Những điểm mới của luật đấu thầu năm 2013 và nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu

Luật đấu thầu 43/2013/QH13 (mới)

Luật đấu thầu 61/2009/QH11 (cũ)

Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

 Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Không quy định

Điều 11. Bảo đảm dự thầu

Bảo đảm dự thầu áp dụng cho cả trường hợp chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp.

Bảo đảm dự thầu không áp dụng cho trường hợp chào hàng cạnh tranh

Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt

Bảo đảm dự thầu được trả lại cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu

Điều 12. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

– Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, gửi thư mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu;

–  Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu.

– Thời hạn gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

– Thời gian thông báo mời thầu tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu;

– Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước, 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến thời điểm đóng thầu

– Không quy định cụ thể thời gian

Điều 14. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước hoặc đấu thầu quốc tế để cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

Không quy định

Điều 23. Chào hàng cạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

– Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt

Các trường hợp này không được thực hiện chào hành cạnh tranh

Điều 24. Mua sắm trực tiếp

 Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

– Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

 

– Không quy định cụ thể

– Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá 6 tháng.

Điều 38. Quy trình lựa chọn nhà thầu

3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:

– Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

– Không quy định cụ thể quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn

Điều 39. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp: gồm có 3 phương pháp

$11.      Phương pháp giá thấp nhất:

$12.      Phương pháp giá đánh giá:

$13.      Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

Điều 41. Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất

Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất trong chào hàng cạnh tranh thực hiện theo phương pháp giá thấp nhất

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.

Điều 62. Loại hợp đồng

1. Hợp đồng trọn gói:

 Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói

Không bắt buộc

Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu

 Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.