Những nguyên tắc vàng và quy trình xử lý tình huống sư phạm
Trong môi trường học đường ở bất kì đâu cũng sẽ xảy ra một số các tính huống sư phạm chính vì thế người giáo viên nói chung và giáo viên Tiểu học nói riêng cần phải nắm bắt một số kỹ năng quan trọng để có thể kịp thời ứng phó khi có các vấn để xảy ra. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra chính vì thế tùy vào ngữ cảnh của mỗi trường hợp mà có hướng giải quyết phù hợp khác nhau.
Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra quy trình và các nguyên tắc vàng trong xử lý tình huống sư phạm Tiểu học các bạn có thể tham khảo nhé.
Khái niệm
Trước khi đi vào quy trình giải quyết tình huống sư phạm chúng ta cùng điểm qua một số khái niệm cơ bản sao đây:
Khái niệm về tình huống
Tình huống là một sự kiện thực tế khách quan nào đó xuất hiện, đặt ra yêu cầu phải xử lý, giải quyết một cách cụ thể.
Khái niệm về tình huống
sư phạm Tiểu học
Tình huống sư phạm Tiểu học là các sự kiện sự việc, tình huống có mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động sư phạm của giáo viên bao gồm một số trường hợp điển hình sau:
– Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của học sinh và khả năng sư phạm của giáo viên.
– Mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục và khả năng tiếp thu của học sinh.
– Mẫu thuẫn giữ môi trường giáo dục với sự phát triển của học sinh.
– Mẫu thuẫn giữa các học sinh trong mối quan hệ giao tiếp hằng ngày.
Nguyên tắc xử lý tình huống sư phạm
Đây là 4 nguyên tắc vàng khi giải quyết tình huống mẫu thuẫn các bạn có xem và tham khảo để vận dụng vào công việc giảng dạy của mình
Nguyên tắc 1
Mọi vấn đề trước khi đưa ra giải pháp giáo dục phù hợp thì cần tìm hiểu toàn diện sâu sắc các nguyên nhân phát sinh vấn đề, tâm lí học sinh, điều kiện hoàn cảnh gia đình, thói quen hoặc cách sống sinh hoạt thường ngày của các em học sinh.
Nguyên tắc 2
Giải quyết trên cơ sở lấy học sinh làm gốc luôn giữ thái độ bình tĩnh và tôn trọng học sinh ngay cả khi chúng mắc lỗi lầm do ở độ tuổi Tiểu học các em còn quá nhỏ và có tâm lý khá nhạy cảm. Tuyệt đối không dùng vũ lực hoặc lời nói đi ngược với văn hóa học đường tránh làm tổn thương như gây ra nổi ám ảnh về hình thức giáo dục đối với học sinh.
Tuyệt đối không xử lý thô lỗ gây ảnh hưởng đến các học sinh khác và tiến độ bài giảng trên lớp.
Nguyên tắc 3
Tốt nhất giáo viên nên đặt mình vào vị trí của học sinh để có cái nhìn đa chiều và có sự đồng cảm với tâm lí phát triển của chúng ở độ tuổi mới lớn này.
Nguyên tắc 4
Trong một số trường hợp nên có khuynh hướng động viên học sinh như trò chuyện, góp ý với những điểm chưa phù hợp của các em với thái độ chân thành, bao dung và giàu lòng yêu thương. Tuy nhiên đối với học sinh, thầy cô giáo nên ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm.
Đặt biệt nên khen ngợi những ưu điểm, sở trường của các em để các em cảm thấy giá trị của mình được nâng cao, có hứng thú học tập. Nhưng cũng cần lưu ý, trong khi khen cũng không quên chỉ ra những thiếu sót của học sinh để các em khắc phục, không ngừng tiến bộ.
Quy trình xử lý tính huống sư phạm
Quy trình xử lý tính huống sư phạm gồm 4 bước cơ bảndưới đây. Tuy nhiên ở từng vấn đề mà giáo viên có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với ngữ cảnh và kinh nghiệm của mình.
Xác định rõ vấn đề
Tất cả những sự việc xảy ra đều chứa đựng bên trong nhiều điều vì thế trước khi giải quyết tình huống giáo viên cần định hình cho mình được ý thức giải quyết vấn đề, hướng giải quyết, tình trạng hậu mâu thuẫn đó ra sao để có thể đưa ra các cách thức giải pháp thấu tình đạt lí nhất.
Thu thập thông tin
Ngoài những dữ kiện có sẵn cần hải thu thập thêm một số thông tin liên quan dẫn đến việc nảy sinh tình huống sư phạm. Sau đó sắp xếp lại thông tin và phân tích chúng ở nhiều góc độ khác nhau để cảm nhận được vai trò và vị trí của từng học sinh trong tình huống đó.
Lập giả thiết
Hệ thống lại tất cả cách cách thức có thể giải quyết tình huống bao gồm cả những dự đoán trước kết quả của việc xử lý vấn đề.
Bước này đòi hỏi giáo viên phải có khả năng linh hoạt và óc tưởng tượng phong phú để có thể hình dung được viễn cảnh vấn đề và biểu đạt chúng bằng ngôn ngữ một cách tốt nhất.
Đưa ra giải pháp
Sau khi có được cơ sở dữ liệu chính xác tiến hành đưa ra các giải pháp xử lý tình huống tốt nhất để kết thúc quá trình.
Qua bài viết trên với mong muốn có thể hỗ trợ thêm cho các bạn phần nào những kiến thức trong việc giải quyết các tình huống trong giáo dục. Mặc khác để có thể hiểu rõ hơn các bạn có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến giáo dục Tiểu học để củng cố thêm những thông tin cần thiết trong quá trình giảng dạy của mình nhé .