Những giấy phép cần thiết để lưu hành sản phẩm ra thị trường
Những giấy phép cần thiết để lưu hành sản phẩm
ra thị trường
Để đưa sản phẩm ra thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải có các giấy phép cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. Các giấy tờ này thể hiện nguồn gốc, chất lượng, thành phần,… của sản phẩm, hàng hóa. Trên cơ sở đó, nhằm xác định hàng hóa, sản phẩm đủ điều kiện để đưa ra trên thị trường hay không. Vậy, pháp luật hiện hành quy định thế nào về những giấy phép cần thiết để lưu hành sản phẩm ra thị trường? Qua bài viết này, C.A.O Media sẽ cung cấp cho quý khách hàng thông tin chi tiết.
Những giấy phép cần thiết để lưu hành sản phẩm ra thị trường gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tự công bố sản phẩm.
- Đăng ký Mã số mã vạch cho các sản phẩm.
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá/logo độc quyền.
Quy trình thực hiện những giấy phép cụ thể như sau:
T
hứ nhất:
Đăng ký giấy phép kinh doanh
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh, gồm:
– Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Dự thảo điều lệ công ty của doanh nghiệp có chứng nhận của các thành viên góp vốn trong công ty doanh nghiệp.
– Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật (theo mẫu quy định).
– Bản sao công chứng CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông kèm theo.
- Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư hoặc trường hợp thành lập Hộ Kinh Doanh cá thể nộp tại UBND Quận/Huyện.
- Thời gian lập giấy phép kinh doanh từ 05 đến 07 ngày làm việc.
Thứ hai: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất.
– Giấy phép Đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
– Giấy xác nhận đã được Tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
- Thời gian thực hiện giấy chứng nhận ATTP từ 25 đến 30 ngày làm việc, đăng ký tại Chi cục vệ sinh/ ban quản lý an toàn thực phẩm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời gian hiệu lực là 3 năm.
“Mẫu các giấy phép để lưu hành sản phẩm ra thị trường C.A.O đã thực hiện”
Thứ ba: Tự công bố sản phẩm
- Hồ sơ gồm:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 6 tháng, thực hiện tại các trung tâm được nhà nước công nhận
– Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất (đối với sản phẩm thực phẩm trong nước).
- Thời gian thực hiện và nơi nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
– Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm từ 03 – 05 ngày làm việc.
– Thời gian nộp công bố tại cơ quan: 04 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm nghiệm.
- Doanh nghiệp đăng ký công bố chất lượng sản phẩm tại Ban quản lý an toàn thực phẩm nếu cơ sở có địa điểm trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu cơ sở ở tỉnh thành thì đăng ký tại Sở Y tế/Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh thành đó.
Thứ tư: Đăng ký Mã số mã vạch cho các sản phẩm
- Thành phần hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm:
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu quy định.
+ Bản danh mục sản phẩm.
+ Giấy biên nhận nộp lệ phí đăng ký và phí duy trì sử dụng mã vạch năm đầu tiên.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
- Thời gian thực hiện đăng ký mã số mã vạch:
+ Thời gian cấp mã số cho doanh nghiệp từ 10 – 15 ngày làm việc;
+ Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch: 30 – 45 ngày tính từ ngày được cấp mã số.
Thứ năm: Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Hồ sơ đăng ký gồm:
– Mẫu logo thương hiệu cần đăng ký.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân của chủ sở hữu đối với trường hợp cá nhân đăng ký.
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (mẫu do C.A.O Media cung cấp).
- Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
- Sau 02 ngày nộp đơn có dấu nhận đơn tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
- 02 tháng (kể từ ngày nộp đơn): có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- 09 đến 10 tháng (kể từ ngày Chấp nhận đơn hợp lệ): có Thông báo cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa. Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực 10 năm; có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hết hiệu lực được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn.
Dịch vụ tư vấn trọn gói những giấy phép cần thiết để lưu hành sản phẩm ra thị trường tại C.A.O Media
- Tư vấn toàn diện vấn đề pháp lý và những điều kiện trong việc xin
những giấy phép cần thiết để lưu hành sản phẩm
ra thị trường. - Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những giấy tờ và hồ sơ liên quan.
- Soạn thảo và hoàn thành tất cả các hồ sơ gửi cho khách hàng ký tên, đóng dấu.
- Đại diện khách hàng nộp tất cả những giấy phép để lưu hành hàng hoá ra thị trường tại cơ quan và đóng phí nhà nước theo quy định.
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi có kết quả.
- Đại diện khác hàng nhận Giấy chứng nhận và giao tận nơi cho khách hàng.
Liên hệ dịch vụ làm trọn gói
Đến với dịch vụ C.A.O Media các cá nhân, đơn vị sẽ được hướng dẫn theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo thực hiện thành công những giấy phép cần thiết để lưu hành sản phẩm. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ liên hệ ngay các số điện thoại: (028) 6275 0707 – 0903 145 175 – 0908 024 161 hoặc website giayphepkinhdoanhkhachsan.com để được tư vấn miễn phí về quy định, thủ tục cũng như cung cấp dịch vụ tốt nhất.
>>> Chủ đề liên quan: