Những mẹo dân gian hay trị hóc xương cá
(VTC News) – Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
Một mẹo nữa đó là khi hóc xương hãy nuốt một miếng cơm thật to cho cơm trôi qua họng và cuốn đi miếng xương bị hóc đang nằm tại đó. Tuy nhiên đó không phải là một phương án khoa học bởi nhiều khi bạn nuốt một hòn cơm lớn có thể trôi tuột xuống cuống động mạch sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bạn.
Nuốt vỏ cam
Cách dễ thực hiện nhất là nuốt vỏ cam. Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
Ngậm vitamin C
Còn nếu không có vỏ cam, hãy thay thế bằng một viên vitamin C. Cách này cũng cho hiệu quả tương tự. Trong vài phút, xương sẽ mềm và trôi xuống cổ, không còn tạo cảm giác đau nữa.
Uống nước quả trám
Nếu bị hóc xương cá ở cuống họng, lấy quả trám mài nước uống làm tiêu xương cá.
Nuốt rau má
Hãy lấy một ít rau má rửa sạch, nhai càng dối càng tốt và nuốt. Chỉ cần nuốt một vài miếng là xương cá sẽ bị các dây rau má cuốn trôi vào dạ dày ngay.
Nhét tỏi vào mũi
Dân gian vẫn lưu truyền mẹo chữa hóc xương bằng cách nhét tỏi vào mũi. Theo sinh học cơ thể thì mũi với họng thông với nhau, để tác dụng đến xương bị hóc trong họng, hãy nhét tỏi vào mũi giúp kích thích mũi hắt xì tác động đến họng làm bật xương ra ngoài.
Thông thường nếu bạn bị hóc xương bên nào thì nhét tỏi và lỗ mũi ngược lại, nếu hóc xương bên trái họng, nhét một nhánh tỏi vào mũi bên phải. Sau đó bịt lỗ mũi còn lại và thở bằng miệng. Sự kích thích sẽ khiến bạn hắt xì và khi đó xương sẽ được nôn ra.
Những lưu ý khi chữa hóc xương bằng mẹo dân gian
Các mẹo này chỉ áp dụng được với những trường hợp bị hóc xương nhẹ xương nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận khác. Đặc biệt khi bạn mắc phải xương lớn gây nguy hiểm đến cổ họng thì để đảm bảo nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để nhờ can thiệp và có phương án giải quyết tốt và an toàn nhất cho bạn.
Điều đặc biệt tránh khi bạn bị hóc xương không nên cố khạc ra hoặc nuốt vào bụng bởi nó có thể gây nguy hại cho dạ dày của bạn, xương cá thường nhọn hoặc nếu to sẽ mắc và đâm xuyên vào thành dạ dày, có thể gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Để phòng ngừa hóc xương, khi chế biến thức ăn nên lọc thịt riêng, xương riêng, không nên chặt thịt lẫn xương dễ lẫn xương vụn. Trong bữa ăn nên tập trung, không nên vừa ăn, vừa nói chuyện nhiều, cười đùa khi ăn.
Nên ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vội vàng. Nếu ăn cá, nên gỡ kỹ xương cho trẻ nhỏ và người già. Kiểm tra kỹ lưỡng thức ăn để loại trừ xương trước khi cho trẻ ăn. Nếu dùng cá nhỏ thì nên xay nhuyễn và chọn cá ít xương dăm.