Những chiến lược cạnh tranh về giá phổ biến trong kinh doanh – Open End
Cạnh tranh về giá là một hình thức hiện nay được các doanh nghiệp áp dụng rất phổ biến trong hoạt động kinh doanh nhằm đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Cạnh canh về giá sẽ bao gồm những hình thức như cạnh tranh bằng giá, cạnh tranh phi giá và cạnh tranh phá giá. Để chiếm lĩnh thị trường và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, doanh nghiệp thường áp dụng các chiến lược cạnh tranh về giá. Cùng Open End tìm hiểu các chiến lược cạnh tranh về giá hàng đầu qua bài viết dưới đây.
Cạnh tranh về giá là gì?
Cạnh tranh về giá cả trong tiếng Anh là Price competition. Đây là hình thức cạnh tranh trong đó các nhà cung cấp tìm cách thu hút khách hàng bằng phương pháp bán hàng với giá thấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh bằng giá cả đặc biệt có lợi cho người tiêu dùng khi nó góp phần hình thành giá cả phù hợp với chi phí cung ứng, vì điều này hàm ý thị trường hoạt động một cách có hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực và đẩy các nhà cung ứng kém hiệu quả, có chi phí cao ra khỏi thị trường.
Nếu đứng trên quan điểm của nhà sản xuất, thì cạnh tranh giá cả là điều nên tránh, vì nó làm giảm lợi nhuận và có thể dẫn tới chiến tranh giá cả. Vì lý do này, các nhà sản xuất thường tìm mọi cách để tránh cạnh tranh về giá.
Cạnh tranh phi giá
Cạnh tranh phi giá cả Non-price Competition là việc áp dụng bất kỳ chính sách cạnh tranh nào ngoại trừ chính sách giảm giá, nhằm mục đích thu hút những khách hàng mới từ đối thủ của mình. Những hình thức cạnh tranh phi giá cả thường hay được nhắc đến như quảng cáo, marketing và đổi mới sản phẩm.
Cạnh tranh phá giá
Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Các sản phẩm bán vào một thị trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được xem là bán phá giá và có thể phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt. Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường thế giới. Mục tiêu là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị.
Cạnh tranh bằng giá
Doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình tương tự như của đối thủ cạnh tranh. Nhưng ở đây, trọng tâm chính của doanh nghiệp phải là giá trị gia tăng mà sản phẩm phải cung cấp mặc dù sản phẩm của doanh nghiệp và các tính năng của nó giống với đối thủ cạnh tranh.
Các chiến lược cạnh tranh về giá trong kinh doanh
Như khái niệm ở trên về cạnh tranh về giá có thể thấy giá cả là một phần quyết định đến việc khách hàng có lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Muốn cạnh tranh về giá với các đối thủ trên thị trường, các doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược như sau:
Đặt giá ở mức cao cấp
Nhiều người sẽ nghĩ rằng, khi cạnh tranh về giá mình phải để giá sản phẩm thấp hơn thì mới có thể thu hút được người tiêu dùng. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng, bởi nếu doanh nghiệp có những sản phẩm mới, độc đáo thì hoàn toàn có thể để giá cao hơn những mặt hàng cùng chủng loại trên thị trường của các đối thủ. Chiến lược này sẽ đánh vào tâm lý “tiền nào của nấy” của người dùng. Vậy nên hoàn toàn có thể thành công với chiến lược này cùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Thâm nhập thị trường với giá thấp hơn
Chiến lược này thường được áp dụng với những sản phẩm, dịch vụ mới ra mắt. Theo đó, khi mới ra mắt sản phẩm mới, nếu đặt vấn đề doanh thu lên hàng đầu thì doanh nghiệp khó có thể thành công. Vậy nên, thay vào đó hãy nhắm đến việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình đến nhiều đối tượng khách hàng hơn. Muốn thu hút được khách hàng thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra mức giá thấp hơn so với giá các sản phẩm tương tự trên thị trường, thậm chí doanh nghiệp có thể tặng miễn phí để khách hàng dùng thử và nhớ đến sản phẩm của mình. Có như vậy mới có thể có được lượng khách hàng tiềm năng và lâu dài.
Ví dụ: Các sản phẩm sữa hiện nay trên thị trường có rất phong phú và đa dạng đến từ các nhà sản xuất khác nhau. Vậy nên một doanh nghiệp muốn tung ra thị trường sản phẩm mới thì bắt buộc phải đưa ra giá thấp hơn để kích cầu người sử dụng lựa chọn.
Giá cho các chương trình khuyến mãi
Đây là một chiến lược được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng trên thị trường hiện nay và đem lại hiệu quả rất cao. Nếu bình thường sản phẩm của doanh nghiệp chẳng mấy khách hàng để ý, nhưng nếu tung ra các chương trình khuyến mãi như mua 2 tặng 1 hoặc giảm giá sản phẩm thì chắc chắn số lượng sản phẩm bán ra sẽ tăng đột biến gấp 2,3 lần bình thường.
Giá hớt váng
Đây là cách thức giúp các doanh nghiệp tối đa hóa được doanh số bán hàng. Sau khi đưa ra mức giá cao hơn so với các đối thủ thì doanh nghiệp sẽ dần dần hạ thấp giá đó xuống. Tuy nhiên chiến lược này đôi khi sẽ gây nên sự khó chịu cho người dùng bởi ban đầu họ phải bỏ ra mức giá cao mới có thể sở hữu được món đồ đó và “giá trị” sẽ bị hạ xuống theo thời gian.
Ví dụ: Sản phẩm công nghệ, điện thoại thông minh, các dòng xe… Nếu các mua thời đầu thì giá sẽ rất đắt. Giá thành các sản phẩm này sẽ được giảm dần theo thời gian do có những sản phẩm khác ra đời.
Giá tâm lý
Cách này thường được áp dụng rất nhiều ở các siêu thị. Theo đó, các sản phẩm khi được bày bán ở siêu thị, thay vì sử dụng con số tròn trịa như 50 nghìn thì nhà cung cấp sẽ để các con số lẻ khoảng 49,000 đồng, dù chỉ kém 1000 đồng, nhưng vẫn thu hút được khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì sản phẩm tròn giá của doanh nghiệp khác.
Giá theo vị trí địa lý
Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả sản phẩm. Bởi sự khác biệt về địa lý sẽ khiến cho hàng hóa bị khan hiếm.
Ví dụ: Người tiêu dùng mua tôm dưới miền biển sẽ dao động khoảng 80-100 nghìn đồng/kg. Nhưng nếu mua trên miền núi thì giá tôm có thể lên từ 150 -200 nghìn đồng/kg. Như vậy giá dựa theo vị trí địa lý sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Chiến lược định giá trên sự cạnh tranh
Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tập chung vào tỷ giá thị trường hiện tại cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình mà không quan tâm đến yếu tố giá thành sản phẩm hay nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Chiến lược này sẽ dựa trên việc sử dụng giá cả của đối thủ cạnh tranh làm chuẩn. Các doanh nghiệp cạnh tranh trong không gian bão hòa cao có thể lựa chọn chiến lược này vì khoảng chênh lệch về giá có thể là yếu tố quyết định đối với khách hàng.
Định giá cộng thêm phí
Với chiến lược này doanh nghiệp không chỉ tập trung vào chi phí sản xuất mà còn dựa trên mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn. Với phương pháp này, doanh nghiệp chỉ cần cộng thêm một tỷ lệ phí phần trăm cố định mong muốn vào chi phí sản xuất sản phẩm là được.
Ví dụ: Doanh nghiệp bạn sản bánh kẹo, chi phí sản xuất để hoàn chỉnh một hộp bánh là 30 nghìn, doanh nghiệp muốn cộng thêm lợi nhuận thu về trên mỗi chiếc áo là 20 nghìn đồng. Như vậy khi giá sản phẩm được tung ra thị trường sẽ là 50 nghìn đồng/ hộp bánh.
Định giá theo dự án
Chiến lược về giá dựa trên dự án được sử dụng bởi các nhà tư vấn, dịch vụ, dịch giả tự do, nhà thầu và các cá nhân hay người lao động cung cấp dịch vụ. Việc định giá dựa trên dự án này có thể được ước tính dựa trên giá trị của các sản phẩm dự án được giao. Những doanh nghiệp lựa chọn chiến lược giá này có thể tạo ra khoản chi phí cố định từ thời gian ước tính của dự án.
Định giá dựa trên giá trị sản phẩm
Chiến lược dựa trên giá trị được áp dụng khi các doanh nghiệp định giá sản phẩm dịch vụ của họ dựa trên những gì khách hàng sẵn sàng chi trả. Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp tính phí nhiều hơn giá trị thực của sản phẩm, chiến lược này vẫn ưu tiên việc đặt giá dựa trên sự quan tâm và dữ liệu từ khách hàng.
Chiến lược định giá dựa trên giá trị nếu được sử dụng chính xác, việc định giá có thể thúc đẩy được tình cảm và lòng trung thành của khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ưu tiên khách hàng của mình hơn các khía cạnh khác như hoạt động tiếp thị và dịch vụ.
Bên cạnh đó, việc định giá này dựa trên những giá trị phải liên tục được nghiên cứu từ khách hàng và những người mua hàng khác nhau để có thể thay đổi giá khi các đối tượng khách hàng thay đổi.
Tóm lại: Dựa vào những chiến lược về giá trên thì chiến lược được đánh giá tốt nhất là chiến lược dựa trên giá trị, còn nếu doanh nghiệp muốn thực hiện chiến lược đơn giản nhất thì có thể lựa chọn chiến lược công chi phí để tạo ra sản phẩm. Cuối cùng là những chiến lược được sử dụng phổ biến nhất thuộc về chiến lược dựa trên cạnh tranh, định giá cộng thêm phí và định giá trên giá trị.
Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End
Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 16, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
SĐT: 0938.603.496
Email: [email protected]
Website: OpenEnd.vn