Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm | LINKQ
Chất lượng sản phẩm được tạo nên từ nhiều yếu tố và nhiều điều kiện trong chu kỳ sống của sản phẩm PLC (Product Life Cycle). Nó được hình thành từ khi xây dựng phương án sản xuất sản phẩm, thiết kế, lập kế hoạch, chuẩn bị sản xuất, sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Nói một cách khác, chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thông qua bài viết dưới đây nhé.
Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
Có 2 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đó là:
● Nhóm nhân tố bên trong
● Nhóm nhân tố bên ngoài
Như bạn đã biết có rất nhiều nhân tố cấu thành nên chất lượng sản phẩm và cũng chính các nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và được xếp vào nhóm nhân tố bên trong, ngoài ra cũng còn có nhóm nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, trong 2 nhóm này, nhân tố bên trong là những cái mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh và tác động được. Tuy nhiên, để điều chỉnh được, đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu rõ vai trò và tác động của nó lên tổ chức để từ đó có các phương pháp, đường hướng điều chỉnh phù hợp hơn.
Theo đó, nhóm nhân tố bên trong bao gồm:
1. Lực lượng lao động
Là một trong những nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm. Lực lượng lao động được thể hiện ở các mặt:
− Trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật và tinh thần lao động của đội ngũ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng có thể tự mình sáng tạo ra sản phẩm, kỹ thuật công nghệ với chất lượng ngày càng tốt hơn không?
− Có thể làm chủ được công nghệ ngoại nhập để sản xuất ra sản phẩm với chất lượng mà kỹ thuật công nghệ quy định hay không?
− Có khả năng ổn định và nâng cao dần chất lượng sản phẩm với chi phí kinh doanh chấp nhận được hay không?
2. Khả năng về kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật công nghệ quy định giới hạn tối đa của chất lượng sản phẩm: kỹ thuật công nghệ nào thì cho chất lượng sản phẩm tương ứng. Chất lượng và tính đồng bộ của máy móc, thiết bị sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của chất lượng sản phẩm do máy móc đó sản xuất ra.
3. Nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là nhân tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm, tính chất của nguyên vật liệu quyết định trực tiếp đến tính chất của sản phẩm. Nên lưu ý rằng không phải là từng loại mà là tính đồng bộ về chất lượng của nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm đều tác động đến chất lượng sản phẩm. Ngày nay, việc nghiên cứu, phát hiện và chế tạo ra các nguyên vật liệu mới trong từng doanh nghiệp dẫn đến những thay đổi quan trọng về chất lượng sản phẩm.
4. Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất
Đây là nhân tố tác động trực tiếp và liên tục đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể nói dù có đầy đủ các nhân tố trên nhưng nếu nhà quản lý sản xuất không tốt sẽ làm giảm hiệu lực của cả 3 nhân tố đã nêu trên, làm gián đoạn quy trình sản xuất, giảm chất lượng nguyên vật liệu và làm giảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Cũng vì có vai trò như thế nên tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đã tập hợp, tổng kết, tiêu chuẩn hoá và định hướng các thành tựu, kinh nghiệm quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp thành bộ ISO 9000. ISO 9000 – là bộ các tiêu chuẩn về chất lượng của thế giới trong thập niên cuối thế kỷ 20 với các tư tưởng nhất quán là chất lượng sản phẩm do chất lượng quản lý quy định.
Trong thực tiễn quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp, các chuyên gia về quản lý chất lượng cho rằng khoảng 80% các vấn đề về chất lượng do khâu quản lý gây ra. Vì vậy, để hạn chế những yếu tố đến từ việc quản lý hiện nay hầu hết nhiều doanh nghiệp đều chú trọng đầu tư cho bộ phận quản lý xưởng sản xuất. Từ việc lên kế hoạch đào tạo nội bộ cũng như liên hệ đào tạo để nâng cao về kỹ năng quản lý từ những trung tâm uy tín bên ngoài.
Với thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng bạn có thể nắm được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.