Những chuyện hài hước về bao cao su
Tùngbăn khoăn nói với vợ: “Nhà mình có trộm hay sao ấy em ạ?’’. Duyên hỏimất gì, mặt anh nghệt ra: “Bao cao su”.
Baocao su đối với một nước Á Đông như Việt Nam vốn dĩ là một từ “nhạy cảm”,chính vì tính nhạy cảm này nên mới nảy sinh không ít chuyện buồn cười.
Kẻtrộm bao cao su
Ảnh minh họa
Nghechồng nói hình như nhà có kẻ trộm, và tài sản bị mất là… bao cao su, Duyên(24 tuổi, Khâm Thiên, Hà Nội) phá lên cười. Cười chán, thấy mặt chồng cứthộn ra rồi sắp chuyển sang cáu, cô bảo: “Anh đúng là điên, có trộm nàođi lấy bao cao su? Chắc mình dùng nhiều thì hết, hoặc con gì tha”. “Không,mất thật. Anh theo dõi lâu phết rồi. Không phải mất dần dần, mà thỉnh thoảnghộp đang đầy bỗng nhiên vơi hẳn đi. Anh để trong hộp bánh quy bằng sắt, đậychặt thế này, con gì tha được?”.
“À, hay chính anh lấy đidùng ngoài, giả vờ kêu mất để em khỏi nghi?”. “Đúng là em điên thì có, thiếugì mà phải lấy ở nhà chứ”. Đến đây, Duyên thấy vụ “mất của” khá thú vịnên nổi máu thám tử. Cô suy luận: Nhà không có trẻ con để mà lấy ra chơi.Trộm chắc chắn là không phải. Những chiếc bao tự bốc hơi càng không phải. “Tấtnhiên phải có người lấy. Mà nhà này ngoài vợ chồng mình chỉ có bố thôi. Ôiôi, em không dám nghĩ xấu gì cho cụ đâu”, Duyên bưng mồm. Bố chồng Duyên54 tuổi, góa vợ đã mấy năm.
Đểđiều tra, hôm sau Duyên sang lau dọn phòng bố. Rồi cô hăm hở kéo tay chồngvào phòng “ông cụ”, hý hửng chỉ vào cái hộp trà: “Em vừa khám phá đấy, bốgiấu sau cái ti vi, đúng ‘hàng’ xịn nhà mình nhá”. Hai vợ chồng mở raxem, khoái chí cười rúc rích với nhau nên bố đi làm về, vào đến phòng cũngkhông biết. Thấy bố đỏ mặt, cả hai nháy nhau chuồn.
Sausự cố này, bố Tùng đành dẹp xấu hổ để tâm sự với con trai về chuyện tình củamình, và thanh minh: “Chừng này tuổi, đi mua bao cũng ngại, ngày xưa bàấy đặt vòng nên không phải mua bao giờ”. Nhân tiện, ông thăm dò ý con vềchuyện tục huyền. Thế là nhờ mấy cái bao cao su bị mất mà nhà lại sớm có đámcưới.
Ngỡ vợ chê “súng nhỏ”
Huyền (27 tuổi, sống ở khuHoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) không hiểu sao lâu nay chồng mình cứ khó đăm đăm,hay cáu kỉnh, hỏi tại sao thì chẳng nói. Vợ chồng mới cưới mà chuyện chăngối đã sớm thưa. Đó là chưa kể khi “yêu” nhau, cô mơ hồ cảm thấy Cường có vẻvừa cay cú vừa buồn bã, nhưng nghĩ mãi không ra lý do.
Lý do thật, Cường không thểmở miệng nói với vợ. Chuyện xảy ra từ lần đầu tiên vợ anh đi mua bao cao su(trước cưới, hai người có “ăn cơm trước kẻng” nhưng “áo mưa” thì toàn Cườngtự chuẩn bị). “Hàng độc đấy anh ạ, xách tay từ Mỹ”, Huyền khoe. Nhưngrồi khi Cường lấy ra dùng mới hay những chiếc bao này không chỉ “khủng” vềtính năng mà còn “khủng” về kích cỡ. Nó vốn dành cho mấy ông Tây đô con,nhưng khi mua Huyền không biết cần để ý size vì bao cao su bán phổ biến ởViệt Nam đều có kích cỡ trung bình. Không dùng được thì thôi, mua thứ khác, Huyềnnghĩ. Cô vứt hộp bao cao su vào hộc tủ rồi quên luôn chuyện đó.
Ảnh minh họa
Nhưng Cường thì không quênđược. Anh vật vã mãi mới dám tâm sự với một cựu đồng nghiệp hơn mình 6 tuổimà anh vẫn xem như chị gái: “Em biết Huyền trước có yêu vài người và xácđịnh không nghĩ về chuyện đó. Nhưng đến vụ ‘nó’ mua ‘áo mưa’ thì em thấychạnh lòng, buồn lắm. Có lẽ người yêu cũ của “nó” toàn bọn to lớn nên theothói quen, “nó” cứ vô tâm mua cỡ lớn. Chẳng biết hôm đó Huyền có cười emkhông, có so sánh và chê chồng không. Em sợ là trong chuyện ấy, em không làmvợ mãn nguyện. Cứ nghĩ đến điều này là em không dám đụng đến ‘nó’ nữa”.
Bé cái nhầm
Để đỡ ngại, khi nhắc đến baocao su, người ta thường dùng từ khác để “ám chỉ”. Riêng điều đó đã tạo nênnhiều “sự cố ngôn từ”. Vợ chồng Vân – Hoàn (khu Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội)thì gọi bao cao su là… ô mai để có thể nói về nó trước mặt mọi người màkhông ai biết. Một bữa, Hoàn ra ngoài, Vân thò đầu ra cửa dặn với: “Anhnhớ mua ô mai nhé!”.
Nghi con dâu có bầu thèm chua,mẹ chồng nhanh nhảu mua luôn mấy loại về. Mấy ngày sau vẫn thấy gói nào góinấy nguyên trên bàn, bà hỏi thì Vân bảo: “Dạ con không ăn được ô mai, cứăn đồ chua là con ghê răng mất mấy ngày”. “Không ăn sao con dặn thằng Hoànmua?”. Hai vợ chồng liếc nhau cười tủm, rồi Vân nói tránh: “Dạ mua hộcô bé ở công ty con, nó nghén”.
Hạnh (Vĩnh Tuy, Hà Nội) khôngoang oang giữa nhà như Vân mà chỉ nói riêng trong phòng: “Hôm nay anh nhớmua áo mưa đấy, mua cả lố mấy chục cái luôn cho dùng được lâu. Quên là emcho nhịn đấy”. Không ngờ bà bác họ (ở Hà Giang, lên trú nhờ mấy ngày đểkhám bệnh) đi qua cửa nghe được. Chờ chồng Vân đi rồi, bà bảo cô: “Chúngmày làm ra nhiều tiền nhưng cũng phải tiết kiệm. Áo mưa mua để dành thì vàicái được rồi, mua gì cả mấy chục cái cho nó hỏng đi?’’.
Vân buồn cười vì không ngờthời buổi này còn có người không biết “áo mưa” là gì, nhưng vẫn vâng dạ. Thếmà bà bác vẫn làu bàu: “Không biết bọn con gái bây giờ làm vợ kiểu gì, cócái áo mưa cũng bắt chồng đi mua, lại còn doạ nếu quên thì cho nhịn ăn nữa.Đàn bà thì phải nấu nướng hầu chồng chứ!”.
Còn vợ chồng Thuận – Lan (ThanhXuân, Hà Nội) thì gọi bao cao su là “bóng bay”, bởi cả hai đều từng dùng nóđể thổi thành bóng và chơi hồi còn bé. Một buổi tối, con gái út 5 tuổi nói:“Mẹ cho con mấy cái bóng bay”. “Ừ để mai mẹ mua”. “Bây giờ cơ”. “Bây giờtối rồi, ai mua cho con được”, Lan gắt. Thế là con bé giãy nảy: “Mẹnói dối. Sao mẹ có nhiều bóng bay mà không cho con?”. “Con hay nhỉ, mẹ đãbảo không có”. “Hu hu, lúc nãy con nghe mẹ hỏi bố là mua bóng bay chưa, bốbảo mua nhiều lắm. Mẹ ki bo thế, hu hu”.
Vợ chồng Lan lè lưỡi, tự nhủtừ giờ dù có dùng tiếng lóng gì thì với con cái vẫn phải cẩn thận hơn, mộtkhi chủ đề câu chuyện liên quan đến bao cao su.
Theo Lam Giang
Đất Việt