Những điều cần biết khi mang thai lần đầu để cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh?
Hỏi: Xin chào các bác sĩ, em là Quỳnh Nga và em mới mang thai được hơn 1 tháng. Đây là lần đầu em mang thai nên em khá lo lắng. Mong các bác sĩ tư vấn giúp em về những điều cần biết khi mang thai lần đầu? Em nên làm gì để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, phát triển tốt?
Quỳnh Nga (26 tuổi, Long Biên, Hà Nội)
Đáp: Bác sĩ Nguyễn Đình Tời – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Xin chào Quỳnh Nga, trước tiên xin chúc mừng vì bạn đã chuẩn bị làm mẹ. Phụ nữ mang thai lần đầu sẽ không tránh khỏi tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa lo lắng cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Dưới đây là những điều cần biết khi mang thai lần đầu mà bạn nên lưu ý.
Mục Lục
1. Lịch khám thai định kỳ
Khám thai là một trong số những điều quan trọng không thể thiếu trong thai kỳ. Việc này giúp cả bác sĩ và ba mẹ nắm được tình hình phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường (nếu có) để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Thông thường, mỗi tháng mẹ bầu nên đi khám thai 1 lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp mẹ bận hoặc vì lý do nào đó mà không thể khám thai thường xuyên thì cũng không được bỏ qua những mốc khám thai quan trọng sau:
- Khám thai tuần 11 – 13: Ngoài kiểm tra sự phát triển của bé, bác sĩ còn đo độ mờ da gáy – một chỉ số quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh Down.
- Khám thai tuần 21 – 24: Kiểm tra khuyết tật bẩm sinh. Đây là thời điểm giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở các bộ phận như hộp sọ, tim, cột sống, phổi, thận, tay, chân… một cách tốt nhất.
- Khám thai tuần 30 – 32: Đây là mốc giúp phát hiện những dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi như động mạch, tim, cấu trúc não. Đây cũng là thời điểm giúp bác sĩ xác định tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai, nước ối để tư vấn cho mẹ.
Ngoài lịch khám thai bác sĩ hẹn, nếu mẹ gặp những dấu hiệu bất thường như ra huyết, đau bụng,… thì nên đi khám ngay. Những triệu chứng ngày sẽ được bác sỹ tư vấn đầy đủ cũng như có tờ rơi kèm theo khi mẹ quản lý thai nghén tại Vinmec.
2. Chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng
Dinh dưỡng thai kỳ vô cùng quan trọng. Không hẳn là mang thai thì mẹ phải ăn uống nhiều gấp hai lần mà cần ăn đủ cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu nên ăn các nhóm thực phẩm sau:
- Tinh bột: Ngũ cốc, gạo, bánh mì,… (tuy nhiên tránh thức ăn quá nhiều tinh bột 1 lần)
- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, ngũ cốc, đậu…
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh hoa quả hay nước ép quá ngọt vì có thể gây rối loạn dung nạp đường huyết
- Chất béo: Dầu thực vật, mỡ động vật, bơ,…
- Bổ sung sắt, canxi, axit folic, vitamin A, D…
- Uống đủ nước: 2 – 3l nước mỗi ngày
Thực phẩm mẹ bầu nên tránh:
- Rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas
- Những thực phẩm nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt…
- Ba tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm có tính hàn như nước dừa, rau ngót…
- Những loại cá sống dưới tầng nước sâu có chứa thủy ngân không tốt cho thai nhi: Cá thu, cá ngừ
- Những thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh
- Những thực phẩm tái, sống như các món gỏi, tái chanh…
- Thực phẩm chưa được tiệt trùng, thịt muối, pho mát mềm,…
3. Thời gian sinh: Ngày sinh thực tế có thể sớm, muộn hơn ngày dự sinh
Ngày dự kiến sinh dựa vào siêu âm 3 tháng đầu hay kỳ kinh cuối, nếu mẹ kinh nguyệt đều 28 ngày. Chỉ có khoảng 5 – 10% các mẹ bầu sinh con đúng ngày dự sinh, còn lại phần lớn đều sinh trước hoặc sau thời điểm đó. Vì vậy nếu đến ngày dự sinh mà Quỳnh Nga chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bạn cũng không nên lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để nắm được tình hình của bé.
Nhiều mẹ bầu khá lo lắng khi ngày dự sinh của mình thay đổi qua mỗi lần siêu âm. Thực tế, lúc này ngày dự sinh được máy tính toán dựa trên sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy nếu thai nhi phát triển nhanh hay chậm hơn bình thường cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả. Thăm khám với bác sỹ chuyên khoa để được được tư vấn và theo dõi thai kỳ.
4. Những hoạt động mẹ bầu nên tránh
- Không xoa bụng hay massage bụng khi mang thai có thể gây kích thích sinh non.
- Không nên lạm dụng siêu âm, vừa tốn kém về kinh tế vừa không cần thiết.
- Vận động nhẹ nhàng, không tập các bài tập quá sức, xin ý kiến bác sĩ về những hoạt động nên làm và nên tránh.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc đông tới tây mà không có tư vấn, giám sát của bác sĩ.
Trên đây là những điều cần biết khi mang thai lần đầu mà Quỳnh Nga cần lưu ý. Ngoài những điều trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ dựa trên tình hình sức khỏe thực tế của mình.
3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Vì thế, để mẹ và bé được khỏe mạnh chào đời, ngoài việc chuẩn bị thật tốt kiến thức mang thai thì mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần 12. Đây chính là mốc khám thai, sàng lọc quan trọng nhất ở tam cá nguyệt thứ nhất mà mẹ không nên bỏ qua. Tại Vinmec có thể mạnh chẩn đoán, sàng lọc các dị tật bẩm sinh, các bất thường thai nhi từ rất sớm (đã có nhiều cặp vợ chồng phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và được can thiệp Y học bào thai, đem lại cơ hội sinh con khỏe mạnh, cứu sống được nhiều cặp thai nhi tưởng chừng như không thể cứu chữa)
Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng MyVinmec
để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và
đặt tư vấn từ xa qua video
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.