Niềm Tin Là Gì? Vai trò và Cách Xây Dựng Niềm Tin hiệu quả

Niềm tin là gì? Nguồn gốc của niềm tin đến từ đâu, làm sao để có thể xây dụng cho mình hệ niềm tin đúng, cũng như có được niềm tin của người khác. Trong bài viết này tuhocdohoa.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách đầy đủ về niềm tin là gì, và những vấn đề xoay quanh chủ đề niềm tin

I. Những điều cần biết về niềm tin

Trong cuộc sống, ai cũng biết niềm tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, niềm tin mang lại cho chúng ta sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách. Nếu có được niềm tin của người khác bạn sẽ có được nhiều cơ hội hơn, được mọi người yêu quý hơn. Bạn có thể thấy rằng, niềm tin về cơ bản đươc chia làm 3 loại là niềm tin của bạn đối với người khác, niềm tin của bạn với chính mình và niềm tin của người khác đối với bạn. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về nó chúng ta sẽ điểm qua một số khái niệm về niềm tin nhé.

1.1 Định nghĩa niềm tin là gì?

Niềm tin được hiểu là là cách bạn cảm nhận và tin tưởng vào một ai đó, một điều gì đó. Niềm tin xuất phát từ tín ngưỡng, văn hóa, hiểu biết, và những thông tin mà bạn có, vì vậy điều bạn tin có thể đúng, có thể sai, nhưng bạn vẫn tin rằng nó sẽ xảy ra theo hướng mà bạn mong muốn. Niềm tin của mỗi người cũng luôn tồn tại 3 loại là niềm tin tích cực và niềm tin tiêu cực, và niềm tin giới hạn.

Phân loại niềm tin

STT
Loại niềm tin
Khái niệm về niềm tin

Ví dụ về niềm tin

1
Niềm tin tích cực
Niềm tin tích cực là sự tin tưởng một cách có chọn lọc, có cơ sở, tạo nên động lực giúp bạn đưa ra những quyết định và hành động đúng đắn, từ đó giúp bạn phát triển, nỗ lực để đạt được mục tiêu, dự định điều bạn. Ngoài ra niềm tin tích cực còn giúp bạn vượt qua khó khăn, thử thách, tạo ra động lực sống, cống hiễn mãnh liệt

+ Tôi tin tôi là người tài năng, tôi có thể thành công, vì vậy tôi nỗ lực học tập, làm việc để trở nên thành công hơn
+ Tôi tin rằng khi tôi đi làm xa bố mẹ luôn dõi theo tôi, mong chờ tôi thành công trở về. Vì vậy tôi có động lực để nỗ lực nhiều hơn

2
Niềm tin tiêu cực là gì
Là thứ niềm tin buộc bạn suy nghĩ theo hướng tiêu cực, xấu xa, nhận định 1 vấn đề theo hướng không mấy tốt đẹp. Niềm tin tiêu cực khiến bạn trở nên dễ dàng thỏa hiệp, đánh mất bản thân, hành động một cách thiếu suy nghĩ. Đôi khi niềm tin tiêu cực khiến bạn không còn động lực sống, cống hiến, và hành động.

+ Tôi tin rằng xã hội này không công bằng, vì vậy tôi có làm gì đi chăng nữa thì tôi cũng không thể tốt lên, không được người khác tôn trọng. Từ đó tôi chẳng làm gì cả.
+ Tôi tin rằng thể chất của tôi yếu, có tập thể dục tôi cũng không thể khỏe lên, chính vì vậy tôi không vận động, không tập luyện

3
Niềm tin giới hạn là gì
Là loại niềm tin xuất hiện trong tâm lý học hiện đại. Khái niệm này để chỉ những niềm tin xuất phát từ văn hóa, quan niệm, hoặc định kiến xã hội đối với sự vaanatj hienj tượng nào đó. Niềm tin giới hạn được thể hiện qua hệ thống các quy tắc, lối mòn tư duy, khuôn phép và chuẩn mực.

+ Niềm tin tôn giáo

Như vậy bạn có thể thấy rằng niềm tin xuất phát từ những gì bạn nghe, bạn thấy, và bạn cảm nhân được kết hợp với kiến thức, hiểu biết, nền tảng văn hóa xã hội. Niềm tin giúp tạo ra một thứ cảm xúc đặc biệt, khó có thể thay đổi được, chính vì vậy khi bạn tin và một điều gì đó bạn rất khó có thể tiếp nhận những thông tin khác, thông tin trái chiều hay đối nghịch với những gì bạn biết. Niềm tin khiến bạn tao ra những hành động, biểu hiện tiêu cực khi có ai đó muốn xâm phạm, thay đổi hệ niềm tin của bạn. Loại cảm xúc này được gọi là cảm xúc niềm tin.

Đặc điểm của niềm tin là gìĐặc điểm của niềm tin là gì

1.2 Vai trò của niềm tin là gì?

Trong cuộc sống niềm tin có vai trò to lớn đối với sự phát triển, thành công hay thất bại của một cá nhân. Một niềm tin tích cực giúp bạn liên tục tiến về phía trước, không bỏ cuộc, và nỗ lực đạt được những gì bạn muốn. Một số vai trò của niềm tin trong cuộc sống như sau:

1. Niềm tin tạo động lực hành động.

Không ai có đủ dũng khí để hành động, và vượt qua khó khăn, thử thách mà không cần niềm tin. Không cần biết đó là niềm tin tích cực hay niềm tin tiêu cực, chỉ khi bạn có niềm tin bạn mới hành động. Ngay cả khi bạn bị ép buộc làm một việc gì đó, thì nó cũng dựa trên niềm tin vào việc nếu bạn làm việc bạn sẽ được người kia (kẻ ép buộc bạn) đáp ứng 1 diều kiện nào đó.

Như vậy bạn có thể thấy không ai là không có niềm tin, dù ít hay nhiều, niềm tin càng lớn bạn sẽ càng có nhiều động lực, và năng lượng hoàn thành công việc và mục tiêu đã đề ra. Cho dù bạn thông minh, tài giỏi, hay may mắn tới đâu mà bạn không có niềm tin, bạn sẽ không có động lực để hành động, không dám đối mặt với thử thách và cũng chẳng thể nào thành công

2. Niềm tin là cánh cửa

Niềm tin chính là cách cửa của cuộc đời bạn, nếu bạn có niềm tin tích cực vào cuộc sống, cách cửa đó sẽ luôn mở ra để bạn khám phá. Ngược lại niếu bạn không có niề tin, cũng như việc bạn đóng cánh cửa tương lai của mình lại vậy, bạn sẽ mãi quẩn quanh trong lối mòn tư duy, đổ lỗi, và trách cứ số phận.

Trong lịch sử, có nhiều câu chuyện về niềm tin tích cực làm thay đổi hệ tư duy, định kiến, làm thay đổi cả nền khoa học, công nghệ của nhân loại. Galileo Galilei là người nổi tiếng với câu nói ” Dù sao trái đất vẫn quay”. Chẳng phải là người mở toang cánh cửa khoa học nhờ vào niềm tin của mình đó sao.

3 Niềm tin tạo năng lượng tích cực

Niềm tin không chỉ mang lại cho người sở hữu nó năng lực hành động không giới hạn. Niềm tin cũng là liều thuốc tin thần mang tới cho bạn những năng lượng tích cực giúp xoá bỏ mọn rào cản, tạo động lực sống, đập sự lười biếng của bạn. Niềm tin tích cực của bạn có thể  mang đến bạn năng lượng tràn đầy, khiến bạn trở nên mạnh mẽ thu hút người khác.

Ví dụ: Niềm tin giúp bạn trở nên lạc quan, yêu đời, giúp bạn sống có mục tiêu, dễ kết nối mọi người xung quanh. Có nhiều trường hợp người bệnh, tai nạn, hay bị thương trong chiến tranh, đã có thể vượt qua cơ nguy kịch chính nhờ niềm tin không giới hạn của họ trong cuộc sống. Trong y học người ta có thể lợi dụng niềm tin để điều trị bệnh, giúp bệnh nhân cải thiện tìn hình một cách rõ dệt (giả dược)

 

II. Nguồn gốc và Bản chất của Niềm tin là gì?

Chúng ta vừa cùng nhau điểm qua một số khái niệm cơ bản về niềm tin là gì. Theo đó bạn thấy rằng niềm tin tích cực có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của bạn. Nhưng rốt cuộc nguồn gốc của niềm tin từ đâu mà có, bản chất của chúng là gì?

2.1 Nguồn gốc của niềm tin là gì

Niềm tin không tự nhiên mà có, chúng liên tục hình thành, thay đổi, biến mất theo quá trình trưởng thành, học hỏi và phát triển bản thân. Hiểu được nguồn gốc của niềm tin, bạn sẽ học được cách điều chỉnh hệ thống niềm tin của bạn với sự vật, sự việc sung quanh, cũng như thay đổi những niềm tin mà người khác dành cho bạn. Vậy nguồn gốc của niềm tin là gì?

1. Niềm tin xuất phát từ những gì bạn thấy.

Những gì bạn nghe, thấy, cảm nhân, và được dạy dỗ là nhân tố chính ảnh hướng tới hệ thống niềm tin của bạn. Các cụ xưa đã có câu “mắt thấy tai nghe đó sao” có nghĩa rằng những gì được thấy tận mắt, được nghe tận tai mới đáng để tin tưởng. Mặc dù vẫn biết những gì bạn thấy, bạn nghe chưa chắc đúng, nhưng nó vẫn là yếu tố quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tớ niềm tin của bạn.

2. Niềm tin có nguồn gốc từ xã hội, môi trường sống.

Văn hóa xã hội và môi trường sống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hệ thống niềm tin của bạn. Khác với việc quan sát, môi trường sống âm thầm cài cắm, gieo rắc, tiêm nhiễm trong một khoảng thời gian dài và liên tục. Những loại niềm tin có xuất phát từ xã hội, và môi trường sống lại được bắt nguồn từ những giới hạn về hiểu biết của cá nhân trong một không gian nhỏ hẹp. Loại niềm tin này thường là thứ niềm tin cố hữu, khó có thể thay đổi do chúng không ngừng được củng cố, bồi đắp theo giời gian.

Ví dụ: Tôi sinh ra trong một ngôi làng nghèo, biệt lập từ bé. Ngôi làng của tôi không ai được học hành đến nơi đến trốn, đặc biệt là con gái, bởi mọi người cho rằng cho con gái đi học rồi nó cũng theo chồng, hao tiền, tốn của của gia đình. Và thực sự đã rất nhiều thế hệ trước tôi cũng đều như vậy cả. Sau hàng chục năm sống trong ngôi làng đó, khi tôi lớn lên, có gia đình, có con cái lúc này tôi cũng sẽ có một niềm tin vào việc con gái học cũng đi lấy chồng, không giúp gì được cho bố mẹ.

3. Niềm tin đến từ nền tảng kiến thức.

Học thức hay hiểu biết là một trong yếu tố quyết định đến hệ thống niềm tin của mỗi người. Những người được học tập, có kiến thức và trải nghiệm sống đa dạng thường sẽ có niềm tin tích cực hơn vào cuộc sống, họ cũng tin vào bản thân hơn. Hệ thống niềm tin dựa trên nền tảng kiến thức và hiểu biết thường được xây dựng trên sự phân tích, quan sát, và đánh giá liên tục thay vì tin tưởng một cách mù quáng. Vì vậy khi bạn càng có hiểu biết, càng có kiến thức sâu rộng, bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn, bạn càng tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào quyết định của mình hơn những người khác.

4. Niềm tin đến từ những biến cố

Khi bạn gặp những biến cố lớn trong đời, thì rất có thể hệ thống niềm tin của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo. Đôi khi trong cuộc sống có những việc khiến bạn thay đổi hoàn toàn về góc nghìn, và niềm tin của bạn về một vấn đề nào đó. Bạn có thể từ không tin, trở thành tin, và đôi khi là tín. Tôi lấy ví dụ, nếu bạn đang làm ăn phát đạt bạn sẽ không tin vào vận rủi, nhưng khi bạn làm ăn bết bát thì bạn sẽ đổ tại bạn xui. Chúng ta đang có hệ tư tưởng nho giáo, chẳng phải chúng ta đã tiếp nhận niềm tin vào chủ nghĩa mác khi có chiến tranh xảy ra đó sao.

2.2. Bản chất của niềm tin là gì

Bản chất của niềm tin là gì? Đó là kết quả của sự tích lũy, phân tích những gì bạn quan sát, lắng nghe, cảm nhận và trải nghiệm dựa trên nền tảng kiến thức và hiểu biết và cảm xúc của bạn. Bản chất của niềm tin bao gồm các yếu tố sau:

1. Niềm tin là sự tích tụ hệ kiến thức.

Không 1 ai tin vào điều gì đó mà không đến từ việc quan sát và phân tích vấn đề. Việc phân tích đúng hay sai phụ thuộc vào hiểu biết của họ về vấn đề đó nữa. Tuy vậy bạn có thể nhận thấy rằng, niềm tin chỉ hình thành khi bạn đã thu thập đủ dữ liệu, và thông tin của bạn được “chứng minh”. Rõ ràng nguồn gốc sâu xa của niềm tin là việc không ngừng tập hợp những luồng kiến thức từ bên ngoài. Do vậy khi bạn muốn thay đổi niềm tin của ai đó, việc bạn cần làm là liên tục làm thay đổi những hiểu biết của họ về vấn đề đó. Khi bạn thay đổi hiểu biết của họ đủ nhiều thì niềm tin của họ sẽ thay đổi.

2. Niềm tin là sự cố chấp

Bản chất sâu xa của niềm tin là sự cố chấp. Đúng vậy sự cố chấp của con người tạo thành bức tường bao bọc lấy niềm tin của chính họ. Niềm tin là sự tin tưởng, trong khi cố chấp, là tin tưởng đến mức bảo thủ. Nếu không có sự cố chấp tiềm ẩn bên trong mỗi người bạn sẽ không có niềm tin vào bất cứ thứ gì. Bạn hãy hình dung  1 người có niềm tin vững chắc là người kiên định với suy nghĩ và hành động của mình, họ thường không hoặc khó tiếp thu những thông tin đối nghịch với những gì họ biết, họ tin.  Nếu sự kiên định hay lối suy nghĩ của bạn là sai lầm, nhưng bạn vẫn cố bảo vệ nó, thậm chí bạn biết nó sai nhưng vẫn tin, thì chẳng phải đó là cố chấp sao. Đặc biệt bạn có thể dễ dàng nhận thấy chúng trong tình yêu

3. Niềm tin là cảm xúc cường độ cao

Một khái niệm tương đối lạ về bản chất của niềm tin đó là: Niềm tin là cảm xúc cường độ cao của con người, loại cảm xúc này có  biên độ và nhịp độ nhất định. Niềm tin tương tự như con lắc lò xo vậy, chúng luôn giao động, luôn thay đổi không ngừng, chúng có thể âm thầm, có thể dữ dội, nhưng chắc chắn chúng không đứng yên một chỗ.  Khi tác động 1 “lực” vào lò xo niềm tin, thì nó sẽ bị lay động. Và khi bạn tác động 1 “lực đủ mạnh”, thì lò xo niềm tin biến dạng hoàn toàn, dẫn đến hệ niềm tin thay đổi. Nắm bắt được những điều này những nhà tâm lý thường tập chung khai thác điểm yếu trong niềm tin. Thông qua đó điều chỉnh hệ niềm tin của bạn đi đúng quỹ đạo của nó. Điều đó giúp bạn có được những niềm tin tích cực đóng góp cho cuộc sống.

2.2. Cách xây dựng niềm tin

Khi nói về cách xây dựng niềm tin bạn có thể thấy rằng niềm tìn có hai loại gồm niềm tin của bạn đối với những thứ xung quanh hoặc chính bạn, và niềm tin của người khác dành cho bạn. Việc bạn muốn xây dựng hệ thống niềm tin nào đều dựa trên những thay đổi trong suy nghĩ của chính bạn trong thời gian dài và liên tục. Muốn có được niềm tin tích cực bạn cần liên tục làm mới bản thân theo hướng tích cực, và thể hiện chúng ra bên ngoài một cách thường xuyên hoan. Cách để xây dựng niềm tin như sau:

1. Cách để có niềm tin tích cực

Có 3 yếu tố tác động vào hệ thống niềm tin của bạn bao gồm: Môi trường sống, Nền tảng kiến thức, và ước mơ. Ba yếu tố này không ngừng tác động đến suy nghĩ, hành vi và niềm tin của bạn. Cách duy nhất đề khiến cho bạn có được niềm tin tích cực là tạo dựng cho mình ước mơ đủ lớn, có nền tảng kiến thức tốt và một môi trường sống lành mạnh. Cụ thể như sau:

Môi trường lành mạnh: Đây là yếu tố quan trọng và quyết định tới hệ thống niềm tin của bạn, Nếu bạn được sống trong môi trường lành mạnh, có cơ hội tiếp xúc với những luồng thông tin sạch hữu ích thì cơ hội để bạn có được niềm tin tích cực vào bản thân, cuộc sống và những người xung quanh sẽ cao hơn. Môi trường sống lành mạnh sẽ tạo cho bạn động lực mạnh mẽ để thay đổi bản thân, học tập và làm việc và phát triển một cách toàn diện. Ngược lại nếu bạn sống trong môi trường độc hại, nhiều tư tưởng xấu, lệch lạc, chắc chắn bạn sẽ bị tiêm nhiễm vào đầu những thứ niềm tin sai lệch đó.

Nâng cao hiểu biết: Kiến thức là nền tảng của hiểu biết, và niềm tin bên trong bạn. Cách duy nhất dể bạn có được kiến thức, hiểu biết là không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ của bản thân. Càng có hiểu biết sâu, rộng, bạn càng có khả năng quan sát và phân tích vấn đề một cách chính xác và đầy đủ nhất. Từ đó bạn sẽ tự tin vào bản thân hơn, biết mình nên tin và không nên tin vào điều gì hơn.

Xây dựng ước mơ: Hãy nuôi dưỡng những ước mơ lớn. Ước mơ hoài bão sẽ giúp ban đi đúng hướng trên con đường tương lai, và hình thành cho bạn niềm tin đúng đắn. Ước mơ sẽ tác động đến niềm tin trong bạn và niềm tin trong bạn sẽ tác động ngược trở lại vào trong ước mơ của chính bạn.

Cách xây dựng niềm tinCách xây dựng niềm tin

2. Cách để có được niềm tin của người khác

Để cho người khác có được niềm tin vào bạn buộc bạn phải hành động và chứng minh cho người xung quanh thấy bạn có thể tin tưởng được. Vậy thì cách duy nhất để có được niềm tin là hãy hành động đúng đắn, giúp đỡ người khác và lan toả giá trị thật nhiều. Bạn cho đi càng nhiều giá trị bạn càng tạo dựng được niềm tin tích cực từ người khác. Cách thức để xây dựng niềm tin từ người khác là gì?

Học cách xây dựng thương hiệu cá nhân. Trong một chia sẻ gần đây của tôi về thương hiệu cá nhân là gì, tôi đã nhắc đến một trong những vai trò to lớn của thương hiệu là tạo dựng niềm tin. Thương hiệu cá nhân chính là cách mà mọi người nhìn nhận và nói về bạn. Nếu bạn đầu tư đúng đắn cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân bạn sẽ có được niềm tin của người khác.

Hãy giữ lời hứa: Nếu không làm được thì đừng hứa và nếu đã hứa hãy cố gắng thực hiện. Cho dù lời hướng là vô cùng nhỏ, cho dù là hứa với chính bản thân mình. Một khi đã hứa hãy cố gắng thực hiện đúng, đủ, và nhiệt thành nhất có thể. Đừng để người khác mất niềm tin vào những gì bạn nói.

Hãy hành động: Rõ rằng hành động là cách chứng minh tốt nhất những gì bạn muốn truyền tải. Bạn muốn tạo dựng được niềm tin bạn hãy hành động nhiều hơn. Có như vậy thông qua những gì bạn làm mới tạo dựng được niềm tin cho người khác.

Cho đi nhiều hơn: Cho đi nhiều hơn là một cách để tạo dựng niềm tin. Nhiều bạn nghĩ rằng cho đi là phải thể hiện bằng giá trị vật chất. Nhưng thực tế thì không như vậy. Bạn có thể cho đi kiến thức hiểu biết và những giá trị mà bạn có. Bạn cho đi càng nhiều thì niềm tin mà người khác đặt vào bạn càng lớn.

3. Tạm kết về chủ đề niềm tin là gì.

Như vậy Tự Học Đồ Họa vừa vừa cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề niềm tin là gì. Qua bài viết này các bạn hiểu hơn được thế nào là niềm tin, đặc điểm, bản chất của niềm tin đến từ đâu. Từ những gì chúng tôi chia sẽ các bạn sẽ rút ra được cách để xây dựng cho mình hệt niềm tin đúng đắn và vững chắc. Trong quá trình chúng tôi biên tập nội dung không thể tránh khỏi được những sai sót. Nếu bạn nhận thấy điều đó vui lòng cho chúng tôi biết bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé. Chúng tôi luôn lắng nghe và tiếp thu những chia sẻ từ phía các bạn.