Những kỹ thuật cơ bản về chăm sóc cây cam sau thu hoạch – Công Nghệ Xanh Việt Nam
Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng, mà các loại cam cho ra những hương vị khác nhau. Khi nhắc đến cam ngon, người ta sẽ nghĩ ngay đến những thương hiệu như: Cam Vinh, cam bù Hà Tĩnh, cam canh, cam Khe mây Hà Tĩnh, cam xoàn Lai Vung, cam sành Hà Giang, hay cam Cao Phong. Để có được nông sản chất lượng đến tay người tiêu dùng thì cây cam phảỉ được chăm sóc hết sức kĩ lưỡng. Để đảm bảo được điều đó thì sau những đợt thu hoạch bà con cần có các kỹ thuật để giúp cây sinh trưởng tốt. Bài viết dưới đây tôi sẽ viết những kỹ thuật cơ bản về chăm sóc cây cam sau thu hoạch.
Mục Lục
Chăm sóc cây cam sau thu hoạch bao gồm các bước sau:
Bước 1:
Sau thu hoạch bà con tiến hành cắt bỏ những cành khô, cành bị bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày và cành quá yếu. Nhằm tạo cây có sự thông thoáng, giúp cây quang hợp tốt. Ngoài ra, trên cây có cành nào đó phát triển quá cao, có thể đốn, hạ thấp độ cao của cây xuống. Để tiện cho quá trình chăm sóc cũng như thu hoạch cho những vụ tiếp theo.
Bước 2:
Sau khi cắt tỉa xong để hạn chế nấm bệnh lây lan qua vết cắt. Bà con sử dụng Nano đồng phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn, rửa sạch rong rêu mảng bám.
Bước 3:
Bà con nên làm cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây. Cỏ trong tán cây thì xới nhẹ, ngoài tán thì cắt thấp, nhằm chống xói mòn, rửa trôi.
Bước 4:
Bà con cần bón phân chuồng hoai mục ủ bang nấm Trichoderma, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 15-20 cm, đổ phân dọc rãnh. Bón phân chuồng tầm 25kg/gốc. Nhằm giúp đất tơi xốp, cải tạo đất và duy trì quá trình phân giải các chất hữu cơ thành dinh dưỡng nuôi cây.
Bước 5:
Bà con nên chủ động phòng sâu bệnh gây hại ở cây cam. Như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, sâu, nhện đỏ, rệp, bệnh vàng lá, bệnh ghẻ looét, bệnh ghẻ nhám, …Bằng các Chế phẩm sinh học ( an toàn cho người sử dung và môi trường sống).
Bài viết sau tôi sẽ gửi đến bà con những loại sâu bệnh thường gặp ở Cây cam !
-
Chia sẻ: