Những phẩm chất cần có của người giáo viên

Ngày đăng: 04-08-2019 | Lượt xem: 21781

Những người làm nghề giáo dục thì cần biết về những phẩm chất cần có của người giáo viên bởi nghề giáo viên là một trong những nghề được rất nhiều sự tôn trọng, kính mến và được tôn vinh. Tuy nhiên áp lực xã hội đối với nghề giáo viên cũng lớn lao vô cùng. Chính bởi trách nhiệm của cái nghề làm được cho xã hội, cho con người những điều lớn lao và phi thường. Nhưng khi họ phạm phải sai lầm, cái nhìn phán xét của người đời đối với họ cũng rất khác. Không có những người thầy, người cô thì không thể tạo nên giáo dục. Không có giáo dục, không có dạy chữ, dạy nhân cách, dạy học thức thì văn hóa, kinh tế cũng không có cơ sở để phát triển được.

nhung-pham-chat-can-co-cua-nguoi-giao-vien

Những người giáo viên cần có những phẩm chất nhất định để trở thành giáo viên giỏi. Ảnh internet.

Nghề giáo – nghề mà được cả xã hội tôn trọng

Một nghề được tôn vinh và cũng có nhiều áp lực trong xã hội, những phẩm chất cần có của người giáo viên cũng mang tính toàn diện và yêu cầu sự cầu toàn. Từ xưa nhân dân ta đã có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, kính thầy mến cô với những tư tưởng “Không thầy đố mày làm nên”, “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Những suy nghĩ của nhân dân đối với người thầy, người cô cũng luôn mang nhiều điều tích cực.

Nghề giáo với những phẩm chất đạo đức của người giáo viên tiểu học, thcs, thpt, đại học: Dạy học, dạy kiến thức và cũng là đào luyện các nhân tố cần thiết để xây dựng xã hội. Thật vậy, từ trong lịch sử cho đến ngày nay, nghề giáo luôn có vị trí nhất định trong xã hội, được coi là một trong những nghề cao quý, những thầy cô giáo có phẩm chất đạo đức tốt… Không chỉ là một nghề cho cá nhân được làm việc, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, nghề giáo được xem là ngành nghề có những cống hiến thiết thực và dễ nhìn nhận nhất trong xã hội. Những đóng góp của họ rất rõ rệt, có khi thầm lặng nhưng rất vẻ vang.

Từ những giáo viên mầm non đến dạy tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông rồi đại học. Mỗi cấp bậc giáo dục gắn liền với mỗi giai đoạn phát triển của con người, cùng là một cá thể nhưng tâm sinh lý và thái độ tiếp thu cuộc sống khác nhau, ngoài sự giáo dục từ phía gia đình, sự giáo dục của thầy cô cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người, các bước đi trong cuộc đời của mỗi con người. Vai trò của thầy cô trong những bước phát triển của một cá nhân con người là cần thiết và thiết thực vô cùng. Do đó, phẩm chất đạo đức của người giáo viên mầm non, đến các cấp cao hơn là vô cùng quan trọng để hỗ trợ bước đi cho mỗi con người ở mỗi giai đoạn khác nhau.

Những phẩm chất đạo đức, năng lực cần có của người giáo viên

Người thầy giáo phải thật sự mẫu mực dạy người, dạy chữ, dùng đạo đức để đào tạo đạo đức, dùng năng lực để đào tạo năng lực với phẩm chất: yêu nghề, yêu trẻ. Một nhà giáo giỏi phải là một nhà giáo thực sự có năng lực, đặc biệt trong xã hội hiện đại, nghề giáo cũng có những mở rộng về loại hình giảng dạy, các thầy cô cần có năng lực nắm bắt được xu hướng giáo dục quốc tế để tránh sự lạc hậu trong việc giảng dạy cũng như tiếp thu tri thức của học trò.

Mục đích là giáo dục con người

Người làm nghề không chỉ mang mục đích để gắn bó là làm kinh tế mà phải có mục đích rõ ràng hơn đó là giáo dục con người, sự giáo dục đó là vì xã hội, sự tiến bộ của đất nước đó là một trong những phẩm chất cần có của người giáo viên. Mỗi con người đều là một phần của đất nước, làm nên hình hài, sức sống của một đất nước, giáo dục có tốt, nhân lực giáo dục, đặc biệt là những người thầy, người cô có tốt thì việc đào tạo con người mới đảm bảo chất lượng. Giáo dục con người để phát triển đất nước, cái cốt của phát triển đất nước chính là giáo dục.

Cần nâng chuẩn năng lực theo xu hướng

Nghề giáo cũng cần có sự nâng chuẩn năng lực theo xu hướng của sự phát triển xã hội, của giáo dục toàn cầu. Nghề giáo viên truyền bá trí thức, truyền dạy đạo đức, truyền dạy các phương pháp làm nghề….đó là giúp đỡ người khác, tạo công ăn việc làm cho người khác, góp phần đảm bảo tương lai cho người khác. Ý nghĩa rất rõ ràng và lớn lao, một công việc gắn bó với lợi ích xã hội một cách vô cùng thiết thực và tích cực.

Phẩm chất và năng lực của giáo viên thpt, thcs, tiểu học là không ngừng học tập

Xã hội ngày càng phát triển, những người giáo viên thpt, thcs, tiểu học cũng cần học tập không ngừng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, những sự phát triển của công nghệ hiện đại cho giáo dục các giáo viên cũng cần có sự cập nhật để đáp ứng yêu cầu của thời đại, để giáo dục không bị thụt lùi. Thường xuyên tìm tòi, chỉnh lý những bài giảng, phương pháp để giảng dạy hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở lý thuyết trong sách vở mà cần lựa tính ứng dụng sao cho sát, cho gần gũi và thiết thực với thực tế. Người thầy luôn coi chất lượng giáo dục là trên hết, luôn có sự học hỏi, sáng tạo, không ngừng nâng cao bản thân trong môi trường giáo dục thời đại số.

Cái tâm của người thầy đối với nghề giáo quan trọng vô cùng. Là một người giáo viên nhất thiết là phải biết yêu trẻ, sẵn sàng lắng nghe trẻ, quan tâm trẻ kịp thời và phải biết những phẩm chất cần có của người giáo viên là gì. Mỗi độ tuổi có phần tính cách khác nhau, thầy cô nên biết quan tâm trẻ những khi thấy trẻ có những biểu hiện lạ. Sứ mệnh “trồng người” hết sức thiêng liêng, cao quí nhưng cũng hết sức nặng nề được đặt lên vai người thầy, đáng quý, đáng trân trọng vô cùng.

CTV Myteacher