Những “khái niệm” xuất hiện trong đại dịch Covid – 19

Trong đại dịch Covid-19, bên cạnh những khái niệm mới xuất hiện thì có những khái niệm tuy đã có từ trước nhưng chưa được ứng dụng trong bối cảnh cụ thể nên còn khá lạ lẫm với nhiều người. Để hiểu rõ hơn những khái niệm mới xuất hiện trong đại dịch Covid – 19, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!

Đại dịch Covid – 19 đang diễn biến một cách phức tạp, gây ra những hậu quả khó lường như hiện nay thì việc mỗi cá nhân hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng cũng như ý thức được tính cấp thiết của các công tác phòng chống có ý nghĩa rất lớn trong việc khống chế bệnh dịch.

Virus Corona

Là một nhóm loại virus gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của các loại động có vú, trong đó có cả con người. Nhóm virus này gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như cảm lạnh, mệt mỏi, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng và có thể ảnh hưởng đến cả đường tiêu hóa.

Chủng virus này tấn công trực tiếp vào phổi gây ra những biến chứng nguy hiểm

Chủng virus này tấn công trực tiếp vào phổi gây ra những biến chứng nguy hiểm

Dịch bệnh Covid-19

Là viết tắt của cụm từ “Corona disease 2019”, tức là dịch bệnh do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2019.

SARS – CoV – 2

Là một loại virus Corona thuộc chủng mới, còn được gọi là “virus Vũ Hán”. Đây là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp, làm hàng nghìn người nhiễm bệnh và khiến số ca tử vong không ngừng tăng lên mỗi ngày.

F0, F1, F2, F3 và F4,…

F0 là bệnh nhân dương tính hoặc được xử lý như dương tính với virus Corona.

F1 là người nghi nhiễm, tiếp xúc trực tiếp ca dương tính virus Corona (F0).

F2, F3 là người tiếp xúc với người nghi nhiễm (F2 tiếp xúc với F1 và F3 tiếp xúc với F2).

F4 là người tiếp xúc với F3,…

Lây nhiễm chéo

Là tình trạng người nhiễm Covid – 19 lây bệnh sang cho người lành, thường xảy ra trong bệnh viện, giữa người bệnh Covid – 19 với người bệnh không nhiễm, giữa người bệnh Covid – 19 với bác sĩ, giữa bác sĩ có bệnh Covid – 19 và bác sĩ không có bệnh,…

Hiểu đơn giản là sự lây truyền virus giữa người với người, từ các dụng cụ, thiết bị y tế sang người lành. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như bệnh viện hoặc khu cách ly, nhân viên y tế quá tải dẫn đến thiếu thốn về dụng cụ bảo hộ, phòng ốc, trang thiết bị y tế trong quá trình chăm sóc và chữa trị bệnh nhân,…

Chốt, trạm kiểm soát dịch

Là địa điểm thực hiện kiểm tra, kiểm soát lượng người và phương tiện ra vào tại những khu vực trọng điểm nhằm phòng chống lây lan dịch bệnh.

Bệnh viện dã chiến

Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng) hoàn thiện sau 4 ngày với 700 giường bệnh

Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng) hoàn thiện sau 4 ngày với 700 giường bệnh

Là một bệnh viện tạm thời nhằm:

Kịp thời thu dung điều trị toàn bộ số ca mắc mới phát hiện qua xét nghiệm tầm soát tại các khu nguy cơ cao trong cộng đồng, các trường hợp đang được cách ly theo dõi tại các khu cách ly tập trung (F1 chuyển sang F0).

Chủ động phân loại độ nặng của bệnh để kịp thời chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị Covid – 19, tập trung điều trị cho các trường hợp bệnh nặng và hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.

Khai báo y tế

Là việc người dân cung cấp thông tin y tế cá nhân cho cơ quan y tế nhằm mục đích kiểm soát dịch bệnh.

Cách ly y tế

Là việc tách riêng người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh, người mang mầm bệnh hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, hạn chế sự lây truyền bệnh.

Khu cách ly tập trung

Khu cách ly tập trung phải đảm bảo các quy định của Bộ Y tế

Khu cách ly tập trung phải đảm bảo các quy định của Bộ Y tế

Là khu vực kiểm soát nguồn lây nhiễm bệnh từ những nơi khác vào xâm nhập trong cộng đồng, từ đó hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng dân cư. Khách sạn, nhà nghỉ, doanh trại quân đội, ký túc xá,… là những địa điểm có thể được sử dụng làm khu cách ly tập trung.

Cách ly y tế tập trung

Là khi một nhóm người có nguy cơ mắc bệnh (vừa từ vùng dịch trở về, tiếp xúc gần với người mắc bệnh,…) thì được tập trung tại những khu vực cách ly tập trung để cách ly theo đúng quy định.

Cách ly y tế tại nhà

Là những người có nguy cơ mắc bệnh (tiếp xúc với F1, thuộc đối tượng cách ly tập trung có kết quả xét nghiệm âm tính,…) thì được cách ly y tế tại nhà, không ra khỏi nơi ở và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác,… nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

Cách ly xã hội

Là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân bằng việc giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng nhằm đối phó với tình huống nguy hiểm bùng phát dịch bệnh, cụ thể như:

  • Không đóng cửa hay dừng hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu.
  • Các nhà máy vẫn hoạt động nhưng phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động.
  • Các cơ quan có thể ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ nhân viên làm việc tại nhà.
  • Người dân nên ở nhà chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, đeo khẩu trang và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người.

Giữ khoảng cách an toàn ở những nơi công cộng

Giữ khoảng cách an toàn ở những nơi công cộng

  • Xe cộ được đi lại giữa các tỉnh lân cận nhưng chỉ khi thật sự cần thiết.

Giãn cách xã hội

Là một nhóm biện pháp nhằm duy trì khoảng cách vật lý giữa người với người, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Giãn cách xã hội được phân làm nhiều cấp độ, từ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m đến hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hạn chế đi lại,…

Bluezone

Là một ứng dụng do Cục Tin Học Hóa thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam phát hành chỉ dành riêng cho hệ điều hành Android và iOS nhằm truy vết tiếp xúc và cảnh báo người nhiễm Covid – 19.

Ứng dụng giúp bạn phát hiện khi tiếp xúc gần với người nhiễm qua smartphone một cách nhanh chóng và chính xác

Ứng dụng giúp bạn phát hiện khi tiếp xúc gần với người nhiễm qua smartphone một cách nhanh chóng và chính xác

NCOVI

Là một ứng dụng chính thức của Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông (tải qua CH Play trên Android hoặc Appstore trên iOS) nhằm hỗ trợ người dân toàn quốc khai báo y tế tự nguyện, góp phần phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

5K

Là thông điệp của Bộ Y tế nhằm kêu gọi toàn thể người dân chủ động phòng chống và cùng nhau thực hiện chung sống an toàn với đại dịch Covid – 19, cụ thể gồm có:

  • Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người, đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
  • Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
  • Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
  • Không tụ tập: Nơi đông người.
  • Khai báo y tế: Thực hiện khai báo y tế trên app NCOVI, cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid – 19.

Toàn dân được yêu cầu nghiêm túc thực hiện 5K để phòng chống dịch

Toàn dân được yêu cầu nghiêm túc thực hiện 5K để phòng chống dịch

“Bình thường mới”

“Bình thường mới” có thể hiểu đơn giản là những điều khác với những cái cũ. Phần lớn nhà những thứ mà trước đây con người cho là bất bình thường nhưng hiện tại lại là những điều được chấp nhận và trở nên bình thường.

Đại dịch Covid19  đã thay đổi về cấu trúc xã hội. Thay đổi này giống như một thời kỳ mới, lâu dài chứ không phải thay đổi nhất thời. “Bình thường mới” chính là trạng thái mới ở tất cả những vấn đề xung quanh cuộc sống từ đời sống sản xuất, cách thức tiêu dùng, cách thức sống, y tế, giáo dục, chính trị ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội,… để có thể thích ứng và phát triển.

Qua bài viết này, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ thêm các khái niệm mới xuất hiện trong đại dịch Covid – 19, có thêm cho mình những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe an toàn cho bản thân cũng như mọi người xung quanh để cùng nhau vượt qua đại dịch nguy hiểm này nhé!