Những điều thú vị về Lễ hội Thánh Gióng – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Là một trong những lễ hội được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội Thánh Gióng là một trong những hoạt động biểu trưng cho tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Vào khoảng thời gian đầu năm, du khách có thể tới huyện Sóc Sơn và Gia Lâm để tham gia những hoạt động thú vị của lễ hội này.

Nguồn gốc Lễ hội Thánh Gióng

Lễ hội Thánh Gióng là một lễ hội truyền thống ở một số nơi thuộc Hà Nội. Lễ hội nhằm ca ngợi công lao của người anh hùng truyền thuyết có tên Thánh Gióng – một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đến nay, người dân trên dải đất hình chữ S thường kể lại câu chuyện về Thánh Gióng.

Chuyện kể, vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một chú bé mặt mũi khôi ngô. Tuy nhiên, dù lên 3 tuổi nhưng cậu bé không biết nói cười.

le-hoi-thanh-giong

Minh họa về Thánh Gióng khi lên ba vẫn chưa biết ngồi, biết nói, biết cười. Ảnh: eva

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm nước Văn Lang. Nhà Vua lo sợ, truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu Vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

Sứ giả quay về tâu lên đức vua. Người liền cho làm những dụng cụ mà cậu cậu bé yêu cầu. Còn cậu bé sau ngày gặp sứ giả bỗng lớn nhanh thư thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không biết no nên gia đình cậu đành nhờ cả hàng xóm quyên góp. Khi quân nhà Ân tiến đến bờ cõi nước Văn Lang, sứ giả mang ngựa sắt và roi sắt đến. Cậu bé vươn mình một cái rồi bỗng trở thành một tráng sĩ. Chàng leo lên lưng ngựa phi thẳng vào quân giặc đánh cho chúng tan tác. Khi roi sắt gãy, chàng nhỏ bụi tre bên đường quật vào giặc.. Rồi giặc rút lui chạy trốn, chàng đuổi đến huyện Sóc Sơn (Hà Nội) rồi phi lên trời biến mất.

le-hoi-thanh-giong-1

Minh họa Thánh Gióng giết giặc bằng cây tre. Ảnh: giadinh.net

Cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa biết chính xác thời gian ra đời của Lễ hội Thánh Gióng. Theo tiến sĩ, nhà sử học Nguyễn Văn Huyên, lễ hội này được bắt đầu từ thời vua Lý Thái Tổ, khoảng thế kỷ 11.

Năm 2010, UNESCO đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Những điều thú vị về Lễ hội Thánh Gióng

Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc Hà Nội, trong đó nổi tiếng nhất là hội ở đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm) và ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn). Ngoài ra, còn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn thủ đô Việt Nam như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu (huyện Thường Tín); lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); thôn Xuân Tảo (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn).

Lễ hội Thánh Gióng thường được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ bao gồm rước lễ và dâng hương. Phần hội sẽ tiến hành rước ngựa sắt và tre.

le-hoi-thanh-giong-2

Lễ hội Thánh Gióng thường được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ bao gồm rước lễ và dâng hương. Phần hội sẽ tiến hành rước ngựa sắt và tre. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Lễ hội Thánh Gióng ở Sóc Sơn

Hội Gióng ở Sóc Sơn được tổ chức từ ngày 6 – 8/1 âm lịch (khoảng tháng 2 dương lịch) tại đền Sóc, xã Phù Linh. Tương truyền đền Sóc là nơi Thánh Gióng đặt bước chân cuối cùng khi bay về trời.

Trước ngày diễn ra lễ hội sẽ có 7 thông làng đại diện cho 7 xã dâng lễ vật lên thờ Thánh Gióng với mong muốn cầu bình an, phước lành cho người dân. Lễ hội ở đền Sóc có đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

le-hoi-thanh-giong-3

Lễ hội Thánh Gióng ở đền Sóc. Ảnh: baotrithuc.vn

le-hoi-thanh-giong-4

Lễ rước trong lễ hội. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương. Đúng nửa đêm có lễ khai quang – tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Ngày chính hội là mùng 6, là ngày thánh hoá theo truyền thuyết.

Đặc biệt, trong lễ hội Gióng ở đền Sóc còn có nghi lễ rước kiệu “tướng bà” và lễ dâng hoa tre. “Tướng bà” được chọn là bé gái từ 7 đến 9 tuổi chăm ngoan, học giỏi có đạo đức tốt và sinh ra trong một gia đình gia giáo truyền thống. Theo quan niệm của người Sóc Sơn, gia đình nào có con cháo được ngồi kiệu làm “tướng bà” là vinh hạnh cả dòng tộc. “Tướng bà” được 12 thanh niên trên 18 khiêng trên kiệu bảo vệ. Bên cạnh đó, “Tướng bà” chỉ vẫy tay và mỉm cười với dân làng, không được phép nói chuyện để đảm bảo linh thiêng.

le-hoi-thanh-giong-5

“Tướng bà” trong lễ rước kiệu. Ảnh: tienphong.vn

Tiếp đến là nghi lễ dâng hoa tre. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. 

le-hoi-thanh-giong-6

Hoa tre được phát cho người dân cầu may. Ảnh: kinhtedothi.vn

Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Nghi lễ chém tướng giặc được tái hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh).

Ngoài ra, trong lễ hội còn có các trò chơi dân gian như chọi gà, hát chèo, hát ca trù.

Lễ hội Gióng tại làng Phù Đổng

Lễ hội Thánh Gióng ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lam được tổ chức vào 7-9/4 âm lịch (khoảng tháng 5 dương lịch) hằng năm.

Được biết, Phù Đổng chính là nơi sinh ra của Thánh Gióng và trở thành điểm đầu tiên hình thành truyền thuyết Thánh Gióng mãi về sau. Lễ hội Gióng tại nơi đây được xem như là một nét khắc họa về các lễ hội dân gian đặc sắc với sự hội tụ của đủ sắc màu.

le-hoi-thanh-giong-7

Lễ hội Thánh Gióng ở làng Phù Đổng. Ảnh: zing.vn

Để tổ chức lễ hội, một vài gia đình sẽ có người được chọn đóng vai quan trọng như “Ông Hiệu” là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng” tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ” là đội quân tổng hợp; “làng áo đỏ” là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen” là đội dân binh. Tùy theo từng vai, những người được chọn sẽ kiêng cữ cả tháng trước ngày hội.

Khi tổ chức lễ hội, người dân thực hiện nghi thức tế Thánh rồi lễ rước nước lau tự khí từ giếng đền Mẫu (đền Hạ) với ý nguyện được mưa thuận, gió hòa, lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng, tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng …

le-hoi-thanh-giong-8

     Đi đầu là phường Áo đỏ mặc áo dài sặc sỡ, tay cầm roi mây cùng hai ông hiệu Tiểu cổ và phường Áo đen cầm cờ ngũ hành, cờ phướn nối tiếp. Ảnh: dulich24

Ngoài ra, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường” là đi trinh sát giặc, “Rước nước” là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm” là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “rước trận Soi Bia” là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Hội Gióng Phù Đổng được đánh giá là một trong những lễ hội lớn nhất tại đồng bằng Bắc Bộ về quy mô đoàn rước và người tham dự.

le-hoi-thanh-giong-9

Hội Gióng Phù Đổng được đánh giá là một trong những lễ hội lớn nhất tại đồng bằng Bắc Bộ về quy mô đoàn rước và người tham dự.. Ảnh: zing.vn

Lễ hội Thánh Gióng là một trong những lễ hội biểu trưng cho tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đến tham dự lễ hội này, du khách sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt và chiêm ngưỡng cá hoạt động văn hóa đặc sắc không phải nơi đâu cũng có.