Những giấy tờ bắt buộc phải có khi sản xuất kinh doanh thực phẩm
Những giấy tờ bắt buộc phải có khi sản xuất kinh doanh thực phẩm
Sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có giấy phép theo quy định trước khi đi vào hoạt động. Hoàn Nguyên cung cấp thông tin liên quan đến giấy tờ bắt buộc phải có khi sản xuất kinh doanh thực phẩm qua bài viết dưới đây!
Giấy tờ bắt buộc phải có khi sản xuất kinh doanh thực phẩm, gồm:
1/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép kinh doanh)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện sự công nhận của Nhà nước với sự ra đời của một thực thể kinh doanh, là chứng nhận hợp pháp ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ pháp lý xác thực hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.
Mẫu giấy phép kinh doanh – loại hình doanh nghiệp công ty
Mẫu giấy phép kinh doanh – loại hình hộ kinh doanh cá thể
2/ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP)
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là giấy phép “bắt buộc phải có” quy định đối với cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định. Giấy phép an toàn thực phẩm đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh thực phẩm hoạt động một cách hợp pháp, đáp ứng được các yêu cầu pháp lý về sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
3/ Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP CODEX 2020)
HACCP là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. HACCP thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn. Các nguyên lý của HACCP được thống nhất trên toàn thế giới. HACCP áp dụng trong tất cả các ngành sản xuất thực phẩm. Hệ thống này được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho các sản phẩm mới.
4/ Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000:2018)
Chứng nhận ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế, được công nhận, cấp phép và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
5/ Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thực phẩm
Kiểm nghiệm là hình thức kiểm soát và đánh giá chất lượng của sản phẩm. Việc kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm là “bắt buộc” và tuân theo quy định pháp luật ban hành. Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định quy chuẩn sản phẩm. Thông qua kết quả kiểm nghiệm với các chỉ tiêu an toàn, doanh nghiệp có thể tự tin cung cấp sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Kết quả kiểm nghiệm phục vụ việc công bố chất lượng sản phẩm cũng như các thủ tục pháp lý liên quan đến lưu hành sản phẩm.
6/ Tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Tự công bố thực phẩm sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu là thủ tục bắt buộc của mỗi đơn vị sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh phân phối khi đưa sản phẩm ra thị trường một cách hợp pháp để đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài tuân thủ quy định, công bố chất lượng thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
7/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch – Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Quét mã vạch sản phẩm là cách thức tối giản nhất để người dùng xác định được hàng thật hay hàng giả, hàng nhái. Một sản phẩm chất lượng được phép lưu thông trên thị trường phải có mã số mã vạch được đăng ký và cấp giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Mã số Mã vạch giúp doanh nghiệp sản xuất và nhà nước dễ dàng quản lý sản phẩm lưu hành. Đăng ký mã số mã vạch để sản phẩm phân phối vào siêu thị, cửa hàng sử dụng máy quét mã vạch,.. Mã số Mã vạch là tiền đề của tra cứu truy xuất nguồn gốc thông tin sản phẩm, đáp ứng yêu cầu lưu hành sản phẩm trong nước và quốc tế.
8/ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ thương hiệu)
Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp. Do đó, đăng ký nhãn hiệu hay Bảo hộ thương hiệu đối với các cá nhân hay tổ chức kinh doanh là việc làm tiên quyết để đảm bảo độc quyền sở hữu nhãn hiệu. Quyền sở hữu nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
9/ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả – tác phẩm logo nhãn hiệu
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đăng ký quyền tác giả (bản quyền) là việc tác giả/chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm sáng tạo. Đăng ký quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả/người sáng tạo ra tác phẩm.
10/ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
thực phẩm xuất khẩu
Giấy chứng nhận lưu hành tự do căn cứ pháp lý Quyết định Số 10/2010/QĐ-TTg là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận sản phẩm đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp khi có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu hoặc từ phía đơn vị nước nhập khẩu, là một trong những điều kiện cần và đủ để hàng hóa thông quan khi xuất khẩu.
11/ Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate)
thực phẩm xuất khẩu
Giấy chứng nhận y tế căn cứ Thông tư 52/2015/TT-BYT được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Chứng nhận y tế là chứng thư xuất khẩu cần xuất trình khi thông quan mà hải quan cũng như đơn vị nước nhập khẩu thường yêu cầu.
Lợi ích khi có đủ giấy tờ pháp lý cho sản xuất kinh doanh thực phẩm
» Thể hiện sự tuân thủ pháp luật về sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
» Đáp ứng yêu cầu pháp lý đối với việc sản xuất kinh doanh thực phẩm.
» Đảm bảo quyền lợi cũng như an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
» Khẳng định chất lượng sản phẩm từ đó nâng tầm uy tín thương hiệu.
» Củng cố niềm tin và sự tin tưởng của người dùng dành cho sản phẩm.
» Tránh trường hợp bị xử phạt do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nhanh xin cấp giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm
» Tư vấn quy định pháp luật các vấn đề về việc xin cấp giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm.
» Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu cần thiết cho việc xin cấp giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm.
» Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý tài liệu khách hàng cung cấp và tư vấn hiệu chỉnh nếu có sai sót.
» Soạn hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm đúng theo yêu cầu của Nhà nước.
» Đại diện quý khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
» Nhận, trả kết quả các giấy chứng nhận cho khách hàng và hoàn thành dịch vụ xin cấp giấy phép.
Liên hệ dịch vụ uy tín xin cấp nhanh
giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm
Công ty tư vấn Hoàn Nguyên hoạt động tư vấn pháp lý, chuyên dịch vụ xin cấp trọn bộ giấy phép cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Quý khách có nhu cầu làm giấy phép cho sản phẩm thực phẩm lưu hành thị trường trong nước cũng như xuất nhập khẩu, hãy liên hệ Hoàn Nguyên tư vấn và hỗ trợ làm nhanh các giấy phép theo đúng quy định. Cam kết mang đến dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng với phí hợp lý và thủ tục nhanh gọn!
CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN HOÀN NGUYÊN
Hotline: 0902403079 – 0908403079
Email: [email protected]
Web: www.giayphepvesinhantoanthucpham.com
►CÁC TIN KHÁC