Niêm yết chứng khoán là gì? Một số thông tin cơ bản mà nhà đầu tư cần hiểu rõ
Đối với những nhà đầu tư mới chập chững bước vào thị trường chứng khoán ắt hẳn sẽ luôn gặp phải các khái niệm còn khá mới mẻ và lạ lẫm. Một trong những khái niệm lạ lẫm đó chính là niêm yết chứng khoán. Vậy niêm yết chứng khoán là gì? Hãy cùng DNSE tìm hiểu về nó qua bài viết sau đây nhé.
Cùng DNSE tìm hiểu về niêm yết chứng khoán
Niêm yết chứng khoán là gì?
Niêm yết chứng khoán (Listing of Securities) là việc Sở giao dịch cho phép chứng khoán của một công ty phát hành được giao dịch trên sàn. Trong trường hợp công ty này đáp ứng được những điều kiện nhất định do sở quy định.
Nói cách khác, niêm yết tức là đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch. Với điều kiện công ty phát hành phải có sự ràng buộc và ký kết hợp đồng với Sở giao dịch. Ngoài ra, công ty này còn phải đảm bảo có đủ điều kiện về mặt pháp lý. Từ đó, Sở Giao dịch mới cho phép công ty này được niêm yết trên sàn.
Một số lợi thế đối với công ty niêm yết
Ưu điểm của niêm yết chứng khoán
Việc niêm yết trên Sở Giao dịch sẽ giúp những công ty phát hành có những lợi thế sau:
Đầu tiên, những công ty này sẽ dễ dàng huy động được vốn thông qua nhiều cách khác nhau. Bởi vì họ đã có sự minh bạch và rõ ràng nhất định trên thị trường chứng khoán.
Thứ hai, việc niêm yết chứng khoán sẽ giúp tăng uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh cho những doanh nghiệp đó.
Thứ ba, các loại chứng khoán này thường sẽ có tính thanh khoản cao hơn. Nếu ví thị trường chứng khoán như một “cái chợ”. Thì chứng khoán niêm yết sẽ là mặt hàng được trao đổi nhanh chóng và dễ dàng hơn bất kỳ mặt hàng nào khác.
Thứ tư, nhờ sự ràng buộc về mặt luật pháp của chứng khoán niêm yết mà các công ty có xu hướng quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bởi sức ép của các nhà đầu tư, của công chúng làm cho các công ty này khó có thể lơ là trong việc quản lý.
Cuối cùng, giá trị của những công ty niêm yết sẽ được đánh giá và bộc lộ rõ ràng hơn. Hay nói cách khác là những giá trị đó sẽ được thị trường đánh giá cụ thể là bao nhiêu. Từ đó giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn. Và hơn hết là có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhất.
Những mặt hạn chế đối với công ty niêm yết
Nhược điểm của niêm yết chứng khoán
Bên cạnh những ưu điểm đã đề cập trên, thì việc niêm yết chứng khoán luôn tồn tại một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn:
Lộ thông tin
Khi niêm yết lên sàn giao dịch thì mọi thông tin của doanh nghiệp đều phải được công bố với công chúng. Chính vì vậy, nó gây bất lợi cho công ty phát hành. Bởi vì phải luôn trong tình trạng công khai thông tin. Điều này tạo ra nguy cơ làm lộ các thông tin quan trọng cho các đối thủ. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể phải đối mặt với rủi ro vi phạm pháp luật
Do tính chất ràng buộc về mặt pháp lý khá cao. Nên các công ty niêm yết luôn có nguy cơ vướng phải vòng lao lý nếu như không thận trọng. Nhất là trong công tác kinh doanh và đầu tư.
Tăng thêm chi phí
Do hàng năm phải tổ chức nhiều cuộc họp để công bố thông tin cho đại chúng. Hay việc thuê công ty kiểm toán, thiết lập phòng quan hệ để làm việc với cổ đông… Nên những doanh nghiệp niêm yết sẽ phải tăng thêm rất nhiều chi phí phát sinh.
Phân loại niêm yết chứng khoán
Có những loại niêm yết chứng khoán nào?
Trên thị trường hiện nay có một số loại niêm yết chứng khoán cơ bản sau:
- Niêm yết lần đầu (Initial Listing): Là trường hợp một công ty lần đầu tiên đưa cổ phiếu của họ niêm yết lên sàn giao dịch
- Niêm yết bổ sung (Additional Listing): : Đối với những công ty đã thực hiện niêm yết trước đó nhưng muốn bổ sung thêm thì được gọi là niêm yết bổ sung.
- Thay đổi niêm yết (Change Listing): Trong một số trường hợp, công ty có những thay đổi về thông tin. Như ký hiệu mã cổ phiếu, tên gọi công ty, khối lượng và mệnh giá… thì họ phải làm thủ tục để thay đổi niêm yết. Hoặc trong trường hợp công ty thay đổi từ sàn giao dịch này sang sàn giao dịch khác cũng được gọi là thay đổi niêm yết.
- Niêm yết cửa sau (Back door Listing): Trường hợp một công ty nhỏ bị một công ty lớn khác thâu tóm và sáp nhập. Thì công ty nhỏ này sẽ được niêm yết cửa sau thông qua công ty lớn đó.
- Niêm yết toàn phần, từng phần (Dual Listing & Partial Listing): Công ty niêm yết toàn bộ cổ phiếu của mình trên sàn giao dịch thì được gọi là niêm yết toàn phần. Ngược lại, nếu công ty chỉ niêm yết một phần cổ phiếu của mình trên sàn giao dịch thì được gọi là niêm yết từng phần.
Kết luận
Trên đây là thông tin cơ bản về niêm yết chứng khoán mà các nhà đầu tư cần hiểu rõ. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về khái niệm này. Và hơn hết là có thể đưa ra những quyết định đầu tư thật sáng suốt. Từ đó góp phần gia tăng tài sản và chạm tới mục tiêu giàu có của mình.