Nhượng quyền thương hiệu là gì? 4 Bước Quy trình-5 Hình thức
Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược phát triển bao gồm Marketing, phân phối và kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu sẽ phải cấp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền kinh doanh) quyền kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ. Để hiểu rõ hơn cùng SEODO làm rõ hơn về các quy trình này trong bài viết sau đây:
1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là một thuật ngữ để chỉ một mô hình hoặc một mối quan hệ kinh doanh theo hợp đồng.Theo đó, doanh nghiệp sáng lập thương hiệu là bên nhượng quyền, đối tác làm việc gọi là bên nhận quyền.
Bên nhượng quyền cho phép chủ các doanh nghiệp hoặc bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, các mô hình kinh doanh hoặc tài sản trí tuệ khác của mình. Đổi lại, bên nhận quyền chấp nhận trả trước một khoản phí nhượng quyền và tiền bản quyền liên tục cho bên nhượng quyền.
2. Ý nghĩa của từ nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu tiếng Anh là Franchise. Vậy Franchise là gì? Thuật ngữ này được hiểu là nhường lại quyền sử dụng thương hiệu. Khi muốn tăng thị phần hoặc phạm vi địa lý với chi phí thấp hơn, doanh nghiệp có thể nhượng lại quyền sử dụng thương hiệu hoặc sản phẩm của mình. Bên nhượng quyền bán quyền sử dụng tên và ý tưởng, bên nhận quyền sử dụng thương hiệu và ý tưởng để kinh doanh.
3. Bên được nhượng quyền thương hiệu đạt được những lợi ích gì?
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền thương hiệu. Có thể thấy rằng khi áp dụng mô hình này, không chỉ bên nhượng quyền mà cả bên được nhượng quyền cũng có những lợi ích nhất định. Ngoài việc nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền, dưới đây là một số quyền lợi mà bên được nhượng quyền có thể có được:
-
Có cơ hội hợp tác với thương hiệu có tên tuổi:
Thương hiệu này đã có được sự tín nhiệm của khách hàng, điều này giúp tăng thêm cơ hội bán hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.
-
Giảm thiểu rủi ro:
Nếu bạn hợp tác với các bên nhượng quyền uy tín, tỷ lệ về rủi ro và thất bại trong kinh doanh sẽ thấp hơn so với việc tự khởi nghiệp.
-
Đơn giản hóa quy trình mua sắm:
Doanh nghiệp của bạn có cơ hội tiếp cận với các nhà cung cấp chất lượng và có những giao dịch tốt hơn
-
Tối ưu hóa về quảng cáo hoặc tiếp thị:
Bạn sẽ được hưởng lợi từ các chiến dịch quảng cáo hoặc khuyến mại từ bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, đưa ra những tiềm năng phát triển tốt nhất và chia sẻ với bên được nhượng quyền.
-
Đảm bảo về chất lượng và giảm thiểu chi phí vận hành:
Bên nhượng quyền sẽ đào tạo và giúp bạn xác định các chiến lược kinh doanh tốt nhất để quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả với mức chi phí thấp hơn.
4. Bên nhượng quyền nhận được gì từ Nhượng quyền thương hiệu?
Khi nhượng quyền thương hiệu, bên nhượng quyền cũng sẽ nhận được những quyền và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy lợi ích bên nhượng quyền nhận được từ nhượng quyền thương hiệu là gì?
-
Mở rộng thị trường và vị trí địa lý:
Đây là cách để mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đến các địa điểm mới có tiềm năng hơn. Đồng thời chi phí bỏ ra cũng thấp hơn do bên được nhượng quyền sẽ chịu trách nhiệm một phần.
-
Tăng thêm doanh thu:
Bên nhượng quyền sẽ được hưởng lợi từ tiền bản quyền liên tục.
-
Tăng ảnh hưởng về quảng cáo:
Bên nhượng quyền cũng được hưởng lợi từ quảng cáo từ bên được nhượng quyền.
5. Rủi ro của nhượng quyền thương hiệu là gì?
Khi áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu của bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền đều khó tránh khỏi rủi ro. Cùng Seodo tìm hiểu các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi nhượng quyền thương hiệu.
Bên được nhượng quyền phải chịu chi phí đầu tư lớn và trả chi phí bản quyền liên tục cho bên nhượng quyền. Theo quy định ban đầu, các khoản tiền này được tính dưới dạng phần trăm doanh số hoặc doanh thu. Tỷ lệ này dao động từ 4.6% đến 12.5% tùy vào từng lĩnh vực.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có nguy cơ bị lừa bởi các thông tin không chính xác, phải trả một khoản tiền lớn cho những thương hiệu không có giá trị hoặc giá trị thấp. Bên nhượng quyền cũng khó để kiểm soát thương hiệu khi số lượng doanh nghiệp được nhượng quyền tăng lên.
Vốn đầu tư từ bên nhượng quyền cho bên được nhượng quyền cũng có thể gặp khó khăn do bất lợi về vị trí hoặc trình độ quản lý kém. Vì thế, khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu, các bên cần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để tránh những rủi ro trên.
6. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu được phân thành các hình thức khác nhau và có những tính chất đặc thù riêng. Các hình thức này mang đến sự linh hoạt cho mô hình kinh doanh này. Cùng Seodo tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm của 5 hình thức nhượng quyền thương hiệu là gì dưới đây.
6.1. Nhượng quyền công việc
Đây là hình thức nhượng quyền thương hiệu tại nhà và có vốn đầu tư thấp. Mô hình này được thực hiện bởi một người khi muốn bắt đầu điều hành một doanh nghiệp nhượng quyền nhỏ. Bên được nhượng quyền sẽ phải đảm bảo các thiết bị tối thiểu, lượng sản phẩm có hạn và các phương tiện di chuyển.
Hình thức nhượng quyền thương hiệu công việc thường có mặt trong một số lĩnh vực như đại lý du lịch, xe bán cà phê, vệ sinh ống nước, dịch vụ bất động sản, dịch vụ dành cho trẻ em, tổ chức sự kiện, dịch vụ vận chuyển, sửa chữa phụ kiện điện thoại,…
6.2. Nhượng quyền sản phẩm
Nhượng quyền sản phẩm là hình thức dựa trên mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các đại lý. Tong đó bên được nhượng quyền nhận quyền phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhượng quyền cấp phép quyền sử dụng thương hiệu cho bên còn lại để kinh doanh. Tuy nhiên các quyền này không phải là toàn là một hệ thống hoàn chỉnh.
Một số lĩnh vực nhượng quyền sản phẩm như xe hơi, máy tính, xe đạp, thiết bị gia dụng,…Đây là hình thức chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu bán lẻ. Trong một vài trường hợp, các doanh nghiệp không chỉ nhượng quyền phân phối sản phẩm mà có thể là một phần của quá trình sản xuất. Hình thức nhượng quyền của Coca-Cola và Pepsi là ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này.
6.3. Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Nhượng quyền mô hình kinh doanh cho phép bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Đặc biệt hơn, bên nhận quyền sẽ được cung cấp toàn bộ hệ thống vận hành cũng như tiếp thị về các sản phẩm hoặc dịch vụ. Bên nhượng quyền sẽ đưa ra bản kế hoạch, quy trình chi tiết về các vấn đề liên quan, hỗ trợ về đào tạo nhân lực và khoản chi phí ban đầu cho đối tác.
Đây là hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến nhất hiện nay. Phần lớn các doanh nghiệp áp dụng hình thức nhượng quyền này đã sở hữu hơn 70 ngành nghề. Một số lĩnh vực có trong hình thức này bao gồm đồ ăn nhanh, bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ, thể thao,…
6.4. Nhượng quyền đầu tư
Nhượng quyền đầu tư thường có mặt ở những dự án có quy mô lớn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư như nhà hàng, khách sạn,… Phía nhận quyền sẽ đầu tư tiền và tham gia vào bộ phận quản lý của doanh nghiệp hoặc của bên nhượng quyền để vận hành công việc. Khi đó, bên đầu tư sẽ thu lợi tức từ những khoản đầu tư ban đầu và dần dần thu hồi lại vốn.
6.5. Nhượng quyền chuyển đổi
Đây là hình thức sửa đổi các mối quan hệ nhượng quyền. Nhiều hệ thống nhượng quyền đang vận hành và phát triển theo hình thức chuyển đổi các doanh nghiệp độc lập trong cùng một lĩnh vực thành các đối tác nhượng quyền. Bên nhận quyền sẽ sử dụng thương hiệu, chương trình tiếp thị, quảng cáo, đào tạo và các dịch vụ quan trọng.
Đối với bên nhượng quyền, các tiềm năng tăng trưởng như số đơn vị và lợi nhuận cũng được tăng lên. Một số ngành áp dụng hình thức thương mại chuyển đổi bao gồm môi giới bất động sản, bán hoa, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hay các dịch vụ gia đình,…
7. Quy trình Nhượng quyền thương hiệu diễn ra như thế nào?
Quy trình nhượng quyền thương hiệu được quy định dựa theo những quy định riêng của từng khu vực địa lý hay quốc gia. Dưới đây là một quy trình nhượng quyền cơ bản thường gặp.
7.1. Bước 1: Thu thập thông tin cơ bản
Trước hết, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu để xác định loại hình nhượng quyền mà bạn muốn tham gia. Lúc này, bạn cần có ý tưởng rõ ràng về kế hoạch và mục tiêu khi bắt đầu mô hình này. Sau đó, bạn hãy lên danh sách các nhà nhượng quyền mà bạn muốn đầu tư.
Khi lựa chọn các doanh nghiệp đầu tư, bạn cần ưu tiên chọn các thương hiệu phù hợp với mục tiêu, ngân sách và khả năng kinh doanh của bạn.Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét kỹ các quy định về pháp luật tại địa phương có liên quan đến ngành nghề hoặc lĩnh vực mà bạn quan tâm.
7.2. Bước 2: Liên hệ với bên nhượng quyền
Sau khi nghiên cứu, bạn cần liên hệ với đại diện của bên nhượng quyền và lên lịch hẹn gặp. Gặp mặt trực tiếp là cơ hội để bạn hiểu thêm về doanh nghiệp và giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Một số vấn đề mà bạn cần xem xét bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, kế hoặc tăng trưởng, các yếu tố rủi ro,… Sau đó, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bạn các tài liệu hướng dẫn về nhượng quyền hoặc tài liệu có liên quan cho những đối tác nhận nhượng quyền có tiềm năng.
7.3. Bước 3: Đàm phán
Nếu các cuộc gặp mặt và đàm phán ban đầu diễn ra thuận lợi và bên nhượng quyền đáp ứng được các tiêu chí của bạn thì bạn có thể tiếp tục xem xét các điều khoản hợp tác. Đây là giai đoạn phức tạp hơn nên bạn cần chuẩn bị các kỹ năng và chiến lược đàm phán để đạt kết quả tốt nhất.
7.4. Bước 4: Ký Thỏa thuận
Sau khi các điều khoản hợp tác được chấp nhận, các bên sẽ tiến hành ký kết thỏa thuận chính thức. Trong bước này, bạn nên cân nhắc về việc thuê một chuyên gia pháp lý để có thể hỗ trợ về mặt này. Bạn cũng cần xem xét lại các thỏa thuận để đảm bảo các nội dung trong hợp đồng đã rõ ràng, chi tiết và chính xác nhất.
8. Tài liệu cần có của chuyển nhượng thương hiệu
Tài liệu cần có khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu được soạn thảo dưới dạng hợp đồng và có những quy định rõ ràng về pháp lý và pháp luật. Tìm hiểu để biết rõ hơn các tài liệu cần có của chuyển nhượng thương hiệu.
8.1. Tài liệu thỏa thuận nhượng quyền
Một số tài liệu thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu bao gồm:
-
Các chi phí liên quan đến vấn đề nhượng quyền, bao gồm phí nhượng quyền và các phí liên quan đến bản quyền liên tục.
-
Các nguyên tắc được thỏa thuận về việc nhượng quyền cho bên thứ 3.
-
Các mốc thời gian quan trọng khi thực hiện nhượng quyền và bàn gia quyền.
-
Các yêu cầu chi tiết về thông số kỹ thuật cho các thiết bị, kho hàng hoặc các vật liệu khác phục vụ cho việc kinh doanh.
-
Các phương án chung để bảo vệ và phát triển thương hiệu ban đầu.
-
Thời hạn hợp đồng, các điều kiện, yêu cầu cần có khi muốn gia hạn thời gian chuyển nhượng.
-
Thời điểm có thể kết thúc hoặc đơn phương kết thúc hợp đồng.
-
Thỏa thuận về việc không cạnh tranh trong một phạm vi nhất định.
-
Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên trước, trong và sau thời gian thực hiện hợp đồng.
-
Phương án giải quyết của các bên khi có tranh chấp trong thời hạn hợp đồng.
-
Phân định rõ quyền và trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành thương hiệu.
-
Các tiêu chí cần có đối với bên được nhượng quyền.
-
Quy định về phạt hoặc bồi thường thiệt hại khi có vi phạm.
-
Quy định về miễn trừ trách nhiệm.
-
Điều khoản về bảo mật và một số điều khoản chung.
8.2. Tài liệu hướng dẫn cho bên thực hiện hoạt động
Các tài liệu hướng dẫn cho bên thực hiện hoạt động nhượng quyền thương hiệu bao gồm:
-
Các quy tắc về ứng xử và chăm sóc khách hàng.
-
Quy tắc về hoạt động và ứng xử với đối tác.
-
Các quy chuẩn vốn có của thương hiệu.
-
Quy trình vận hành để đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.
-
Quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt của các yếu tố đầu ra đầu vào.
-
Chính sách và quy định khi tiến hành nhượng quyền.
-
Chính sách hỗ trợ về mặt dụng cụ, trang thiết bị.
-
Quy trình tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên.
-
Các phương án dự phòng khi gặp vấn đề hoặc có khủng hoảng.
9. Những điều cơ bản và quy định về nhượng quyền thương mại
Đối với mỗi bên nhượng quyền, các quy định thường khá phức tạp và không giống nhau. Một hợp đồng nhượng quyền thương mại thường bao gồm ba hạng mục thanh toán cho bên nhượng quyền. Trong bài viết này, Seodo sẽ làm rõ hơn về những điều cơ bản và quy định về mô hình kinh doanh này.
Đầu tiên, bên được nhượng quyền phải mua các quyền về thương hiệu hoặc sản phẩm dưới hình thức trả trước. Khi đó, bên nhượng quyền sẽ nhận được các khoản thanh toán về dịch vụ đào tạo, tư vấn, thiết bị,… và cuối cùng là nhận được tiền bản quyền liên tục hoặc một phần doanh thu hoặc lợi nhuận.
Lưu ý rằng các hợp đồng nhượng quyền thương hiệu chỉ là tạm thời mà không biểu thị quyền sở hữu kinh doanh của bên được nhượng quyền. Tùy vào từng quy định riêng mà thời hạn hợp đồng có thể kéo dài từ 5 đến 30 năm. Trường hợp các bên vi phạm hoặc chấm dứt đồng sớm sẽ bị phạt nghiêm trọng.
10. Franchise vs. Startup
Nếu không muốn kinh doanh dựa theo ý tưởng của người khác, bạn có thể tự khỏi nghiệp. Việc này có thể giúp bạn sở hữu riêng lợi nhuận bạn kiếm được nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các rủi ro này thường xoay quanh việc sản phẩm có được yêu thích không, số lượng bán là bao nhiêu hay số tiền bạn kiếm được có đủ để vận hành doanh nghiệp của bạn.
Tỷ lệ thất bại đối với các doanh nghiệp Startup là khá cao, chỉ 30% số doanh nghiệp vẫn còn kinh doanh sau 10 năm. Nếu bạn dám mạo hiểm, bạn có thể biến những điều đó thành hiện thực. Tuy nhiên, nếu còn ít kinh nghiệm và không có bất kỳ sự giúp đỡ nào thì nhượng quyền thương hiệu vẫn là một lựa chọn khôn ngoan hơn.
Nhượng quyền thương hiệu sẽ cung cấp và hỗ trợ cho bạn một mô hình kinh doanh ổn định hơn. Tuy nhiên, với những nhà khởi nghiệp đã có kiến thức vững chắc về điều hành doanh nghiệp cũng như có những ý tưởng táo bạo, việc thành lập công ty có thể mang đến những cơ hội mới. Tóm lại, bạn sẽ là người quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh nào phù hợp nhất.
11. 14 ngành nhượng quyền hấp dẫn tại Việt Nam
Cùng Seodo tham khảo 14 ngành hàng nhượng quyền thương hiệu đang có sức hút tại Việt Nam:
-
Ngành hàng ăn uống.
-
Nhượng quyền gà rán, đồ ăn nhanh.
-
Ngành hàng bán lẻ.
-
Ngành hàng cà phê.
-
Ngành hàng thời trang.
-
Ngành hàng nhà thuốc.
-
Ngành hàng nhà sách.
-
Ngành hàng giao hàng.
-
Ngành hàng giáo dục, đào tạo.
-
Ngành hàng thể dục thể thao.
-
Ngành hàng chuỗi bánh mì.
-
Ngành hàng quán lẩu.
-
Nhượng quyền trung tâm giáo dục.
-
Nhượng quyền sức khỏe, làm đẹp.
Trên đây là tổng hợp các kiến thức liên quan đến nhượng quyền thương hiệu. Đây được cho là một mô hình kinh doanh an toàn cho những ai muốn làm kinh doanh. Hy vọng thông qua bài viết trên, SEODO đã mang đến cho bạn đọc những thông tin tham khảo có giá trị.
Chinh phục kiến thức Marketing trong các bài viết sau đây:
5/5 – (2 bình chọn)