Những lưu ý khi trồng cây Ngải cứu

Mục lục

  • Thông tin khoa học
    • Mô tả
    • Công dụng
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc
    • Thời vụ
    • Điều kiện sinh trưởng
    • Làm đất
    • Kỹ thuật trồng cây
    • Các loại bệnh và cách phòng tránh
    • Thu hoạch và bảo quản

Thông tin khoa học

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,4-1m. Thân cành mọc sum sê, có rãnh và lông nhỏ.

  • Lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới phủ đầy lông trắng.

  • Hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành chùm kép, mang nhiều đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt; tổng bao gồm những lá bắc nguyên giống như những vảy có lông; đầu mọc chúc xuống cùng phía, hình trứng cụt, mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính trên cùng 1 cụm hoặc những cụm khác nhau; thường hoa cái chiếm nhiều hơn; hoa không có mào lông, tràng hoa cái có ống mảnh, cụt hoặc có hai răng ở đầu, tràng hoa lưỡng tính hình phễu, có 5 thùy uốn cong ra phía ngoài; nhị 5.

  • Quả bế, thuôn nhỏ, không có túm lông.

  • Toàn cây có mùi thơm hắc.

  • Mùa hoa quả tháng 10-12.

Công dụng

Ngải cứu được dùng làm thuốc điều kinh. Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc, giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét, trị đau nhức xương khớp.

Công dụng 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân.

Điều kiện sinh trưởng

  • Ngải cứu loại cây ưa sáng, nên cần chọn vị trí trồng có đủ ánh nắng để cây phát triển tốt nhất.
  • Đất trồng:Chọn đất ẩm, mát, nhiều mùn, không bị ngập úng

Làm đất

Xới tơi, cày nhỏ đất rồi phơi nắng (phơi ải) trước khi trồng ít nhất 10 ngày để diệt mầm bệnh; sau đó bón lót phân chuồng hoai và tưới đẫm nước cho đủ độ ẩm. Bổ hốc với khoảng cách 30 x 40cm.

Kỹ thuật trồng cây

  • Nhân giống: Có th

    ể trồng bằng cách gieo hạt hoặc trồng cây con; nhưng đơn giản nhất vẫn là cắm cành.

  • Trồng cây: cắt một đoạn thân ngải cứu khoảng 20 – 30cm và cắm xuống đất; sau 1 tháng là có thể thu hoạch được.

  • Tưới nước: cần đảm bảo lượng nước đầy đủ cho cây phát triển tốt; cân đối lượng nước theo mùa; tưới đẫm vào buổi sáng và tưới nhẹ vào buổi chiều.

  • Bón thúc: bằng các loại phân vô cơ định kỳ 15 ngày/ lần.

Các loại bệnh và cách phòng tránh

Ngải cứu sống khỏe, ít bị sâu bệnh.

Thu hoạch và bảo quản

Thu hái các ngọn cây lá non quanh năm làm ngải nhung; hoặc cây có hoa và lá, dùng tươi hay phơi khô trong râm mát để dùng dần.

Thu hoạch và bảo quản 1