Những loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, mang lại nhiều lợi ích cho người trồng
Ngành công nghiệp lấy gỗ luôn được coi là một ngành công nghiệp có nhiều lợi nhuận, Trồng cây lấy gỗ không những mang lại giá trị kinh tế mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về những cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, và mang lại nhiều lợi ích cho người trồng cũng như môi trường sống.
Cây Đàn hương trắng Ấn Độ
Đàn hương trắng là cây thân gỗ quý hiếm có nguồn gốc từ Ấn Độ với một đặc tính sinh học quan trọng là có rễ cái ký sinh trên cây chủ. Các rễ con sẽ bám chặt vào các rễ cái cây chủ bằng những giác mút. Chúng hút dinh dưỡng từ cây chủ để sinh trưởng và phát triển.
Loài cây này sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện có nhiều ánh nắng mặt trời; thời tiết khô ráo. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển là 12°-30° C. Lượng mưa thích hợp khoảng 850-1.200 mm. Cây sinh trưởng tốt nhất ở độ cao 600-1.050 mét.
Khi cây còn non, vỏ cây nhãn và có màu từ nâu nhạt đến nâu đậm; xám đen rồi màu gần như đen. Ở các cây già, vỏ cây có vết nứt dọc sâu; bên trong màu đỏ. Lá cây đàn hương mọc đối nhau; phiến là hình mũi mác hoặc hình trứng. Hoa cây đàn hương mọc chùm ở nách lá; có màu vàng rồi dần chuyển sang đỏ thẫm. Quả đàn hương là loại quả hạch hình cầu; thịt nhiều nhựa và khi chín có màu đen. Mỗi năm, loài cây này ra hoa và đậu quả 2 lần.
Bộ phận có giá trị nhất là lõi của cây gỗ đàn hương. Lõi cây được thu hoạch vào mùa thu. Lúc này, gỗ màu vàng nhạt và có mùi thơm ngát. Loài cây thân gỗ này có thể phát triển và đạt đến chiều cao 10 – 15 m. Chúng được ví như “vàng ròng” và giá trị kinh tế của loại gỗ quý này thực sự đáng kinh ngạc.
Cây gỗ cẩm lai
Cây gỗ cẩm lai cũng là một trong các loại cây lấy gỗ trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên, những vùng giáp Lào, Campuchia. Gỗ của cây này khá nặng thịt, gỗ có màu nâu hồng đan xen với những vân gỗ có viền đen.
Hỗ có thời gian thu hoạch trung bình rơi vào khoảng 30 năm, thời gian thu hoạch tối thiểu là trên 15 năm. Nhưng thời gian để cho cây phát triển hết mức và cho năng suất cao nhất là 50-60 năm.
Cây gỗ sưa đỏ
Cây gỗ sưa là một loại cây lấy gỗ có giá trị rất cao và được rất nhiều người tìm kiếm hiện nay. Loại cây này có vòng đời khai thác không dài, chỉ từ 10-20 năm, nên nó là loại cây nhanh thu hoạch, nhanh thu hồi vốn nhất.
Cây gỗ sưa khi trưởng thành có thể sẽ vươn lên đến độ cao khoảng 10m. Đường kính của thân gỗ rơi vào khoảng 20-30m. Gỗ sưa thường có màu đỏ sẫm cùng với vân gỗ màu đen.
Gỗ trầm hương
Đúng với tên gọi trầm hương, loại cây này có một mùi hương vô cùng dễ chịu, dịu nhẹ khiến ai cũng yêu thích. Mùi hương này được hình thành từ nhựa thơm của cây gỗ thân già của cây trầm gió tích tụ trong một khoảng thời gian dài. Cho nên, gỗ trầm hương có giá trị rất cao.
Cây trầm hương khi trưởng thành có thể cao lên đến khoảng 20m cùng đường kính thân cây từ 40-60m. Gỗ của cây có màu vàng nhạt, thịt gỗ có màu nâu sọc hoặc màu nâu đen và gỗ thường rất nặng.
Cây keo lá tràm
Cây keo giâm non cũng là một trong các loại cây trồng lấy gỗ được trồng phổ biến nhất hiện nay. Cây có thể thích nghi với mọi điều kiện thời tiết trên tất cả các vùng miền của tổ quốc chúng ta. Cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và thu hoạch nhanh chóng. Chỉ sau khoảng 5-6 năm trồng là bạn đã có thể thu hoạch được.
Hiện nay, cây đã có khả năng tỉa cành tự nhiên, thân cây thẳng, không có khuyết tật nên gỗ của cây rất được ưa chuộng sử dụng.
Bạch đàn lai
Nhắc đến các loại cây trồng lấy gỗ thì không thể không nhắc đến cây bạch đàn cao sản hay còn gọi là bạch đàn lai. Đây là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh nên có chu kỳ khai thác ngắn. Bạch đàn có tốc độ khai thác nhanh chỉ khoảng 6 năm 1 lần và có giá trị khai thác cao.
Cây bạch đàn cao sản có khả năng phân bố một cách rộng rãi, thích hợp với khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới. Cây có thể được trồng ở vùng núi hay vùng ven biển đều có thể được. Ngay kể cả những vùng hạn hán vẫn trồng được vì nó có khả năng chịu hạn hán. Nhưng loại cây này lại không thích hợp với những nơi có sương muối kéo dài.
Gỗ bạch đàn có rất nhiều giá trị và ứng dụng trong đời sống hàng ngày như làm giàn giáo cốp pha, chống đỡ…
Gỗ mường đen
Gỗ mường đen là loại cây lấy gỗ được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. Loại gỗ này có đặc trưng là thịt gỗ có màu nâu đen pha tím. Đặc biệt, gỗ này có đặc điểm là không bị mối mọt và phát triển khá nhanh.
Thời gian khai thác của loại cây gỗ này là từ 7-10 năm hoặc tốt nhất là trong khoảng 15-20 năm. Cây mường đen trưởng thành có thể cao tới 15m, đường kính khoảng 50-60cm.
Cây xoan đào
Một trong các loại cây trồng lấy gỗ mà Vườn Ươm Số 1 muốn giới thiệu cho bạn chính là cây xoan đào. Đây là loại cây được yêu thích ở rất nhiều nơi, nhất là những vùng như Hà Tĩnh, Nghệ An.Cây có thể sống được ở trên các vùng đất cằn cỗi, đường làng… miễn là cây không bị úng nước, đất có độ pH trung bình.
Cây xoan đào có thời gian thu hoạch rơi vào khoảng 7-9 năm và mang lại giá trị kinh tế khá cao. Chất liệu của nó được ưa chuộng để đóng đồ gia dụng, đóng tủ, bàn ghế hay làm cửa trong nhà…
Cây gỗ giáng hương
Cây gỗ giáng hương là cây lấy gỗ ưa thích khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với đường kính thân của cây trưởng thành có thể đạt 1m, cao tới 20 – 30m. Tán cây hình ô, cành non có lông mịn, cành già nhẵn. Vỏ màu nâu xám, dày trung bình 1,5 – 2 cm, nứt dọc, bong vảy lớn, thịt vỏ màu hơi vàng, khi vạc vỏ chảy nhựa màu đỏ tươi.
Đặc trưng của giáng hương là mùi thơm gỗ nhẹ nhàng, nhựa gỗ màu đỏ, ngâm nước có thể chuyển sang xanh, vân hoa đẹp, ít nứt nẻ và không bị mối mọt. Gỗ Giáng Hương có độ bền cao, màu sắc đẹp và được thị trường vô cùng ưa chuộng, có giá bán trên thị trường dao động khoảng 30 – 50 triệu đồng/m3, thuộc top những loại cây lấy gỗ có giá trị cao.
Gỗ Giáng Hương nặng trung bình, thuộc loại gỗ quý, dùng được trong xây dựng, đóng đồ dùng cao cấp, bàn ghế, đồ mỹ nghệ đều có giá trị cao hơn so với những loại gỗ thông thường khác.
Ngoài ra, gỗ Giáng Hương còn dùng để đóng đồ nội thất như giường, tủ và sàn gỗ tự nhiên. Không dừng lại ở đấy, vỏ của Cây Giáng Hương có chứa tanin và nhựa của loài cây này có màu đó còn có thể dùng để nhuộm quần áo.
Cây gỗ gụ
Cây Gụ mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 500m, sống phát triển trên đất tốt. Phân bố tại Campuchia và Việt Nam. Chiều cao cây trưởng thành trung bình 20 – 30m, đường kính của thân 0,6-8,0m, có cây phát triển đạt tới 1,2m.
Gỗ gụ là loại gỗ tốt được xếp vào nhóm gỗ quý tại Việt Nam, đặc điểm màu gỗ vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn và đẹp.
Tuy nhiên vân gỗ gụ có hình dáng như hoa, đa dạng và rất đẹp, để nhận biết gỗ gụ là khi đưa lên mũi ngửi thấy có mùi chua nhưng không hăng. Khi đánh bóng bằng vecni gỗ sẽ có màu nâu đậm, hoặc màu nâu đỏ. Gỗ gụ lau có màu nâu thẫm, rất ít khi bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa.
Gỗ gụ tốt, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng nội thất gia đình cao cấp như sập, tủ chè, bàn ghế phòng khách. Gỗ gụ là một loại gỗ quý thuộc nhóm 1 trên thị trường.
Hiện nay gỗ gụ dùng để đóng đồ mỹ nghệ cao cấp rất được ưa chuộng, như giường, tủ, bàn ghế,… Thời gian để cây gỗ gụ có giá trị thu hoạch là khoảng 8 – 10 năm, tốt nhất là 15 năm.
Đó là một trong các loại cây trồng lấy gỗ mang lại giá trị cao cho kinh tế và trong đời sống. Việc trồng cây xanh ở nước ta đang ngày càng được đầu tư chú trọng, góp phần giảm thiểu các chất độc gây hại tới môi trường, sản xuất ra oxy có lợi trong bầu khí quyển, đồng thời có khả năng điều hòa nhiệt độ, cân bằng các chất trên mặt đất.
Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ:
Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).
Hotline: 0896 02 02 02 / 0789 035 035 / 0789 150 150
Facebook: https://www.facebook.com/viendanhuong