Những khái niệm cơ bản về tổ chức, tổ chức chính trị- xã hội

Dựa vào tính chất hoạt động của các tổ chức xã hội, có thể phân chia tổ chức xã hội thành những loại cơ bản, gồm: Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội-nghề nghiệp; các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng; tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng.

1. Tổ chức

Tổ chức là vấn đề phức tạp, mỗi khoa học có cách tiếp cận riêng. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tự nhiên, mỗi thực thể tồn tại được coi là một tổ chức, vì bản thân chúng được cấu thành từ những bộ phận, những thành tố khác nhau, có sự liên hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại, vận động và biến đổi không ngừng. Ví dụ tổ chức của các vật thể vật lý, hóa học, cơ thể sinh học. Trong tư tưởng, nội dung tư tưởng bao giờ cũng được thể hiện dưới những hình thức nhất định, thể hiện bằng kết cấu ngôn từ và ngữ pháp, nghĩa là tổ chức tư tưởng. Thuật ngữ “Tổ chức” được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa không giống nhau:

Triết học định nghĩa “Tổ chức, nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tổn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”. Tổ chức là thuộc tính của sự vật, nói cách khác sự vật luôn tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định.

Nhân loại học khẳng định từ khi xuất hiện loài người, tổ chức xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện. Tổ chức ấy không ngừng hoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại. Theo nghĩa hẹp đó, tồ chức là một tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó. Như vậy, tổ chức là tập thể, có mục tiêu, nhiệm vụ chung.

Trong lĩnh vực xã hội, các tổ chức được hình thành từ hoạt động có ý thức của con người. Vì vậy tổ chức trước hết được hiểu là tập hợp người được tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung. Chẳng hạn, tổ chức chính trị, xã hội được hình thành trong quan hệ giữa các thành viên của nó. Mặt khác, tổ chức là hoạt động “làm thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định; làm thành có trật tự, có nền nếp; làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất”. Nhà nghiên cứu Xô-viết P.M.Kéc-gien-txép cũng cho rằng: “Tổ chức nghĩa là liên hợp nhiều người lại để thực hiện một công tác nhất định. Chúng ta cũng có thể gọi bản thân hình thức liên hợp đó là một tổ chức”. Theo quan điểm đó, trong đời sống xã hội, phải phân biệt ý nghĩa hai mặt của khái niệm tổ chức:

Thứ nhất, tổ chức là một hoạt động – hoạt động liên hợp nhiều người lại để thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nhất định.

Thứ hai, tổ chức là tập hợp người có trật tự để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt được mục tiêu nhất định.

Trong quá trình hoạt động, do nhu cầu chung, những con người phải liên kết với nhạu nhằm đạt đêh mục đích mà mỗi người không thể nào đạt được. Con người tập hợp nhau lại, bố trí, sắp xếp, phân công, phối hợp, tạo nên sức mạnh chung gấp bội phần.

Như vậy, tồ chức là hình thức, phương pháp hoạt động liên hợp của con người, là phương thức tồn tại của xã hội. Bản chất hoạt động của con người mang tính chất xã hội, do nhu cầu khách quan và hoạt động liên hợp mà xuất hiện những hình thức tổ chức xã hội. Tồ chức là một trong những hoạt động có ý thức của con người với nội dung là xác lập các mối quan hệ trong những thể chế nhất định, nhằm duy trì tính trật tự, để đạt mục đích mong muốn và hiệu quả cao. Một tổ chức chỉ tồn tại và hoạt động có hiệu quả khi nó phù hợp với những điều kiện khách quan và phục vụ cho mục tiêu nhất định.

Tổ chức là hình thức liên kết cụ thể giữa con người với con người trong một quá trình xã hội nhất địrih. Vì vậy nó được quy định bởi những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định, về mặt khách quan, một tổ chức ra đời trước hết được quy định bởi nội dung hoạt động của nó. Tổ chức là hình thức của nội dung, do nội dung quyết định. Nội dung là tổng hợp tất cả những yếu tố của tổ chức, các hoạt động và mục tiêu mà tổ chức đó cần đạt được. Nội dung đó quy định phương thức tồn tại, mục tiêu mà tổ chức đó cần đạt được. Nội dung đó quy định phương thức tồn tại, vận động, sự liên hệ tương đối bền vững giữa con người và các bộ phận của tổ chức. Một tổ chức ra đời và phát triển còn được quyết định bởi hoàn cảnh lịch sử, điểu kiện vật chất, thời gian, các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tập quán, truyền thống, tư tưởng… Vì vậy, việc thiết lập hay xóa bỏ một tổ chức, cần tính đến những điểu kiện khách quan, về mặt chủ quan tổ chức được tạo nên bởi con người, con người quy định mục tiêu, thiết lập và vận hành tổ chức, cho nên tổ chức bao giờ cũng mang đậm dấu ấn chủ quan của con người. Con người phân công, phối hợp, liên hệ, để ra yêu cầu cho hoạt động, các chuẩn mực cho các thành viên trong tổ chức. Nói cách khác, trong xã hội, tổ chức nào cũng do con người lập nên để thực hiện mục tiêu của mình. Tổ chức ra đời và hoạt động của nó là sự thống nhất giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Hai nhân tố đó cần phải được coi trọng trong việc xây dựng tổ chức cũng như trong việc tổ chức các quá trình xã hội.

2. Tổ chức chính trị

Thuật ngữ “chính trị” có nguồn gốc từ tiêhg Hy Lạp cổ đại “politika”, có nghĩa là “công việc nhà nước” hay “những công việc xã hội”. Trong tiếng Hán cổ đại, “chính trị” nghĩa là “chính sách quốc gia”, “công việc trị quốc”… Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các cách hiểu khác nhau về khái niệm chính trị như: nghệ thuật của phép cai trị; những công việc của chung; sự thỏa hiệp và đồng thuận; quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích…

Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn để gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn để giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội. Đây là biểu hiện bề ngoài của chính trị. Thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị.

Trong các công việc chung của xã hội thì công việc của nhà nước chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp chiếm ưu thế luôn luôn muốn giành lấy vai trò thực hiện các công việc chung để xác lập và duy trì địa vị thống trị của giai cấp mình. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, thực chất chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và sử dụng quyền lực nhà nước.

Tất nhiên, chính trị không chỉ bao gồm các công việc của nhà nước. Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì còn hàng loạt vấn đề chung khác cần giải quyết như các vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng, ý thức, đạo đức xã hội, các phương án giải quyết các vấn đề chung của xã hội khác với giai cấp, tầng lớp nắm quyền… Vì vậy, bên cạnh nhà nước trong xã hội còn tồn tại các tổ chức chính trị khác.

Tổ chức chính trị là những tập hợp hoạt động trong lĩnh vực chính trị, dù hợp hiến hay vi hiến. Tổ chức chính trị, được lập ra để thực hiện quyền lực chung của xã hội – quyền lực chính trị.

Trong chế độ dân chủ, các thành viên của xã hội cũng như các tổ chức xã hội đều được tham gia ở mức độ nhất định hoạt động chính trị, Nhưng không phải vì thế mà các tổ chức xã hội đó đểu được gọi là các tổ chức chính trị. Chỉ những tổ chức được lập ra chủ yếu để thực hiện quyền lực chính trị thì mới gọi là tổ chức chính trị. Tổ chức chính trị có thể thực hiện các hoạt động khác nhưng đó không phải nhiệm vụ cơ bản của nó.

Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định.

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị họp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền.

3. Tổ chức chính trị – xã hội

Tổ chức chính trị – xã hội là tổ chức mang màu sắc chính trị, đại diện cho ý chí của các tầng lớp trong xã hội trong hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Tổ chức Chính trị-xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức chính trị-xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Bao gồm:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Là liên minh chính trị, tổ chức liên hiệp tự nguyện các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng đổi mới trong tổ chức và hoạt động, nhằm tạo sự đồng thuận, đoàn kết toàn dân tộc, nhất trí cao vể chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng chính quyền nhân dân, tích cực tuyên truyền vận động toàn dân thi hành Hiến pháp và pháp luật; cùng các đoàn thể và Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện việc phản biện nhân dân về các chủ trrơng, chính sách, pháp luật; giám sát các hoạt động của cán bộ, các cơ quan nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật, chính sách; xây dựng nền dân chủ nhân dân ở cơ sở, vận động nhân dân thi đua ái quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Là tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp công nhân và lao động Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của các cấp công đoàn, thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước. Tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yéu cẩu của phong trào công nhân, công đoàn.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp công nhân, có chức năng: Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên công nhân viên chức lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công đoàn Việt Nam Tổ chức theo các cấp sau: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố) và Công đoàn ngành Trung ươrng; Liên đoàn lao động quận huyện và tương đương (Công đoàn cấp tiên cơ sở); Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam, đội dự bị tin cậy của Đảng. Tổ chức Đoàn được thành lập trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến địa phương nhằm đoàn kết tập hợp thanh niên phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Tổ chức chính trị – xã hội, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phân đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có chức năng: đại diện, chăm lo, bảo vệ quyển, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

Hội Nông dân Việt Nam. Là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hội Nông dân Việt Nam có chức năng: Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Là tổ chức chính trị – xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiêh pháp, pháp luật của Nhà nước và Điểu lệ Hội.

Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo vệ lợi ích chính dáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của cựu chiến binh. Hội làm tham mưu giúp cấp uỷ đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị – xã hội của cách mạng, của Hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức nhà nước.

4. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp xếp theo trật tự nào đó của mỗi bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng. Cơ cấu tổ chức là cách bố trí, sắp xếp các bộ phận cấu thành tổ chức, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Mỗi bộ phận và các yếu tố cấu thành có vị trí, vai trò nhất định, chúng liên hệ, tác động với nhau tạo ra cơ chế phối hợp và vận hành của cả hệ thống tổ chức. Nói gọn lại cơ cấu tổ chức là sự kết hợp giữa cấu trúc các thành tố và cơ chế tác động, và vận hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống tổ chức.

Cơ cấu tổ chức một mặt phản ánh tính chất, nhiệm vụ, chức năng của tổ chức, mặt khác nó tác động trở lại đối với việc thực hiện chữc năng, nhiệm vụ và cao hơn là phát triển tổ chức.

5. Hệ thống tổ chức

Hệ thống tổ chức là tập hợp các bộ phận có liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, được sắp xếp theo một tổng thể thống nhất. Mỗi một sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội đều được coi là một hệ thống. Đặc điểm của hệ thống là tính tương đối độc lập, thống nhất, chỉnh thể nhờ tương tác giữa các bộ phận trong cùng một hệ thống. Sự xác định hệ thống nào đó cụ thể là có tính chất tương đối, đó là mối liên hệ giữa hệ thống lớn và hệ thống con, giữa toàn thể và bộ phận.

Mỗi hệ thống cần phân định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và sự thống nhất để đảm bảo rằng hệ thống không bị tách thành các đơn vị riêng rẽ, độc lập.

6. Hệ thống tổ chức của Đoàn

Hệ thống tổ chức của đoàn là tập hợp các tổ chức của Đoàn từ trung ương đến cơ sở, được bố trí, sắp xếp và hoạt động theo những nguyên tắc, những quy định của Điều lệ Đoàn. Hệ thống tổ chức của Đoàn được thành lập theo vùng lãnh thổ, đơn vị hành chính và đơn vị sản xuất, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Hệ thống tổ chức bảo đảm cho Đoàn thực hiện mục đích, tôn chỉ, chức năng nhiệm vụ, gồm 4 cấp: Cấp Trung ương; cấp tỉnh và tương đương; Câp huyện và tương đương; Câp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở). Việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thê’ một tổ chức đoàn do đoàn cấp trên trực tiếp quyết định. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định cụ thể về phân cấp trong hệ thống tổ chức của Đoàn.

Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi câp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa 2 kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là ban chấp hành do đại hội đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là ban thuờng vụ do ban chấp hành cùng cấp bầu ra.

7. Hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức thực hiện quyền lực chính trị được xầ hội chính thức thừa nhận. Đó là các cơ quan, tổ chức nhà nước, đảng phái, đoàn thể xã hội và mối quan hệ giừa các lực lượng đó trong việc thực hiện quyền lực chính trị, thể hiện bản chất của chế độ chính trị và con đường phát triển của xã hội.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hoạt độrig theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, vận động, tham mưu, giám sát, kiểm tra và tổ chức nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với cơ chế này, hệ thống chính trị gồm có Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội (Đoàn TNCS Hổ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiên binh Việt Nam).

Hệ thống chính trị giúp Đảng lãnh đạo bằng đường lối chủ trương, bằng cơ chế quản lý của Nhà nước, bằng sự tham gia của đoàn thể chính trị – xã hội, bằng sự giám sát kiểm tra và bằng sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Nhà nước quản lý đất nước, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách bằng pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được đề ra. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể vận động quẩn chúng nhân dân bảo vệ thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Hệ thống chính trị không chỉ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được giữ vững, mà còn giám sát, kiểm tra, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và sự nghiệp giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ trở thành đội quân xung kích cách mạng, tham gia phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.