Những điều cần biết về chương trình giáo dục mầm non – Học Tiếng Anh Tốt

Giáo dục mầm non được xem là một trong giai đoạn quan trọng trong việc giáo dục, phát triển lứa tuổi tương lai của đất nước. Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng nhằm nuôi dưỡng, hình thành và phát triển cả về mặt thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Nếu đảm bảo tốt giai đoạn này sẽ tạo nền tảng cho trẻ tiếp tục phát triển ở cấp học cao hơn sau này.

Cấu trúc của chương trình giáo dục mầm non đổi mới hiện nay

Ở mỗi giai đoạn phát triển Bộ giáo dục và đào tạo sẽ có những thay đổi về chương trình giáo dục mầm non. Hiện nay, chương trình giáo dục mầm non mới được xây dựng và phát triển dựa trên nguyên tắc lấy hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện.

Cấu trúc chương trình giáo dục mầm non hiện nay gồm các phần cơ bản như sau:

– Giáo dục phát triển nhận thức

– Giáo dục phát triển ngôn ngữ

– Giáo dục phát triển thể chất

– Giáo dục phát triển tình cảm xã hội

– Giáo dục phát triển thẩm mĩ

Chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện

Như chúng ra đã biết, mỗi lứa tuổi sẽ có những cách giáo dục khác nhau. Với trẻ mầm non đây là giai đoạn đầu tiên nên cần được giáo dục chỉn chu, hiệu quả nhất. Do đó chương trình giáo dục cần phải có sự mới mẻ.

Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non cho trẻ dựa trên hệ thống mục tiêu như sau:

1. Phát triển thể chất

– Giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh về cân nặng, chiều cao theo đúng lứa tuổi của mình.

– Trẻ biết thực hiện các hoạt động vận động cơ thể theo đúng lứa tuổi.

– Hình thành nên tố chất vận động nhanh nhẹn, khéo léo, vui chơi với bạn bè. Có sự phối hợp nhịp nhàng của bàn tay và chân.

– Các bé có thể tự mình làm được các việc đơn giản như xúc ăn, uống nước, đi ngủ, vệ sinh cá nhân.

– Nhanh chóng thích nghi với mọi chế độ sinh hoạt tại nhà trẻ

2. Phát triển nhận thức

– Chương trình giáo dục này giúp các em tìm hiểu, khám phá được mọi thứ xung quanh với giác quan nhạy bén.

– Trẻ thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, tăng cường khả năng hiếu động.

– Bé có thể quan sát, đánh giá, ghi nhớ và diễn đạt suy nghĩ bằng những ngôn ngữ, câu nói đơn giản.

– Hình thành những hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng và bản thân.

Giáo dục mầm non giúp các bé phát triển nhận thức

3. Phát triển ngôn ngữ

– Với chương trình giáo dục mầm non các bé có thể nghe và hiểu được những yêu cầu đơn giản bằng lời nói

– Các bé biết đặt câu hỏi và trả lời một số câu đơn giản bằng lời nói.

– Biết cách sử dụng lời nói để giao tiếp hay diễn đạt nhu cầu

– Khi nghe nhạc có thể cảm nhận được nhịp điệu và cảm nhận được ngữ điệu lời nói của mọi người.

4. Phát triển tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội

– Ngoài ra, các bé còn tự biết ý thức về bản thân, biết mạnh dạn giao tiếp với mọi người.

– Với mọi người, sự vật xung quanh các bé có khả năng cảm nhận và diễn ra cảm xúc một cách tốt nhất.

– Thực hiện được các quy định đơn giản trong sinh hoạt như lau miệng, rửa tay.

– Các bé thích hát, nghe hát, nhảy múa theo nhạc, kể chuyện, đọc thơ, chơi các trò chơi vận động, xếp hình, xé dán.

Tầm quan trọng của chương trình giáo dục mầm non

Trẻ em chính là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, vì vậy đầu tư cho giáo dục mầm non chính là phụng sự cho sự nghiệp đất nước sau này. Ở giai đoạn này trẻ cần được quan tâm một cách đúng mức để hình thành nên nhân cách và phát triển một cách toàn diện nhất. Với chương trình giáo dục mầm non sẽ giúp trẻ chuẩn bị những kỹ năng cần thiết như tự lập, giao tiếp,…

Vì tầm quan trọng của chương trình giáo dục mầm non là rất lớn nên cần nhiều chính sách của nhà nước để nâng cao và hoàn thiện hơn nữa hệ thống giáo dục này. Các chương trình giáo dục hướng đến tất cả các trẻ em trên khắp mọi miền đất nước, nhất là nhóm trẻ vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số… giúp các em ai cũng được cắp sách đến trường, nâng cao trí tuệ và nhận thức với xã hội.

Trên đây là những thông tin về chương trình giáo dục mầm non. Với nền tảng này hy vọng tất cả các bé trong độ tuổi mầm non được hưởng chất lượng giáo dục tốt nhất để tạo nền tảng vững chắc sau này.

>>> Xem thêm:

Kỹ năng sống mầm non giúp trẻ phản ứng với bạn xấu

Phụ huynh có nên cho con học trường quốc tế hay không?