- Bước 4: Khi hàm răng được sửa soạn xong, bác sĩ sẽ tiến hành mắc lắp cài cho bạn. Những hạt mắc cài sẽ được gắn vào hàm trên bằng loại keo nha khoa đặc biệt. Sau đó, phần dây cung chỉnh nha sẽ được luồn qua những mắc cài này. Tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ siết lực phù hợp với tình trạng răng của họ.
- Bước 5: Tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng răng và tiến độ sau khi niềng.
Quy trình niềng răng hô hàm trên không mắc cài
- Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để đánh giá xem người bệnh có phù hợp để niềng răng trong suốt (không mắc cài) không.
- Bước 2: Bạn sẽ được lấy dấu hàm trên bằng máy quét. Sau đó, máy tính sẽ đánh giá và xuất ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Bác sĩ sẽ xem xét lại lần cuối rồi gửi thông tin dấu răng cho nhà sản xuất tại Mỹ. Lúc này, bạn cần đợi khoảng 2 tuần để hãng thiết kế khay niềng răng.
- Bước 3: Khi khay niềng đã có, bác sĩ sẽ liên hệ với bệnh nhân để tới lắp đặt. Đồng thời hướng dẫn cho người bệnh cách tự tháo lắp và vệ sinh khay tại nhà.
- Bước 4: Với kỹ thuật chỉnh răng hô hàm trên này, bạn không nhất thiết phải tới phòng khám nhiều lần. Tuy nhiên, để đảm bảo, bác sĩ vẫn sẽ hẹn bạn đến khám định kỳ 1 lần/tháng.
Đối tượng nào phù hợp để niềng răng bị hô hàm trên
Thông thường, để niềng răng đạt kết quả tốt nhất, người bệnh nên làm cả hai hàm. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cần niềng răng bị hô hàm trên thì phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- Răng hàm dưới đạt chuẩn về kích thước độ rộng của cung hàm.
- Những chiếc răng hàm dưới mọc đều đặn, đúng vị trí, phù hợp với khuôn miệng và mặt.
Niềng răng hô hàm trên chỉ mang lại kết quả tốt nhất khi hàm dưới đã đạt chuẩn. Có như vậy, các khớp cắn mới thực hiện tốt vai trò ăn nhai của mình. Trái lại, khi hàm dưới bị lệch lạc mà bạn không điều trị sớm sẽ dẫn tới việc mất cân xứng giữa hai hàm.
Hiện nay chi phí niềng răng hô hàm trên hết bao nhiêu?
Giá tiền niềng răng hô hàm trên cũng là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm. Dưới đây là bảng giá chi tiết của các phương pháp niềng răng hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
- Chi phí chỉnh răng hô hàm trên mắc cài kim loại: Trong các phương pháp niềng răng, mắc cài kim loại thường có chi phí rẻ nhất. Mức giá của loại niềng này thường rơi vào khoảng 25 – 45 triệu cho 2 hàm. Đối với 1 hàm thì chi phí này sẽ dao động trong từ 12,5 – 22,5 triệu.
- Chi phí niềng răng mắc cài tự khóa: Thường dao động từ 42 – 57 triệu với 2 hàm. Đối với 1 hàm, mức phí của phương pháp này sẽ rơi vào khoảng từ 20 – 28,5 triệu.
- Chi phí niềng răng hô mắc cài sứ: Kỹ thuật này thường có mức giá từ 45 – 60 triệu/2 hàm. Vì thế, chi phí niềng răng hàm trên mắc cài sứ sẽ dao động từ 22,5 – 30 triệu.
- Chi phí niềng răng không mắc cài Invisalign: So với những phương pháp niềng răng trên, Invisalign có mức chi phí cao hơn hẳn. Hiện nay, mức giá cho kỹ thuật này thường rơi vào 34 – 120 triệu/2 hàm. Như vậy, mức phí niềng cho 1 hàm sẽ dao động từ 17 – 60 triệu.
Nên niềng răng hô nhẹ hàm trên ở đâu uy tín?
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín sẽ giúp bạn có được kết quả phục hình răng hô tốt răng. Đồng thời hạn chế tối đa được những biến chứng xuất hiện sau khi niềng. Bạn đọc có thể tham khảo một vài địa chỉ niềng răng hô hàm trên chất lượng dưới đây:
Viện Nha khoa Vidental
Đây là cơ sở nha khoa niềng răng hô hàm cực an toàn, uy tín tại Hà Nội. Bởi phòng khám sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi. Đồng thời nơi này còn trang bị cả hệ thống máy móc hiện đại nhằm phục vụ cho quá trình chỉnh nha. Do đó, người bệnh sẽ không phải lo lắng về tính chuẩn xác khi đến khám tại đây.
Bạn có thể đặt lịch khám với Viện nha khoa Vidental thông qua website https://vidental.vn/ hoặc https://www.facebook.com/vidental.vn/.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM
Nhắc đến địa chỉ khám và niềng răng hô uy tín thì không thể bỏ qua bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM. Đây là một trong những bệnh viện lớn và uy tín tại miền Nam về niềng răng – chỉnh nha. Khách hàng ở mọi lứa tuổi từ già đến trẻ đều có thể tìm đến nơi này để niềng răng. Để được khám và chỉnh răng bị hô hàm trên tại đây, người bệnh có thể tìm tới địa chỉ sau:
- Số 263 – 265 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Q1, TPHCM.
Nha khoa Việt Đức
Nha Khoa Việt Đức cùng là một trong những phòng khám nha khoa chất lượng tại Đà Nẵng. Nơi đây cung cấp rất nhiều dịch vụ chỉnh nha cho người bệnh từ cạo vôi răng, tẩy trắng, trồng răng… Trong đó có cả phương pháp phục hình răng hô bằng cách niềng răng.
Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi đến chỉnh nha tại nơi này. Nếu bạn muốn chỉnh răng hô tại nha khoa Việt Đức có thể tìm đến địa chỉ:
- Số 92A Yên Bái, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Lưu ý sau khi niềng răng bị hô hàm trên
Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất sau khi niềng răng hô hàm trên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để tiến hành chỉnh răng hô hàm trên. Những địa chỉ này sẽ đảm bảo cho bạn đạt được kết quả chỉnh nha tốt nhất. Đồng thời tránh được những biến chứng xấu có thể xảy ra sau khi niềng.
- Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, cẩn thận sau khi niềng răng hàm trên. Bạn nên dùng những loại bàn chải có đầu lông mềm nhỏ để vệ sinh răng miệng. Mỗi ngày sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa đều đặn nhằm ngăn ngừa vi khuẩn.
- Sau khi niềng răng hô, nếu thấy ê buốt kéo dài thì bạn cần đến nha khoa để thăm khám.
- Tái khám định kỳ với bác sĩ chỉnh nha theo đúng lịch hẹn. Điều này sẽ giúp các bác sĩ theo dõi được sự tiến triển của răng sau khi niềng. Đồng thời phát hiện ra các vấn đề bất thường trên răng bạn để kịp thời điều trị.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình sau khi niềng răng. Bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho răng như:
- Những thực phẩm từ sữa gồm bơ, sữa, sữa chua…
- Những đồ ăn xốp mềm bao gồm ngũ cốc, đậu hũ, bánh mì…
- Các món ăn chế biến từ trứng như bánh bông lan, trứng luộc…
- Thức ăn được nấu chín mềm gồm có cháo, súp, bún, phở…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm dai, cứng sau khi niềng răng. Cụ thể như bánh dày, bánh nếp, các loại hạt, kẹo cứng… hay các loại thực phẩm giòn và dính như bỏng ngô, khoai tây chiên, kẹo cao su… Những thực phẩm này có thể gây hỏng khí cụ và làm giảm kết quả niềng răng của bạn. Do vậy, bạn cần tránh sử dụng chúng khi mới niềng răng hô.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu được thế nào là niềng răng hô hàm trên cũng như các phương pháp thực hiện kỹ thuật này. Để lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp cho mình, bạn nên đến khám ở nha khoa. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán và gợi ý cho bạn phương pháp phục hình răng an toàn và hiệu quả nhất.