Những điều lý thú về cây xương rồng phong thủy
Cây xương rồng phong thủy có ý nghĩa như thế nào, hợp tuổi gì và nên trồng ở đâu? Tất cả những câu hỏi ấy sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Các bạn cùng Vườn Cây Việt tìm hiểu nhé
Đặc điểm cây xương rồng
Cây xương rồng là loại cây mọc hoang dại trên sỏi đá, đất cát khô cằn, những nơi như hoang mạc khô nóng. Đó là lý do khiến cành lá cây tiêu biến, trở thành gai nhọn, chỉ còn lại thân mọng nước. Người ta ước tính có từ 1500 đến 1800 loài xương rồng khác nhau trên thế giới với nhiều đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau.
Xương rồng ít khi ra hoa, hoa cũng rất ít, đa số chỉ có một bông, nhưng màu sắc sặc sỡ rất đẹp. Mỗi loại xương rồng khác nhau sẽ có hình thái hoa và sắc hoa khác nhau, từ hồng, đỏ, vàng, trắng, tím, xanh,… Cây xương rồng trồng kiểng phải được chăm sóc trong điều kiện đủ nắng, đủ thoáng thì cây mới nở hoa.
Ý nghĩa phong thủy của cây xương rồng
Xương rồng là loại cây sống nơi hoang mạc khô cằn, chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Sức sống mãnh liệt của xương rồng được xếp vào hàng đầu, đó chính là ý nghĩa của loài cây này. Nó tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh, không chịu khuất phục và thay đổi để sinh tồn. Hơn nữa, trong tình yêu, cây xương rồng thể hiện cho tình yêu chung thủy và vĩnh cửu hoặc là lời yêu thầm kín còn đang giấu trong lòng.
Trong phong thủy cây xương rồng hợp tuổi gì? Đáp án của câu hỏi này là tuổi Thìn. Những người tuổi Rồng có tính cách đặc trưng là luôn tràn đầy sinh lực và sức khỏe dồi dào, hay dấn thân, sống cuồng nhiệt hết mình. Tuổi Thìn trồng cây xương rồng phong thủy là một lựa chọn khá hợp lý để hóa giải sát khí, tích tụ năng lượng may mắn, vươn lên thành công hơn trong công việc và cuộc sống.
Hoa xương rồng rất đẹp, nhưng ít khi nở. Do đó, nếu xương rồng nở hoa, đó không chỉ là dấu hiệu báo điềm lành sắp đến. Hoa xương rồng còn là kết tinh của biết bao nỗ lực cố gắng, là niềm hạnh phúc lớn lao, hay cũng là biểu tượng của tình yêu rực lửa, mãnh liệt.
Đặt cây xương rồng ở đâu để hợp phong thủy?
Không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, cây xương rồng còn thuộc nhóm cây hút khí độc hiệu quả. Cây giúp hạn chế tác động xấu từ các tia bức xạ gây hại cho con người phát ra từ các thiết bị điện tử. Do đó, nhiều người yêu thích cây này hay trồng xương rồng trong nhà hoặc đặt nơi bàn làm việc.
Tuy nhiên, trong phong thủy có quan niệm “hình nào khí nấy”. Hình dáng của cây sẽ ảnh hưởng đến luồng sinh khí xung quanh cây. Nếu chọn cây xanh tốt, tươi tắn, đầy sức sống thì sẽ tạo sinh khí tốt, mang lại điều may mắn và ngược lại nếu cây xù xì, gai góc tạo ra ám khí không tốt.
Cây xương rồng với vẻ ngoài đầy gai nhọn tua tủa được cho là tích nhiều năng lượng tiêu cực, nếu trồng trong nhà sẽ mang đến vận xui, tổn hao tài sản. Hoặc đơn giản là gai nhọn của cây sẽ đâm và da gây chảy máu.
Vậy thì nên đặt cây xương rồng ở đâu? Cây xương rồng phong thủy tốt nhất nên trồng ở ngoài vừa, trước cổng nhà hoặc treo nơi ban công, sân thượng. Ở những vị trí đó, xương rồng phát huy tác dụng như một người lính gác, bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những điều xui xẻo, bùa chú hay tà ma.
Trên đây là một số quan niệm về cây xương rồng trong phong thủy. Nếu các bạn là người yêu thích cây này thì hãy liên hệ hotline 0985 507 150 để đặt ngay cho mình một chậu xương rồng xinh xắn nhé. Đặc biệt, tại đây các bạn còn được tư vấn miễn phí về phong thủy và hướng dẫn cách chăm sóc cây xương rồng nữa đấy. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết.