Những điều cần chuẩn bị trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng
Đối với trẻ em, tiêm phòng là một hoạt động chăm sóc sức khỏe vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh nhất định không được bỏ qua trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Bạn cần phải ghi nhớ những điều cần chuẩn bị trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng sau.
Không phải cứ đến lịch tiêm phòng thì bạn chỉ việc đưa trẻ đi tiêm là xong mà trước khi đi tiêm phòng, bố mẹ cần phải đi khám sàng lọc và thực hiện đúng các hướng dẫn trước khi cho trẻ đi tiêm chủng theo chỉ dẫn bên dưới:
1Khám sàng lọc trước khi tiêm phòng
Khám sàng lọc là một hoạt động cần phải tiến hành trước khi cho trẻ đi tiêm chủng, bởi thông qua khám sàng lọc, các bác sĩ mới phát hiện được những bất thường cần lưu ý để quyết định xem có cho trẻ tiêm phòng, hoãn việc tiêm phòng hay không được tiêm phòng 1 số loại vaccin cụ thể nào.
Kết quả khám sàng lọc trước khi tiêm phòng được đưa ra dựa vào các thông tin mà phụ huynh đã cung cấp cho bác sĩ cùng với thông tin mà bác sĩ phát hiện được trong khi khám cho trẻ.
Những thông tin mà phụ huynh cần cung cấp cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, lịch sử tiêm phòng của trẻ như sau:
– Bé sơ sinh đã đủ 2.5 kg chưa?
– Bé có bú, uống, chơi, ngủ bình thường không?
– Bé có đang bị sốt, mắc bệnh gì, đang dùng thuốc hay đang điều trị bệnh theo phương pháp gì không?
– Bé có tiền sử dị ứng với thực phẩm, thuốc gì không?
– Bé có tiền sử dị ứng với vaccin nào ở những lần tiêm trước không?
Bác sĩ khám cho trẻ trước khi tiêm chủng theo đúng chuẩn khám sàng lọc theo quy định của Bộ Y Tế trong Thông tư 12/2014/TT-BYT ban hành ngày 10/3/2014, chủ yếu là tập trung đánh giá sức khỏe chung của trẻ gồm đo thân nhiệt, quan sát nhịp thở, nghe phổi, nghe tim, đánh giá tri giác và phát hiện các bất thường khác nếu có.
2Một số lưu ý gia đình cần biết trước khi tiêm phòng
Trước thời điểm tiêm phòng, trước cả khi khám sàng lọc, bố mẹ nên quan sát tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên, kịp thời thông báo những bất thường cho bác sĩ khi khám sàng lọc.
Trẻ chưa đạt chuẩn về cân nặng, có 1 dấu hiệu bệnh lý nào đó thì phải hoãn lịch tiêm phòng cho tới khi đủ cân, khỏi bệnh.
Trường hợp trẻ có phản ứng nặng, dị ứng sau tiêm trong những lần tiêm trước thì cần ngưng tiêm những mũi tiếp theo (nếu có).
Đưa trẻ đi tiêm phòng, phụ huynh phải mang đủ sổ/phiếu tiêm phòng, thông báo đúng các thông tin sức khỏe, loại thuốc trẻ đang dùng cho bác sĩ theo dõi, phối hợp để tiêm đúng lịch, tránh nhầm lẫn, thiếu sót.
Bố mẹ cần ghi nhớ, tuân thủ đúng lịch tiêm chủng theo từng lứa tuổi đã được Bộ Y Tế khuyến cáo. Bởi tiêm phòng đúng lịch sẽ giúp tạo hệ miễn dịch mạnh mẽ cho trẻ, giảm khả năng mắc bệnh cho trẻ tối đa.
Qua các thông tin này, hy vọng bạn sẽ chuẩn bị thật tốt cho bé con nhà mình trước khi dẫn bé đi tiêm chủng nhé.
Theo TTV
Xem nguồn
Link bài gốc
Lấy link!
Hơn 3 năm trước
23