Những điều cần biết khi chọn mua xe đạp cho newbie

giant-talon-2-4.jpg

Như mình đã nói, Shimano phân cấp ra nhiều loại groupset khác nhau, giống như Intel có Core i3, i5, i7,… vậy. Do đó mình cũng xin liệt kê ra phân cấp của các groupset để anh em tiện tham khảo.

  • Đối với groupset dành cho xe địa hình MTB: Thứ tự cao cấp tăng dần từ Tourney > Altus > Acera > Alivio > Deore > SLX > Deore XT > XTR.
  • Đối với groupset dành cho xe đường trường: Thứ tự cao cấp tăng dần từ Claris > Sora > Tiagra > 105 > Ultegra > Dura-Ace.

xe-dap-4.png

Về phần này thì cách lựa chọn sẽ tuỳ khẩu vị của anh em thôi. Mình xin lấy ví dụ giữa 2 chiếc mà mình đặt cùng phân khúc là Trek Marlin 6 và Giant Talon 2 nha. Talon 2 hơn ở bộ chuyển líp khi sử dụng Acera ở phân khúc cao hơn so với Altus của Marlin 6. Tuy nhiên Trek Marlin 6 lại có tính đồng bộ cao hơn khi giò dĩa của xe cũng chung bộ Shimano Altus thay vì bị lai tạp với giò dĩa ProWheel trên chiếc Talon 2. Mình thì chọn bộ chuyển líp Acera, còn giò dĩa thì qua dịch mình cũng thay loại trục rỗng nên không quan tâm lắm.

Bánh xe

Bánh xe đạp thường có 3 kích thước chính là 26, 27.5 và 29 inch. Mỗi kích thước cũng được sinh ra để phục vụ một nhu cầu của người dùng.

  • Bánh 26″ là bánh nhỏ nhất, do đó sẽ đạp chậm hơn so với 2 bánh kia. Tuy nhiên cấu trúc của nó sẽ khoẻ nhất và sẽ hợp cho những địa hình khó hoặc biểu diễn các trick xe đạp với mức độ va chạm cao giữa bánh xe và địa hình. Bên cạnh đó, bánh nhỏ cũng giúp người lái dễ điều khiển trong những địa hình phức tạp và thay đổi liên tục
  • Bánh 29″ cho tốc độ đạp cao, bám đường tốt. Góc tiếp tuyến giữa bánh xe và mặt đường nhỏ khiến việc vận hành trở nên êm ái hơn. Tuy nhiên bù lại thì nó cũng tốn lực đạp hơn và không phù hợp với anh em nào không quá cao.
  • Bánh 27.5″ như là một sự dung hoà của hai kích thước trên và thường được sử dụng phổ biến nhất.

Ngoài ra mình có thấy có loại bánh gọi là 700C. Theo mình tìm hiểu thì 700C là một chuẩn cũ của người Pháp và nó tương đương với bánh 28 inch, nhưng các tài liệu khác nhau lại đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau. Do đó mình cũng chưa thật sự hiểu lắm, anh em nào rành thì thông não giúp mình phát

😀

giant-talon-2-20.jpg

Phanh

Có 2 loại phanh chính là phanh niềng và phanh đĩa. Phanh niềng là loại phanh hãm trực tiếp vào vành niềng bánh xe, còn phanh đĩa thì sử dụng đĩa để hãm, cái này chắc anh em biết rồi. Và dĩ nhiên anh em cũng biết rằng phanh dĩa thường đem lại hiệu suất phanh tốt hơn do ít bị ảnh hưởng bởi môi trường, không làm mòn vành bánh xe,… mặc dù dĩ nhiên vẫn sẽ có nhược điểm nhưng nhìn chung đây là loại phanh đem lại hiệu suất tốt hơn.

giant-talon-2-15.jpg

Trong phanh dĩa là được chia thành phanh đĩa cơ và phanh đĩa dầu. Phanh đĩa dầu có giá thành cao hơn, lực bóp nhẹ hơn nhưng lực phanh lại mạnh hơn, êm ái hơn. Cái này anh em cũng nên tìm hiểu kĩ và cũng là một yếu tố quan trọng để chọn mua.

Khung xe

Dù khung xe là thành phần cơ bản của xe đạp, nhưng mình để ở gần cuối vì cơ bản là tầm trong một phân khúc giá thì vật liệu làm khung thường giống nhau nên chúng ta thường không cần lựa chọn nhiều. Hiện thị trường có ba loại vật liệu làm khung xe chủ yếu là khung thép, khung nhôm và khung carbon. Về lí thuyết thì carbon có độ bền với môi trường cao hơn khung nhôm, nhẹ hơn, giá tiền đắt hơn và khung xe carbon cũng thường đẹp hơn vì không xuất hiện các mối hàn. Khung carbon thường xuất hiện trên các mẫu xe đua đắt tiền, tuy nhiên một vài mẫu xe giá rẻ cũng dần trang bị khung carbon. Nhưng carbon cũng có “carbon this, carbon that” nhé anh em. Carbon thì thường có loại 1K, 3K,… 12K, 18K. Đây chính là mật độ sợi carbon và nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến độ bền của khung. Sẽ có vài anh em nghe quảng cáo xe có khung carbon nhưng giá rẻ, thế là ham, nhưng thực tế thì nó không phải dùng carbon 18K mà dùng các loại carbon có mật độ thấp hơn, ít cao cấp hơn.

xe-dap-1.jpg

Khung carbon của hãng Specialized

Về khung nhôm thì tầm giá từ 7 triệu đổ lên thì mình thấy đã bắt đầu có xe khung nhôm rồi. Khung nhôm nặng hơn carbon, nhưng lại nhẹ hơn thép và không bị hoen gỉ. Cả 3 loại khung này sẽ có đặc tính cơ học khác nhau. Nếu anh em cần chiếc xe nhẹ, đẹp, đạp nhanh thì chọn khung carbon. Cần một chiếc xe chịu va đập tốt, bền bỉ thì mình nghĩ thép là hoàn hảo. Còn nhu cầu thông thường thì khung nhôm cũng không kém phần thẩm mĩ và bền bỉ.

xe-dap-9.jpg

Đây là những thứ mà theo mình là nên quan tâm khi chọn mua một chiếc xe đạp. Mời anh em chơi xe đạp dù chuyên hay newbie cùng vào topic này để thảo luận, cùng nâng cao kiến thức nha. Cám ơn anh em đã vote cho mình 5 sao

😀

P/S: Anh em có quan tâm đến chiếc xe của mình thì mời đọc bài trên tay chiếc Giant Talon 2 nha. Anh em nào ở Sài Gòn hết dịch giao lưu chơi

😀

Đây là những thứ mà theo mình là nên quan tâm khi chọn mua một chiếc xe đạp. Mời anh em chơi xe đạp dù chuyên hay newbie cùng vào topic này để thảo luận, cùng nâng cao kiến thức nha. Cám ơn anh em đã vote cho mình 5 sao