Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?-MarryBaby

Niêm mạc tử cung là gì?

Trước khi tìm hiểu, niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai. Chúng ta cùng tìm hiểu về niêm mạc tử cung nhé.

Lớp niêm mạc hay còn gọi là nội mạc tử cung là lớp phủ toàn bộ mặt trong của tử cung. Lớp nội mạc tử cung gồm 2 lớp:

  • Lớp nội mạc dưới đáy mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mang phần đáy của các ống tuyến.
  • Lớp nội mạc tuyến chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Độ dày mỏng thay đổi theo từng giai đoạn: Giai đoạn sạch kinh từ 2 đến 3 ngày; giai đoạn rụng trứng; giai đoạn chuẩn bị hành kinh.

Hàng tháng, dưới tác dụng của hormone sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên, “lót ổ” cho trứng thụ tinh làm tổ. Nếu sự thụ tinh không diễn ra, niêm mạc tử cung bong ra và gây chảy máu còn gọi là hành kinh. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung mỏng nhất. Nếu trứng thụ tinh về làm tổ, nội mạc tử cung tiếp tục dày lên, cho phép phôi làm tổ và nhau thai phát triển.

Niêm mạc tử cung là gì?

Cấu tạo và độ dày của niêm mạc tử cung theo chu kỳ

1. Sau khi sạch kinh:

Thời điểm này được tính từ thời điểm sau khi quá trình hành kinh kết thúc. Khi ấy, lớp nội mạc tử cung bị bong tróc chỉ còn ít tế bào biểu mô và mô đệm. Với tác động của hormone estrogen, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên, hồi phục lại, tế bào tăng sinh và biểu mô hóa lại. Cuối giai đoạn này, lớp nội mạc tử cung dày 3-4mm.

2. Gần thời gian rụng trứng:

Giai đoạn này cách ngày có kinh nguyệt khoảng 14 ngày. Hormone estrogen và progesterone cùng hoạt động làm niêm mạc tử cung dày lên và tiết chất nhầy. Niêm mạc tử cung dày lên khoảng 8-12mm.

>>Xem thêm: Thời gian rụng trứng là khi nào? Cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất

3. Giai đoạn chế tiết:

Giai đoạn này được xác định trước khi có kinh. Lượng máu cung cấp cho niêm mạc tử cung làm giảm hoạt động của hormone estrogen giảm và progesterone tăng. Lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc được đẩy ra ngoài cùng với máu và chất nhầy. Giai đoạn này, lớp niêm mạc dày khoảng 12-16mm.