Những ảnh hưởng khi thiếu hụt nội tiết tố nữ và cách bổ sung
Nhận biết khi bị thiếu hụt nội tiết tố nữ
Estrogen giữ nước và mỡ ở dưới da nên làm cho da dẻ phụ nữ mịn màng và tươi nhuận. Estrogen còn quyết định, chi phối sự phát triển những đặc điểm sinh dục nữ như: mọc lông mu, phát triển vú, tăng sinh các ống sữa và phát triển các mô mỡ nên làm cho vú to và chắc. Làm tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài phát triển, niêm mạc âm đạo phát triển, tăng tiết dịch nhờn âm đạo…Khi nồng độ estrogen đầy đủ thì việc đạt được khoái cảm đến rất dễ dàng và giúp phụ nữ dễ thụ thai hơn.
Estrogen giữ nước và mỡ ở dưới da nên làm cho da phụ nữ mịn màng và tươi nhuận. Ảnh minh họa
Cùng với thời gian, tuổi tác cao dần, cơ thể bắt đầu lão hóa, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu suy giảm các chức năng khiến lượng estrogen của cơ thể ngày càng hao hụt. Mặt khác, thiếu hụt estrogen là xuất phát từ các yếu tố bệnh lý như phãi thuật cắt bỏ buồng trứng, điều trị tia xạ buồng trứng…. Tình trạng thiếu hụt estrogen cũng thường gặp ở phụ nữ phụ nữ mang thai và cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh.
Khi bị giảm nội tiết tố estrogen da trở nên khô, xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ. Bên cạnh đó vết nám, sạm da, đồi mồi, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều.
Cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung, âm đạo teo nhỏ dần. Giảm khả năng tiết dịch nhờn âm đạo, âm đạo khô, dễ viêm nhiễm, có cảm giác đau và khô rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm… Sự suy giảm lượng estrogen cũng dẫn đến những thay đổi về kinh nguyệt: kinh mau, kinh thưa, thiểu kinh, vòng kinh ngắn dần, lượng kinh ít dần rồi ngừng hẳn.
Thiếu hụt nội tiết tố, tim đập nhanh, lo lắng hồi hộp, hay quên, giảm độ tập trung, tính tình dễ cáu gắt, giận dỗi. Dấu hiệu rối loạn tiền đình như chóng mặt, nhức đầu do rối loạn thăng bằng, có cảm giác như say tàu xe… Nồng độ estrogen giảm mạnh, nên gây ra các cơn bốc hỏa, dễ bị loãng xương, xốp xương, các triệu chứng của thoái hóa xương khớp phát triển: đau mỏi các khớp, cột sống thắt lưng.
Ảnh hưởng của thiếu hụt nội tiết tố nữ lên cơ thể
Nội tiết tố estrogen có vai trò quan trọng cho sức khỏe phụ nữ. Sự thiếu hụt estrogen khiến cơ thể có nhiều thay đổi và ở mỗi độ tuổi có ảnh hưởng khác nhau.
Ở lứa tuổi mới lớn, vì lý do nào đó khiến buồng trứng không sản sinh đủ lượng nội tiết tố estrogen sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể thời kỳ này. Sự thiếu hụt estrogen trong giai đoạn này gây ra nhiều rối loạn trong quá trình phát triển cơ thể của các cô gái: thấp bé, còi xương, da dẻ xấu, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
Ở độ tuổi sinh sản, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, gián đoạn bởi những lần mang thai sinh nở, do vậy lượng estrogen tự nhiên được sản sinh ra không đều và không phải lúc nào cũng dồi dào. Biểu hiện thiếu hụt estrogen trong giai đoạn này rất dễ phát hiện qua những trục trặc của các cơ quan sinh sản như: Estrogen không đủ có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó đậu thai , thiếu sữa khi nuôi con.
Mặt khác, thiếu hụt nội tiết tố còn làm giảm ham muốn cũng như chứng khô âm đạo, nguy cơ loãng xương sớm và bệnh xơ vữa động mạch ở phụ nữ. Cùng với đó, chị em có khả năng bị nám da, làn da nhăn và kém tươi tắn
Ở lứa tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, việc thiếu hụt estoren là điều không tránh khỏi do sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung. Sự thiếu hụt trong giai đoạn này gây ra nhiều rối loạn về sinh lý, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe phụ nữ: khô âm đạo, bốc hỏa, giảm trí nhớ, mất ngủ, trầm cảm, mất ham muốn tình dục…
Thiếu hụt nội tiết tố, tim đập nhanh, lo lắng hồi hộp, hay quên, giảm độ tập trung, tính tình dễ cáu gắt, giận dỗi.
Cách khắc phục chứng thiếu hụt nội tiết tố nữ
Để tăng cường estrogen, chị em cần:
- Bổ sung dinh dưỡng toàn diện và hợp lý. Nên ăn thịt trắng, các loại quả như bơ, kiwi cà rốt, súp lơ, ngô giàu vitan C. Các loại thực phẩm có chứa các chất tương tự estrogen của cơ thể phụ nữ như các sản phẩm từ đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, hạt lạc, sắn dây …
- Có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên và phù hợp với sức khỏe bản thân.
- Nên tránh ăn những thức ăn nhiều ngọt và béo, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế bị căng thẳng, stress.
- Ngủ đủ giấc.
- Bổ sung estrogen bằng các thực phẩm chức năng hiện có nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Xem thêm video được quan tâm
Sống khỏe từ nguồn xanh