Những điều cần biết về án tử hình ở Việt Nam – Công ty Luật Thiên Minh
Từ trước đến nay, dù ở thời đại nào, bất kể ở đâu, tử hình cũng luôn là biện pháp cuối cùng để ngăn chặn các hành vi phạm tội. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hình phạt này? Chúng ta cần biết những gì về hình phạt tử hình? Trình tự thực hiện án tử ở Việt Nam ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp dưới bài viết này. Nếu chưa rõ quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Luật Thiên Minh SĐT 0839 400 004 – 0836 400 004 để được tư vấn cụ thể.
Mục Lục
Những điều cần biết về án tử hình ở Việt Nam
1. Khi nào bị áp dụng hình phạt tử hình:
Tử hình là biện pháp cuối cùng, là hình phạt nặng nhất dành cho các tội phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác. Bởi vậy, không phải tội nào cũng bị áp dụng hình phạt tử hình.
Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Chỉ những tội phạm được coi là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là chung thân hoặc tử hình thì mới phải chịu tử hình.
Do đó, với mọi tội phạm, căn cứ vào mức độ nguy hiểm, tính chất của hành vi phạm tội mà tội phạm bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau và cao nhất là hình phạt tử hình.
2. Những tội danh không còn hình phạt tử hình hiện nay
Với mục đích thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, Bộ luật Hình sự 2015 đã bãi bỏ hình phạt tử hình với các tội danh sau:
– Tội cướp tài sản
– Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
– Tội chống mệnh lệnh
– Tội đầu hàng địch
– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
– Tội tàng trữ, trái phép chất ma túy
– Tội chiếm đoạt chất ma túy
– Tội hoạt động phỉ.
Lưu ý là Tội hoạt động phỉ đã được Bộ luật Hình sự 2015 loại bỏ.
3. Đối tượng nào không phải chịu án tử hình
Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 nêu rõ, các đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình khi phạm tội hay xét xử bao gồm:
– Người dưới 18 tuổi khi phạm tội
– Phụ nữ có thai
– Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
– Người đủ 75 tuổi trở lên
Ngoài ra, cũng tại Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015, các đối tượng bị kết án nhưng không phải thi hành án tử hình bao gồm:
– Phụ nữ có thai
– Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
– Người đủ 75 tuổi trở lên
– Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn
Đối với những trường hợp không phải thi hành án tử hình dù đã bị kết án hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
4. Các biện pháp thi hành hình phạt tử hình
Hiện nay, theo quy định tại Luật Thi hành án hình sự 2010 thì hình phạt tử hình chỉ bị thi hành bằng một biện pháp là tiêm thuốc độc.
Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
Chi phí cho việc tổ chức thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Trình tự thực hiện án tử hình
Việc thực hiện thi hành án tử hình gồm các bước và theo trình tự như sau:
1. Áp giải người sẽ bị tử hình đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Lăn tay, kiểm tra căn cước, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan (chụp ảnh việc đang làm thủ tục lăn tay, kiểm tra căn cước và lập biên bản).
3. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án và giao cho người sẽ bị tử hình đọc các văn bản sau (Nếu người bị thi hành án tử hình không biết chữ, không biết tiếng Việt thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe):
– Quyết định thi hành án tử hình.
– Quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước (nếu trước đó người bị thi hành án có đơn xin ân giảm án tử hình).
4. Cho người sẽ bị đưa ra tử hình ăn, uống, viết thư hoặc ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
Sau đó, người tử tù sẽ được đưa ra pháp trường. Thường là vào buổi sáng sớm, khoảng 2 – 3 giờ sáng xe chở từ tù sẽ rời khỏi trại giam.
5. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp trong Công an nhân dân hoặc Cảnh vệ trong Quân đội nhân dân thực hiện việc tử hình đối với người bị thi hành án.
Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc.
Trên thực tế, ở Việt Nam lâu nay vẫn thi hành án tử hình bằng biện pháp bắn bằng súng trực tiếp vào phạm nhân. Thường thì một đội thi hành án tử hình sẽ gồm khoảng 5 tay súng, nhắm bắn vào “mục tiêu” là tim người tử tù trong khoảng cách không quá 10m. Sau đó, người đội trưởng sẽ bắn phát súng “đặc ân” vào não người tử tù. Để thực sự và chắc chắn chấm dứt mạng sống của người tử tù. Nói chung, đây là một quá trình thực sự “ghê rợn” và cần phải thực hiện nhanh chóng, dứt khoản và hiệu quả. Vì nếu không thì chỉ thêm đau lòng mà thôi.
Chẳng hạn như trong một bộ phim của Mỹ có tên gọi là “Dặm đường xanh”, hội đồng thi hành án tử hình đã sơ xuất trong việc gắn miếng dẫn điện trên đầu người tử tù. Do vậy, khi thực hiện việc thi hành án (ngồi ghế điện), người tử tù đã không chết ngay mà rất đau đớn, gây sự phẫn nộ cho những người chứng kiến. Trên thế giới có nhiều hình thức tử hình khác như: treo cổ, ném đá, tiêm thuốc độc, ngồi ghế điện …
6. Kiểm tra tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình (xem đã thực sự chết chưa).
7. Tổ chức táng người đã bị thi hành án tử hình. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án có trách nhiệm trong việc này.
Người nhà được phép nhận thi hài tử tội
Sau khi thi hành xong án tử hình, Hội đồng thi hành án sẽ lập biên bản, báo cáo Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự và giao Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án làm thủ tục khai tử cho người bị tử hình.
Trong thời hạn 3 ngày sau khi bản án đã được thi hành, trại tạm giam thông báo cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình biết, giao cho họ tiền, tài sản và đồ vật khác có liên quan.
Trường hợp trong thời gian tạm giam chờ thi hành án tử hình mà thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị tử hình có đơn đề nghị được nhận thi hài của người đã bị thi hành án tử hình để táng, tự chịu chi phí liên quan, cam kết bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị đang cư trú thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án tử hình xem xét, quyết định.
Liên quan đến án tử hình, hiện nay Liên hiệp quốc đang kêu gọi và nhiều nước đã từ lâu bỏ hình phạt tử hình vì tính thiếu nhân đạo của nó. Tại Việt Nam, mới đây nhất cũng đã có đợt sửa đổi luật hình sự. Theo đó, án tử hình cũng đã được bãi bỏ ở một số tội danh.
Xem thêm:
>>> Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược
>>> Xác định tài sản cố định theo quy định pháp luật
CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH
Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004
Email: [email protected]
Trân trọng!