Những đặc thù của nghề giáo viên mầm non mà bạn nên biết – American College of Viet Nam

Mỗi nghề nghiệp có những đặc điểm khác nhau để nhận biết bạn có phù hợp với nghề. Và giáo viên mầm non là những người khéo léo và yêu thích trẻ nhỏ. Giáo viên mầm non không đơn giản là chăm sóc trẻ trong lớp học, mà ngày nay vai trò của các cô ngày càng được nâng cao. Các cô còn có vai trò hỗ trợ các bé về mặt nhận thức và tư duy, đồng thời đánh giá tiềm năng phát triển của trẻ. 

Đặc biệt, khi hiện nay, để chuẩn bị cho quá trình vào lớp 1 của trẻ, các giáo viên mầm non còn trang bị các kỹ năng học viết học đọc cơ bản để giúp các bé hòa nhập với môi trường mới dễ dàng. 

Nghề giáo viên mầm non là làm những gì

Những công việc của giáo viên mầm non rất đa dạng, từ việc giúp trẻ hòa nhập với môi trường học tập trên lớp, đến việc kích thích tiềm năng của trẻ qua các lĩnh vực khoa học hay nghệ thuật. Giáo viên cũng cần liên hệ với phụ huynh để theo dõi tiến trình phát triển và có những điều chỉnh tốt nhất. Ngoài ra, các giáo viên cũng cần chuẩn bị giáo trình và chương trình giảng dạy theo sát yêu cầu của Sở giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng theo lứa tuổi phù hợp. 

Những đặc thù để trở thành giáo viên mầm non giỏi

Mỗi nghề đều có những khó khăn riêng đòi hỏi mỗi giáo viên phải có những tố chất phù hợp để có thể theo đuổi và phát triển với ngành nghề này. 

Yêu quý trẻ nhỏ: Đây là yếu tố cốt lõi mà một giáo viên mầm non cần có. Bởi nếu không có tình yêu thương thì các cô rất khó vượt qua những áp lực của công việc. Bởi mỗi trẻ có tính cách và nhu cầu riêng. Khi trẻ còn nhỏ và chưa có khả năng nhận thức rõ ràng, trẻ thường hoạt động và có những đòi hỏi theo bản năng. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt trong cách đối xử với từng trẻ nhằm giúp các bé hòa nhập với môi trường lớp học dễ dàng hơn. 

Khả năng kiềm chế cảm xúc tốt: Kiên nhẫn là một đức tính cần được rèn luyện. Bởi mỗi giai đoạn của trẻ đều khiến phát sinh các vấn đề khác nhau mà các cô cần phải hiểu để có những phương pháp cụ thể. Bởi trẻ lúc này rất hiếu động, chưa có khả năng điều chỉnh cảm xúc cũng như ngôn ngữ còn hạn chế, các giáo viên mầm non sẽ là những người phải học cách thấu hiểu trẻ để giúp trẻ từng bước nhận thức tốt hơn. 

Có trách nhiệm cao trong công việc: Việc thiếu nhận thức, sự hiếu động và tò mò cao khiến trẻ luôn trong tình trạng có thể gặp nguy hiểm bất kỳ lúc nào. Bởi vậy mà giáo viên thường không thể rời mắt khỏi bất kỳ hành động nào của trẻ. Với trách nhiệm của mình, giáo viên mầm non cũng góp phần mang thêm tình yêu thương và giúp trẻ phát triển cả về mặt thể chất và tinh thần.  

Có kỹ năng giao tiếp tốt: Trong việc giao tiếp và dạy trẻ hàng ngày, các cô giáo mầm non có khả năng đoán biết được những gì trẻ đang muốn diễn đạt để hỗ trợ tốt nhất. Bởi trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ của trẻ, cách trẻ giao tiếp và thể hiện mong muốn còn rất hạn chế. Ngoài ra, việc giao tiếp với phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng để giúp các cô hiểu hơn về trẻ và chia sẻ những vấn đề gặp phải ở trường. Bởi một em bé được phát triển tốt nhất cần có sự góp sức cả của giáo viên và gia đình. 

Là những người đa năng: Không chỉ biết đọc chuyện hay, biết hát, múa, vẽ tranh… các giáo viên mầm non còn có khả năng sáng tạo ra các hoạt động và các trò chơi thủ công. Bởi vậy mà các cô thường được so sánh với những “nghệ sĩ đa tài”. Nhờ vào những kỹ năng này, trẻ được tiếp xúc học hỏi và có cơ hội hiểu hơn về tiềm năng của mình. Từ đó gia đình có thể hướng sự phát triển đến các kỹ năng đó và giúp trẻ phát triển vượt trội hơn. 

Với sự ra tăng nhu cầu tuyển dụng ngành sư phạm mầm non, các bạn sinh viên tốt nghiệp dễ dàng tìm được công việc phù hợp với đa dạng môi trường làm việc từ trường nhà nước, tư thục, trường quốc tế… Tuy nhiên, để đảm bảo cơ hội làm việc phù hợp, việc trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn là điều cần thiết. Trường Trung cấp Đông Dương xây dựng các chương trình liên thông từ bậc trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng lên đại học ngành sư phạm mầm non. Các bạn quan tâm đến chương trình học vui lòng tham khảo thêm tại đây.