Những khái niệm về phạm trù chiếm hữu – Công ty Luật ACC
Hiện nay, những vấn đề liên quan đến chiếm hữu rất được mọi người quan tâm và chú trọng. Pháp luật cũng đã đặt ra những quy định liên quan đến vấn đề này. Vậy, phạm trù chiếm hữu là gì là như thế nào? Hã cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về phạm trù chiếm hữu là gì.
Phạm trù chiếm hữu là gì
1. Khái niệm chiếm hữu
Trước khi tìm hiểu về phạm trù chiếm hữu là gì, chủ thể cần biết được khái quát về chiếm hữu.
Chiếm hữu là nắm giữ, quản lí tài sản.
Chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền của chủ sở hữu.
Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Đây là lần đầu tiên tron Bộ luật Dân sự, các nhà làm luật quy định về khái niệm chiếm hữu.
Chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản bao gồm chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền, người có quyền chiếm hữu tài sản trên cơ sở một giao dịch dân sự hợp pháp, người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua một quyết định có hiệu lực hoặc qua một bản án có hiệu lực pháp luật, người chiếm hữu không theo ý chí của chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền.
Các chủ thể nắm giữ và chi phối tài sản tức là trực tiếp quản lý, tác động vào tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình. Chủ thể có thể bằng hành vi của mình thực hiện việc chiếm hữu goi là chiếm hữu trực tiếp. Chủ thể thực hiện việc chiếm hữu thông qua hành vi của người khác gọi là chiếm hữu gián tiếp. Trường hợp này người chiếm hữu giao tài sản của mình cho người khác kiểm soát, vì vậy người kiểm soát tài sản phải thực hiện các hành vi mà người chiếm hữu cho phép.
Chiếm hữu của các chủ thể không phải là chủ sở hữu được quy định từ điều 228 đến điều 233 và điều 236 là căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.
Người chiếm hữu tài sản được pháp luật bảo vệ quyền năng của mình và nếu như việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
2. Những khái niệm liên quan đến phạm trù chiếm hữu
Phạm trù chiếm hữu là gì được giải đáp thông qua việc tìm hiểu những khái niệm liên quan đến phạm trù chiếm hữu, cụ thể:
Chiếm hữu là gì?
Để tồn tại và phát triển con người phải dựa vào tự nhiên, chiếm hữu là phạm trù khách quan, tất yếu, vĩnh viễn, là điều kiện trước tiên của hoạt động lao động sản xuất. Chủ thể chiếm hữu là cá nhân, tập thể và xã hội. Đối tượng của chiếm hữu từ buổi ban đầu của loài người là cái có sẵn trong tự nhiên cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các chủ thể chiếm hữu không chỉ chiếm hữu tự nhiên mà cả xã hội, tư duy, thân thể, cả các vô hình và cái hữu hình. Trong kinh tế, chiếm hữu cả sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
Sở hữu là gì?
Theo quan điểm của Mác xít khái niệm gốc của sở hữu là “Sự chiếm hữu”. Theo đó: Sở hữu là hình thức xã hội – lịch sử nhất định của sự chiếm hữu, cho nên có thể nói: Sở hữu là phương thức chiếm hữu mang tính chất lịch sử cụ thể của con người, những đối tượng dùng vào mục đích sản xuất và phi sản xuất. Sở hữu luôn luôn gắn liền với vật dụng – đối tượng của sự chiếm hữu. Đồng thời sở hữu không chỉ đơn thuần là vật dụng, nó còn là quan hệ giữa con người với nhau về vật dụng.
Quan hệ sở hữu có thể là những quan hệ về kinh tế và pháp lý. Nói cách khác, quan hệ sở hữu về kinh tế là hiện diện của bộ mặt pháp lý, theo nghĩa rộng quan hệ sở hữu kinh tế là tổng hoà các quan hệ sản xuất – xã hội, tức là các quan hệ của các giai đoạn tái sản xuất xã hội. Những phương tiện sống, bao gồm những quan hệ sản xuất trực tiếp, phân phối, trao đổi, lưu thông và tiêu dụng được xét trong tổng thể của chúng. Quan hệ sở hữu pháp lý là tổng hoà các quan hệ sở hữu, sử dụng và quản lý. Những quan hệ này tạo ra và ghi nhận các quan hệ kinh tế qua các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý. Để nêu bật sự thống nhất của các quan hệ sở hữu cả phương diện kinh tế và pháp lý.
Sở hữu về mặt pháp lý được xem là quan hệ giữa người với người về đối tượng sở hữu. Thông thường về mặt pháp lý, sở hữu được ghi trong hiến pháp, luật của nhà nước, nó khẳng định ai là chủ thể của đối tượng sở hữu.
Sở hữu về mặt kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập, thu nhập ngày càng cao, sở hữu về mặt kinh tế ngày càng được thực hiện. Sở hữu luôn hướng tới lợi ích kinh tế, chính nó là động lực cho hoạt động kinh tế.
Sự vận động, phát triển của quan hệ sở hữu về hình thức, phạm vi mức độ không phải là sản phẩm của chủ quan mà là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chấtl trình độ của lực lượng sản xuất. Haylà sự vận động của quan hệ sở hữu là quá trình lịch sử tự nhiên. Sự biến động của quan hệ sở hữu xét cả về mặt chủ thể và đối tượng sở hữu.
Đối tượng sở hữu: Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là cái sẵn có trong tự nhiên (hiện vật). Đến xã hội nô lệ, cùng với sở hữu vật là sở hữu người nô lệ. Xã hội phong kiến đối tượng sở hữu là tư liệu sản xuất (đất đai, công cụ lao động…) trong xã hội tư bản đối tượng sở hữu không chỉ về mặt hiện vật mà quan trọng hơn về mặt giá trị, mặt tiền tệ.Ngày nay, cùng với sở hữu về mặt hiện vật và giá trị của tư liệu sản xuất, người ta chú trọng nhiều đến sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, giáo dục…
Quan hệ sở hữu là gì?
Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu và sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội là quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu phản ánh sự chiếm giữ tư liệu sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng, nó biểu hiện qua mối quan hệ vật – vật. Quan hệ sở hữu là một loại quan hệ xã hội phát sinh, tồn tại và phát triển trong quá trình chiếm hữu, mà khi xem xét dưới góc độ pháp lý nó bao gồm 3 bộ phận cấu thành chủ thể, khách thể và nội dung.
3. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt theo Bộ luật dân sự 2015 thì quyền nào quan trọng nhất?
Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt theo Bộ luật dân sự 2015 thì quyền nào quan trọng nhất cũng là một phần quan trọng khi tìm hiểu phạm trù chiếm hữu là gì.
Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ nhất định, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ sở hữu trong xã hội. Về nội dung, quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản của chủ thể sở hữu hặc người không phải chủ sở hữu nhưng được ủy quyền đối với tài sản. Trong đó:
– Quyền chiếm hữu:
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Tùy vào những trường hợp cụ thể mà có thể chia quyền chiếm hữu ra làm 2 trường hợp: người chiến hữu đồng thời là người sở hữu tài sản hoặc trường hợp người chiếm hữu không phải chủ sở hữu của tài sản.
– Quyền sử dụng:
Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền sử dụng tài sản là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lời, cổ tức từ tài sản..Cũng trong những trường hợp cụ thể mà chia ra quyền sử dụng tài sản đối với chủ sở hữu hoặc quyền sở hữu đối với người không phải chủ sở hữu tài sản. Như vậy, sử dụng tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu hoàn toàn có toàn quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo cách thức và mục đích sử dụng tài sản theo ý chí của mình: sử dụng hoặc không sử dụng tài sản, trực tiếp khai thác công dụng tự nhiên của tài sản hoặc để cho người khác sử dụng thông qua các giao dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn.
– Quyền định đoạt:
Theo Điều 192 Bộ luật Dân sự mới nhất quy định: quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản (mua, bán, chuyển quyền sử dụng…). Đây cũng là một trong những quyền quan trọng mang tính chất quyết định về sự tồn tại hay không của tài sản, khẳng định quyền sơ hữu hay không của chủ thể và cũng có khả năng quyết định tài sản. Quyền định đoạt không có ý nghĩa tuyệt đối mà trong những trường hợp cụ thể, quyên này vẫn có sự hạn chế nhất định:
Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp hạn chế quyền định đoạt cụ thể.
Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định trong ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền nào là quan trọng nhất. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt là ba quyền khác nhau và không tách rời nhau trong suốt quá trình thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản. Do đó, không thể khẳng định quyền nào là quan trọng nhất trong ba quyền, cả ba quyền cùng được thực hiện mới đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu.
Những vấn đề có liên quan đến phạm trù chiếm hữu là gì và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về phạm trù chiếm hữu là gì sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến phạm trù chiếm hữu là gì cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
5/5 – (1794 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin