Những điều cần biết về chất lượng sản phẩm

Khái niệm về chất lượng sản phẩm

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều các thuật ngữ “chất lượng”, “chất lượng sản phẩm”, “chất lượng cao”,vv… Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhằm thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.

Để hiểu rõ khái niệm chất lượng sản phẩm trước tiên ta phải làm rõ khái niệm “chất lượng”, có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng do các nhà nghiên cứu tiếp cận dới những góc độ khác nhau.

Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (EOQC) thì “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”

Theo tiêu chuẩn của Australia (AS1057-1985) thì “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích”.

Từ khi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đa ra định nghĩa ISO 9000 – 1994 (TCVN 5814 – 1994) thì các cuộc tranh cãi lắng xuống và nhiều nước chấp nhận định nghĩa này: “Chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm tạo ra cho nó khả năng thoả mãn nhu cầu đã được nêu ra hoặc còn tiềm ẩn”.

Có rất nhiều quan niệm về Chất lượng sản phẩm. Nói ngắn gọn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa chính là sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật – chất lượng là sự phù hợp.

Những đặc điểm cơ bản về chất lượng sản phẩm hàng hoá

  1. Chất lượng được đo bằng mức độ thoả mãn của người tiêu dùng.

Cho dù các nhà sản xuất có quảng bá sản phẩm của mình có chất lượng cao đến đâu đi nữa mà nó không được sử ủng hộ, chấp nhận của người tiêu dùng thì điều đó không mang lại ý nghĩa gì. Đây là một đặc điểm cốt lõi cho cấp lãnh đạo hoạch định chính sách, mục tiêu, chiến lược chất lượng sản phẩm của mình. Theo đó, phải đứng trên quan điểm tiêu dùng, đặt vị trí của mình vào vị trí người tiêu dùng, lấy sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng làm thước đo chất lượng thì mới đem lại mức chất lượng sản phẩm hơp lý nhất.

  1. Chất lượng sản phẩm là một khái niệm mang tính tương đối.

Một sản phẩm được coi là có chất lượng tốt trong thời đoạn này, song nó có thể đánh giá là tồi vào thời đoạn khác vì nó chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, nhu cầu thay đổi, sự tiến bộ mới của khoa học…làm cho nó trở nên lỗi thời khi một sản phẩm với tính năng công dụng cao hơn rất nhiều ra đời. Tương tự như vậy đối với từng khu vực thị trường người tiêu dùng. Xu hướng chung là chất lượng ngày càng được các hãng cải tiến nâng cao hơn phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng khó tính.

  1. Chất lượng sản phẩm có thể được lượng hoá.

Chất lượng sản phẩm phải được xác định rõ ràng bằng các chỉ tiêu, thông số, kỹ thuật theo quy định của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và đặc biệt quan trọng là người tiêu dùng.

  1. Chất lượng có thể được lượng hoá và thể hiện bằng công thức:

Chất lượng hàng hóa = hiệu năng hoặc kết quả / sự mong đợi hay nhu cầu của người tiêu dùng.

Ta thấy thường thì tỷ số

Chất lượng sản phẩm phải có độ an toàn và tin cậy đối với người tiêu dùng trong quá trình sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó.

  1. Chất lượng là vấn đề luôn được đặt ra ứng với mọi trình độ sản xuất.

Khi khoa học kĩ thuật thay đổi sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất và dẫn đến chất lượng sản phẩm cũng theo đó mà tăng lên. Do đó, ứng với trình độ sản xuất nào sẽ có một mức độ chất lượng nhất định.

Đây là đặc điểm phải được các doanh nghiệp quan tâm để không ngừng nắm bắt những tiến bộ của khoa học công nghệ đưa vào thực tế sản xuất. Có như vậy sản phẩm mới có năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Các đại lý, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật khi sản xuất và mua bán hàng hóa.

Những hành vi bị nghiêm cấm

Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hoá đã bị Nhà nước cấm lưu thông.

Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hoá không có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hoá, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hoá đã hết hạn sử dụng.

Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người.

Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.

Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hoá đối với ng­ười, động vật, thực vật, tài sản, môi tr­ường.

Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hoá bằng nguyên liệu, vật liệu cấm sử dụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hoá đó.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Từ các đặc điểm trên ta thấy sự cần thiết phải đánh giá đúng mức chất lượng sản phẩm, so sánh với nhu cầu của người tiêu dùng để sản phẩm luôn mang lại tối đa lợi ích cho người tiêu dùng và lợi nhuận thu được là lớn nhất. Đồng thời phải xem xét đến sự thay đổi của môi trường ngành kinh tế – kỹ thuật để có mức chất lượng hợp lý.

Tài liệu tham khảo:

1. sokhcn.vinhphuc.gov.vn

2. voer.edu.vn

3. luatvietnam.vn