Những biến đổi sinh hóa xảy ra trong rau quả sau thu hoạch – 123docz.net

III/ BIẾN ĐỔI CỦA RAU QUẢ

1.2/ Những biến đổi sinh hóa xảy ra trong rau quả sau thu hoạch

1.2.1/ Nước:

Hàm lượng nước trong rau quả cao hay thấp có ảnh hưởng lớn đến khả năng bảo quản chúng. Ở
những rau quả có hàm lượng nước cao, quá trình sinh lý xảy ra mãnh liệt, cường độ hô hấp tăng làm
tiêu tốn nhiều chất dinh dưỡng dự trữ và sinh nhiệt. Việc bảo quản cũng khó khăn do đây là môi
trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.

Đối với rau quả là những sản phẩm tươi, có xu hướng thoát hơi nước nhiều, lượng nước có trong
rau quả hầu như phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch. Nên thu hoạch lúc rau quả chứa nhiều nước nhất,
thường là vào sáng sớm, trời mát. Khi bảo quản rau quả cần duy trì độ ẩm môi trường cao (80 – 95%)
để tránh hiện tượng thoát hơi nước.

1.2.2.1/ Đường

Đường trong rau quả quyết định chất lượng cảm quan của chúng như tạo mùi (khi kết hợp cới
acid hữu cơ tạo este), vị (cân bằng đường _acid), màu sắc (dẫn xuất của anthocyanin) và độ mịn (nếu
kết hợp với polysaccharide với tỷ lệ thích hợp).

Đường trong rau quả chủ yếu tồn tại dưới dạng glucose, fructose và sucrose. Hàm lượng đường
cao nhất ở các loại quả nhiệt đới, thấp nhất ở các loại rau.

Hàm lượng và thành phần đường trong một số loại rau quả

Trong quá trình bảo quản, các loại đường đa dần bị thủy phân thành đường đơn. Sau đó, các
đường đơn này tham gia vào quá trình hô hấp để tạo năng lượng duy trì sự sống của rau quả. Vì thế,
đường bị tiêu hao rất nhiều trong quá trình bảo quản:

Trong rau quả, hàm lượng tinh bột thường thấp, chỉ khoảng 1% (trừ chuối chứa khoảng 15-20%).
Sự biến đổi của tinh bột theo hướng sinh tổng hợp hay thủy phân có ý nghĩa đến chất lượng rau quả
sau thu hoạch. Đối với môt số loại quả như chuối, sự chuyển hóa tinh bột thành đường diễn ra trong
quá trình chín của quả mang đến vị ngọt và góp phần tạo hương thơm đặc trưng cho quả. Dưới tác
dụng của một số enzyme, tinh bột sẽ bị thủy phân tạo thành đường:

Ngoài ra, sự thủy phân tinh bột cũng có thể diễn ra theo hướng khác dưới tác dụng của enzyme

ase
phosphoryl
glucan

α :

Tinh bột + n-1 H3PO4

α

glucan



phosphoryl



ase

n glucose-1-phophate

Sau đó, n glucose-1-phophate có thể chuyển thành n glucose-6-phophate nhờ hoạt động của
enzyme glucose phophate mutaza.

Sự thay đổi lượng tinh bột và đường trong quá trình chín của chuối tiêu (% chất tươi)

Trong một số rau quả như khoai tây, đậu thì khi chưa chín hàm lượng sucrose cao hơn và chúng
chuyển thành tinh bột khi chín, làm giảm chất lượng của sản phẩm:

Glucose + ATP glucose-6-P glucose-1-P
glucose-1-P + ATP ADP- glucose + H4P2O7

Sự thay đổi hàm lượng tinh bột và đường trong bảo quản khoai tây
1.2.2.3/ Cellulose và hemicellulose:

Trong các loại quả, cellulose chiếm khoảng 0.5 – 2.7% (dứa 0.8%, cam, bưởi 1.4%, hồng 2.5%);
trong rau cellulose chiếm khoảng 0.2 – 2.8% (cải bắp 1.5%, măng 3%). Trong các loại quả hạch có
vỏ cứng, cellulose có thể chiếm tới 15%.

Do hàm lượng enzyme cellulase tương đối thấp trong các sản phẩm sau thu hoạch nên có rất ít sự
biến đổi về cấu trúc của cellulose trong quả chín trong rau quả bảo quản.

Hàm lượng Hemicellulose trong rau từ 0.2 – 3.1%, trong quả là 0.3 – 2.7%. Đây cũng là thành
phần cấu trúc chính của thành tế bào, các thành phần cấu tạo của hemicellulose gồm glucose,
galactose, xylose và arabinose.

1.2.2.4/ Pectin:

Trong bảo quản, quả có xu hướng chuyển sang trạng thái mềm. Sự thay đổi trạng thái này là do
sự thủy phân protopectin thành các pectin hòa tan hay sự phá vỡ liên kết giữa hợp chất pectin với các
thành phần khác của thành tế bào. (ví dụ: hàm lượng pectin hòa tan trong táo tăng lên 3 lần khi độ
cứng của quả giảm). Các enzyme tham gia vào quá trình này là pectinesterase, endopolygalacturonase
và exopolygalacturonase. Enzyme pectinesterase(PE) hay pectinmethylesterase (PME) xúc tác cho sự
thủy phân methylester trong chuỗi pectin, giải phóng các nhóm carboxyl tự do. Enzyme

polygalacturonase thủy phân pectin tạo thành các polymer có trọng lượng phân tử nhỏ hơn hay các
polysaccharide. Cả hai loại enzyme polygalacturonase đều được tìm thấy trong mô quả, và sự tăng
hoạt tính của chúng liên quan chặt chẽ với sự tạo thành các pectin hòa tan. Sự phá vỡ cấu trúc chuỗi
pectin của enzyme endopolygalacturonase được xem là có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hòa
tan của các phân tử pectin, làm cho mô quả mềm.

1.2.3/ Acid amin và Protein:

Protein trong các loại quả chứa khoảng 1%; trong rau khoảng 2%; trong các loại đậu đỗ khoảng
5%. Với các sản phẩm rau quả, các protein đóng vai trò chức năng (VD: cấu tạo các enzyme) chứ
không dự trữ trong các loại hạt.

Sự già hóa và sự chín của rau quả sau thu hoạch dẫn đến sự biến đổi về hàm lượng và thành phần
của protein và acid amin. Trong khi phần lớn cac enzyme giảm xuống thì enzyme protease lại tăng

nồng độ trong giai đoạn chín của rau quả. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng acid
amin có xu hướng giảm khi quả chín. Điều này có thể lý giải là do sự kết hợp của chúng tạo thành
protein cho quá trình tổng hợp enzyme chín. Hàm lượng acid amin thấp có thể coi như là sự biểu thị
độ chín tăng lên tương đối.

Trong khi đó, sự gia tăng quá trình tổng hợp protein trong giai đoạn đầu của quá trình chín có thể
đo được ở nhiều loại quả. Ở giai đoạn này, sự tổng hợp protein được thúc đẩy và đạt đến giá trị đỉnh,
đến khi quả chín hoàn toàn thì tốc độ tổng hợp giảm dần. Những protein mới được tổng hợp này rất
quan trọng cho quá trình chín của quả.

1.2.4/ Lipid

Ở rau quả, lipid chủ yếu là dạng cấu tử tham gia vào thành phần cấu trúc màng, hay lớp vỏ sáp
bảo vệ. Hàm lượng thường thấp hơn 1%, trừ quả bơ và ôliu chứa trên 15% dưới dạng hạt nhỏ trong tế
bào thịt quả.

Trong bảo quản rau quả, lipid ít ảnh hưởng do hàm lượng của nó trong rau quả khá thấp và nó
không phải là nguồn cơ chất sử dụng trong quá thình hô hấp của quả.

1.2.5/ Sắc tố

Ở giai đoạn trước và sau thu hoạch, rau quả hầu hết đều có sự thay đổi về sắc tố. Khi quả chín, có
sự giảm sút lượng chlorophyll và sự tổng hợp sắc tố mới như anthocyanin hay carotenoid.

Anthocyanin tập trung trong không bào, được tổng hợp từ các hợp chất flavoid và một phần từ acid
amin phenylalanin. Còn carotenoid được tổng hợp trong mô của cây xanh thường là β-caroten, tuy
nhiên, trong nhiều loại quả, β-caroten và lycopen được tổng hợp trong quá trình chín (trong đó
lycopen đóng vai trò báo trước sự xuất hiện của β -caroten).

Sự phân hủy hay tổng hợp sắc tố mới đều diễn ra theo hai chiều hướng, có lợi hay không có lợi.
Ví dụ màu đỏ ở cà chua là điều được mong muốn trong khi sự tổng hợp carotenoid ở mướp đắng lại
không có lợi. Hay sự phân hủy chlorophyll làm cho sắc tố có sẵn được thể hiện (ở quả chuối), nhưng
cũng có sự phân hủy chlorophyll làm súp lơ xanh chuyển thành màu vàng, làm giảm chất lượng rau
quả.

1.2.6/ Các hợp chất bay hơi

Mặc dù hương thơm trong quả phụ thuộc vào sự tương tác giữa các đường, axit hữu cơ, phenol và
các chất bay hơi nhưng hương thơm của từng loại rau quả là do chất mùi bay hơi đặc trưng. Chúng
bao gồm các este, alcohol, acid, aldehyd, ketone….Những chất này có trọng lượng phân tử nhỏ và có
hàm lượng không đáng kể nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra mùi và hương thơm đặc trưng
cho rau quả.

Do tầm quan trọng của các hợp chất bay hơi trong việc tạo ra chất lượng cảm quan của rau quả,
nên cần hạn chế sự thay đổi theo chiều hướng xấu về mùi ở rau quả sau thu hoạch. Điều kiện và thời
gian bảo quản cũng có ảnh hưởng nhiều đến sự tổng hợp các chất thơm sau khi đưa rau quả ra khỏi
kho bảo quản. Ví dụ, táo bảo quản trong khí quyển điều chỉnh (2% O2, 3.50C) hình thành một số hợp
chất không có lợi như ete, butyl acetal và hexyl acetate sau khi bảo quản.

1.2.7/ Acid hữu cơ

Acid hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của rau quả, một số acid hữu
cơ là thành phần không thể thiếu của chu trình hô hấp. Acid hữu cơ còn tạo nên mùi vị đặc trưng cho
rau quả. Một số quả sau thu hoạch có chứa lượng acid hữu cơ cao như: chanh (6 – 8%), mơ (1.3%),
bưởi (1.2%), mận (1.5%)…

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi quả chín, hàm lượng acid hữu cơ có xu hướng giảm do nó là
nguyên liệu của quá trình hô hấp, nó có thể giảm tới 50% trong suốt thời gian tồn tại của quả. Phương
pháp bảo quản trong khí quyển kiểm soát có ảnh hưởng đến sự biến đổi của acid trong quả. Ví dụ,
cam bảo quản torng môi trường có nồng độ khí O2 3%, CO2 5% bị tổn thất acid ít hơn so với bảo
quản trong môi trường không khí tường ở nhiệt độ 00C.

1.2.8/ Vitamins

Vitamin C:

Rau quả là nguồn cung cấp đến 90% lượng vitamin C. Vitamin C có nhiều trong ổi

(300mg/100g), đu đủ, cam, quýt, sơri…và một số rau xanh như cải, củ cải (120mg/100g). Hàm lượng
vitamin C giảm mạnh trong quá trình bảo quản, nhất là khi ở nhiệt độ cao và thời gian bảo quản dài.
Trong quá trình chín, hàm lượng vitamin C giảm nhiều là do acid ascorbic đóng vai trò là enzyme
oxidase cuối cùng trong sự cạnh tranh với enzyme cytochrom oxidase trong hệ thống vận chuyển điện
tử.

Vitamin A:

Chỉ có khoảng 10% carotenoid trong rau quả là các tiền vitamin A_ có nhiều trong một số rau quả
như cà rốt, bầu, cà chua, ớt…Carotenoid thường tổn thất nhiều trong quá trình chế biến và một phần
trong bảo quản.

1.3/ Những ảnh hưởng của môi trường xung quanh1.3.1. Những yếu tố vật lý
1.3.1. Những yếu tố vật lý

1.3.1.1/ Ánh sáng

Trong bảo quản thực phẩm, ánh sáng gây ra nhiều bất lợi như:

− Ánh sáng làm nhạt màu rau quả

− Gây thoát hơi nước ở rau quả và làm rau quả bị khô héo trong bảo quản

− Ở khoai tây, ánh sáng làm tăng sự tích lũy solanin_một chất độc ở mầm khoai tây.

− Làm tăng hoạt động của các loài cô trùng.

1.3.1.2/ Nhiệt độ

Ở nhiệt độ cao (trên 300C) làm hoạt động của enzyme, vi sinh vật và côn trùng được tăng cường.
Theoquy tắc Van’t Hoff, nhiệt độ cứ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 2 lần (kí hiệu: Q10
= 2). Ở rau quả tươi, ảnh hưởng của nhiệt độ còn mạnh hơn. Ví dụ:

• Ở 0 – 100C: Q10 =7

• Ở 11 – 200C: Q10 =3

• Ở trên 200C: Q10 =2

Điều này cho thấy ảnh hưởng rất lớn của nhiệt độ đến rau quả, làm sản phẩm mau chóng hư hỏng
trong bảo quản.

Trong thời gian bảo quản, phải chọn nhiệt độ thích hợp với từng loại rau quả. Thời gian bảo quản
càng dài thì càng cần nhiệt độ thấp (ở 30C có thể tồn trữ vải thiều trong 30 ngày và 70C để tồn trữ
được trong 15 ngày). Ngoài ra, đối với những rau quả có xuất xứ từ vùng ôn đới thì nhiệt độ bảo quản
cũng phải thấp hơn nhiều so với rau quả từ nhiệt đới.

Thời gian bảo quản của một số loại rau quả ở nhiệt độ tương thích
1.3.1.3/ Độ ẩm:

Nước trong rau quả tồn tại ở hai dạng là tự do và liên kết. Trong đó, nước tự do trực tiếp tham gia
và hoạt động trao đổi chất của rau quả. Để bảo quản rau quả, ta phải làm giảm hoạt độ nước tự do
bằng cách làm khô rau quả đến độ ẩm mà tại đó hoạt động trao đổi chất của rau quả là thấp nhất.

Ở Việt Nam, độ ẩm trong không khí khá cao, điều này gây ít nhiều khó khăn đến việc bảo quản
rau quả, để hạn chế việc tăng ẩm của rau quả, ta cần:

− Thông gió tốt cho các kho bảo quản

− Bao gói các loại rau quả bằng các loại màng thích hợp

− Sử dụng một số chất hút ẩm

1.3.1.4/ Các yếu tố khác

Gió, áp suất không khí,… cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến việc bảo quản rau quả. Gió có thể
làm héo rau quả. Áp suất không khí thấp, hoạt động trao đổi chất và hoạt động của vi sinh vật giảm
nên có tác dụng tốt cho bảo quản.

1.3.2/ Các yếu tố sinh học

1.3.2.1/ Vi sinh vật gây hại

Vi sinh vật gây hại cho rau quả gồm virus, một số vi khuẩn nhưng chủ yếu là các loài nấm, đặc
biệt là nấm hoại sinh hay kí sinh không bắt buộc. Chúng có thể xâm nhập vào rau quả từ nơi trồng
hay sau thu hoạch và trong bảo quản.

Rau quả bị nhiễm vi sinh vật làm giảm nghiêm trọng chất lượng. Rau quả sẽ bị giảm các chất
khoáng, vitamins. Vi sinh vật làm mất đi mùi thơm và vị đặc trưng của rau quả, đồng thời tiết ra các
sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi chất như các acid hữu cơ, alcohol, xeton, acid béo…., gây
ra các mùi hôi, mốc, chua. Ngoài ra, các vi sinh vật này có thể tiết ra độc tố cho sản phẩm rau quả.

Dấu hiệu đầu tiên có thể quan sát bằng mắt thường sự gây hại của vi sinh vật là hiện tượng thay
đổi màu sắc. Rau quả khi bị nhiễm bệnh có thể bị biến màu một phần hay toàn bộ bề mặt, làm cho rau
quả xuất hiện những chấm đen, hay xám. Các vết biến màu này thông thường sẽ phát triển lan rông
tạo ra các khoảng thâm, trũng, thối nhũn. Những biến đổi bên ngoài này làm giảm giá trị cảm quan
của rau quả. Ví dụ, ở Thái Lan, qua khảo sát cho thấy rằng, giá xoài bị nhiễm bệnh do nấm

Một số bệnh do vi sinh vật gây ra ở rau quả
1.3.2.2/ Côn trùng gây hại

Rau quả có thể bị nhiễm côn trùng gây hại khi mới thu hoạch về hay trong quá trình bảo quản tại
các kho. Ở nước ta, nhất là phía nam, do khí hậu nóng ẩm quanh năm nên rất dễ lây nhiễm cô trùng
trong các kho bảo quản.

Các loài côn trùng thường cắn phá lớp vỏ bảo vệ, làm rau quả dễ dàng bị nhiễm các loại nấm gây
hại, gây thối hỏng nhanh chóng. Chúng cũng là trung gian truyền bệnh cho người, gây giảm giá trị
của rau quả.

2/ Một số phương pháp bảo quản rau quả

2.1/ Bảo quản ở nhiệt độ thấp:

Làm lạnh:

Nhiệt độ rau quả sẽ được giảm xuống từ 10 – (-1)0C. Cách này thường được dùng cho rau quả
trồng trong nhà kính. Sự thay đổi chất lượng cảm quan là rất nhỏ. Thời gian tồn trữ rau quả cũng khác

nhau. Ví dụ, với khoai tây hay táo có thể bảo quản được đến 6 tháng nhưng cũng có một số rau quả
chỉ giữ được trong vài ngày.

Làm đông

Nhiệt độ rau quả được giảm đến -180C. Hầu hết rau tươi được chần trong nước nóng trước khi
cấp đông để làm mất hoạt tính enzyme, giảm số lượng vi sinh vật, bảo vệ diệp lục tố. Việc cấp đông
cũng phải diển ra nhanh chóng để tránh phá vỡ cấu trúc tế bào.

2.2/ Bảo quản bằng cách làm khô

Phương pháp này giúp làm giảm hoạt độ nước của rau quả, làm ức chế hoạt động trao đổi chất của vi
khuẩn gây hại. Có thể dùng phương pháp phơi khô hay áp dụng kĩ thuật sấy (sấy thăng hoa, sấy
phun…). Có thể bảo quản trung bình trong 6 tháng đến 1 năm với tùy loại sản phẩm và phương pháp
làm khô.

2.3/ Bảo quản bằng hóa chất

Các chất bảo quản gồm 2 loại:

− Các chất ngăn cản sự hư hỏng do vi sinh vật (sulphit, A.sorbic…)

− Các chất chống oxy hóa thực phẩm (A.ascorbic, tocopherol…)

Các chất này được thêm vào phải theo liều lượng cho phép. Thời gian bảo quản phụ thuộc vào
liều lượng và loại hóa chất sử dụng.