Những ai cần hạn chế ăn khoai sọ – Fori.vn – Bán hàng trực tiếp từ xưởng

 

Những nắng nóng mùa hè cuối tháng 6 các chợ ở miền Bắc có 1 loại củ có hình tròn hoặc bầu dục tầm cỡ nhỏ hơn nắm tay của em bé, vỏ có màu nâu đậm và có đường vân ngang. Cách chị em thường mua về để nấu canh. Khi ăn có vị béo bùi, dẻo khi ăn có thể dùng để nấu chè hoặc làm bánh dân gian vẫn thường gọi là củ khoai sọ. Tại sao nhiều người lại thích ăn món khoai này vậy? Hàm lượng dinh dưỡng trong khoai cao cao, đặc biệt nó còn chữa một số bệnh nữa nhé.

 

Cây khoai sọ

Họ nhà khoai sọ có nhiều loại khác nhau như khoai môn, khoai nước, dọc mùng (bạc hà ) tuy khác nhau về tên gọi để tiện phân biệt cho mục đích sử dụng nhưng chúng vẫn có đặc điểm tương đối giống nhau về hình dáng cây và củ.

Hình dáng điệu đà của họ nhà khoai sọ

-Thân: họ nhà cây khoai sọ có thân ngầm phát triển thành củ. Thân giả mọc phía trên nơi các bẹ lá xếp với nhau. Chiều cao của cây chủ yếu là bẹ lá cao khoảng 0,5-1 m.
-Củ: Phần thân ngầm phát triển thành củ, mỗi bụi có nhiều củ con được sinh ra từ củ cái.
– Vỏ củ: có nhiều màu khác nhau có màu xám, tím…tùy vào loại giống cây.
-Lá: Lá đơn rộng, mọc so le, lá có hình tam giác, gốc hơi lỏm xuống. Bẹ lá họp thành thân giả hoặc rời khi lá già, phát triển từ thân ngầm ở dưới mặt đất.
-Hoa: Mọc thành chùm vào thời gian cuối của giai đoạn sinh trưởng của cây thường hiếm gặp, chủ yếu thường thấy ở củ ráy hơn là khoai môn và khoai sọ.

 Các loại củ nhà khoai sọ đều ăn được?

Họ nhà khoai sọ trừ khoai nước hay còn gọi là củ ráy không ăn được mà chỉ dùng cho một số trường hợp đặc biệt ở trong dân gian mà chúng ta vẫn thường hay gọi là làm phép khi các loại động vật sinh con. Như mình từng thấy trước ngày lợn ( trâu, bò..) Đẻ con bố hoặc mẹ đi tìm lá ráy kết hợp vài cành mây được kết thành bó treo ở trước cửa ra vào. Sau này lớn lên một chút mình mới biết đó là cách để trừ vía xấu. Đây vẫn là một cây hỏi bí ẩn mà chưa có nghiên cứu khoa học nào lý giải chính xác.

Một số thông tin còn cho rằng cây ráy có thể chữa được bệnh nhưng vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Do đặc tính cây ngứa khi sử dụng bạn cần cân nhắc kỹ trước khi dùng .

 

Khoai sọ có những loại nào?

Tại Việt Nam có nhiều giống khoai sọ như khoai sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi, khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc trắng, khoai sọ dọc xanh…

 

Trồng khoai sọ khó hay dễ:

Đất trồng khoai sọ:

Khoai sọ được trồng nhiều ở đồng bằng hoặc trung du. Để cây cho năng suất cao người khi được trồng ở nơi có loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, giàu mùn sẽ cho năng suất cao hơn so với loại đất khác khi trồng.

Trồng khoai sọ bằng cành?

Khoai lang có hai cách trồng bằng củ hoặc giâm cành, trồng cành phổ biến nhiều hơn trong khi các củ khoai còn lại chỉ trồng được bằng một phương pháp duy nhất đào đất thành một hốc , chiều sâu khoảng 10-12cm và cho củ khoai giống vào.

Cách chăm sóc cây:

Cây ưa khí hậu nóng ẩm nên được trồng ở các
Nước nhiệt đới ẩm hoặc cận nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc … . Các cây thuộc nhà họ khoai thường dễ trồng, không bỏ nhiều công sức, thảnh thơi trong việc chăm sóc. Nên nhiều người vẫn thích trồng khoai hơn trồng các loại hoa màu khác.

 

Trước khi trồng cây cần phải nhớ:

Chuẩn bị đất trồng cũng tương tự giống như khi bạn làm một việc muốn đạt được thành công chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm nâng cao kết quả tránh những tổn thất có thể gặp phải. Trồng cây muốn tăng năng suất cũng vậy cần phải lựa chọn kỹ về giống và đất trồng.
Đất trồng khoai:
Đất cần phải được lên luống để tránh tình trạng nước bị gập lâu ngày. Khoai khi ăn sẽ bị ngứa ở cổ khi ăn, coi như là đổ đi uổng công chăm sóc .

Tăng độ xốp cho đất cây kích thích ra đẻ nhiều củ con nhiều chúng ta thường ủ đất bằng rơm hoặc từ những lá cây khô.

Khoai được trồng vào cuối tháng 11 của miền bắc bởi cây có khả năng chịu hạn hán tương đối tốt và điểm nữa là vào thời tiết này cây dễ sinh trưởng , ít bị mưa hơn so với những tháng còn lại. Chắc cũng vì thế nên mà chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi được ăn canh khoai sọ.
Thời gian thu hoạch khoai thường sau 3 tháng kể từ khi bắt đầu trồng khoai. Nên đây được xem là loại cây ngắn ngày.

 

Có cần tưới nước cho khoai:

Những ngày đầu khi mới trồng để đủ độ ẩm cho cây phát triển nên tưới nước trực tiếp vào luống với tần suất mỗi ngày 1 lần. Đến khi cây khoai đã phát triển lên cao thì tưới nước xuống rãnh không ngập mặt luống và với số lượng ít hơn 1-2 tuần/1 lần.
Trước khi thu hoạch 1-2 tháng hạn chế tưới nước hoặc ngừng hoàn toàn để củ chuyển hóa thành tinh bột.

Làm cỏ và phòng ngừa sâu bệnh

Việc chăm bón giúp cây có khả năng phát triển mạnh hơn. Để nâng cao năng suất bà con cần nên bón thêm một số dưỡng chất để cây có thể phát triển tốt hơn trong thời gian ban đầu. Nên việc bón phân cũng coi như việc cung cấp thức ăn cho cây hỗ trợ cây phát triển cũng là cách làm hết sức thiết thực nhằm tăng khả năng phát triển nhiều củ con về sau. Trước khi bón bà con thường có động tác nhặt cỏ xung quanh cây để chúng không hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất. Đồng thời, thay thế những cây khoai sọ chết không phát triển hoặc mọc quá chậm so với các cây còn lại.

Khoai sọ thường ít bị mắc sâu bệnh mà chủ yếu là các loại như cào cào, châu chấu đến phá rồi ăn lá. Nhưng nếu như khi ra thăm cây bạn phát hiện bị một số con rệp, nhện đỏ thì cần phải sử dụng các biện pháp tiêu diệt ngay bởi những loại này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây và cũng ảnh hưởng đến củ.

Dấu hiệu nhận biết thời gian thu hoạch khoai:

Củ được phát triển ở dưới đất nên chúng ta không thể biết được chính xác thời gian thích hợp để thu hoạch. Nhưng nhờ kinh nghiệm lâu năm của các cụ xưa truyền lại rằng trong điều kiện bình thường khi lá cây chuyển từ màu xanh sang màu vàng và cây héo rũ lụi dần xuống dưới đất mà không phải do bị sâu bệnh xâm hại hoặc thời tiết . Và thêm một điểm nữa là gốc của cây bị nứt nẻ và có một số củ khoai sọ chồi lên trên mặt đất là thời điểm thích hợp cho việc thu dỡ khoai.

 

cây khoai sọ có dễ trồng không?

Chỉ bằng những dụng cụ thô sơ như cuốc chúng ta chỉ cần đào rỡ nhẹ nhàng cũng đã thu hoạch được rồi. Tránh bị bầm xước củ khoai trong khi bới củ đến khi cung cấp ra thị trường khó tiêu thụ giá thành lại không còn được cao nữa. Do củ mọc theo từng chùm nên chỉ xới theo vị trí cây mà không phải lo tốn quá nhiều công sức . Bảo quản khoai sọ ở nơi cao ráo, thoáng mát để giữ được khoai được ngon hơn.

Cũng giống như việc trồng cây, ngày thu hoạch bạn cũng cần chọn ngày nắng ráo tránh mưa. Hoặc nếu cần thiết thì có thể chờ đến khi đất khoai được khô. Vừa dễ dàng cho quá trình dỡ khoai được thuận tiện mà còn tránh bị ngứa khi ăn.

 

Cách chọn khoai sọ để giống :

Khoai sọ chỉ được trồng bằng củ, để năng suất cao thì cần phải lựa chọn giống thật kỹ. Như khi chọn không nên chọn củ cái khoai đã bị cỗi do sản sinh ở lần trước khả năng đẻ thêm ở lần này là khó hoặc rất ít . Còn củ con mới vừa kịp sinh ra được một khoảng thời gian ngắn đã bị thu hoạch sẽ không có khả năng chống với thời tiết. Nên chọn củ cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng khoảng 20 – 30gr/củ. Cần lựa những củ không bị dập nát hay thối sâu bệnh trong thời gian bảo quản, lớp vỏ ngoài có nhiều lông. Khi để giống cần nên chọn với số lượng nhiều hơn so với dự kiến ban đầu để bạn có thể dễ dàng lựa chọn được nhiều hơn. Mảnh củ giống tốt là mảnh củ có mầm to bằng hạt đậu đen kèm theo vài sợi rễ ngắn khoảng 0,5 – 1cm.

 

Khoai sọ được trồng vào tháng mấy?

Điều kiện cần duy nhất là khoai sọ không bị ngập nước trong quá trình trồng và thu hoạch nên bà con có thể trồng vào khoảng thời gian nào cũng được. Thời gian chính vụ thì khoai không bị rệp, củ không bị thối mà ngược lại củ phát triển nhiều và có nhiều củ to hơn.
Mùa khoai sọ chính thường được bắt đầu từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 5 năm sau. Tốt nhất là nên trồng vào khoảng 20/11 đến hết tháng 12.
Ngoài ra, ở một số địa phương, khoai sọ được trồng sớm vào thời điểm sớm đầu tháng, thu hoạch vào tháng 2, tháng 3 năm sau.

Lưu ý khi trồng khoai:

Để khoai ăn được dẻo thơm, ngon không bị ngứa trong khi ăn bạn cần lưu ý một điều trong quá trình trồng đất phải được khô ráo không được để tình trạng gập hoặc tích nước lâu ngày.

 

Làm sao để gọt khoai không bị ngứa

Tại sao lại bị ngứa khoai khi gọt:

Bạn có phân vân khi mà lần nào gọt khoai sọ mình cũng đều bị ngứa tay dù cho nhà tự trồng. Mình trước kia đôi lần cũng thường tự đặt câu hỏi này. Hiểu đơn giản là trong khoai sọ có nhựa cộng thêm canxi oxalat nên có thể gây ngứa khi tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy hãy tự mình tìm giải pháp để không bị ngứa khi sơ chế khoai sọ.

Các cách gọt không hề bị ngứa tay:

Gia đình mình đây có sở thích ăn khoai sọ, nhưng tay mình hay bị dị ứng các chất kích thích nên luôn bị ngứa khi gọt. Sau thời gian nghiên cứu và bắt đầu đi vào thực hành mình đã có một số cách sau để không bị ngứa. Bạn hãy tham khảo và áp dụng ngay bây giờ nhé:

Đeo bao tay ny lông để gọt

Trước khi cầm củ khoai và con dao gọt, tay của mình phải khô ráo và đã đeo sẵn bao. Do đeo bị bí hơi do quá trình sinh nhiệt nóng cảm thấy khó chịu với việc này nhưng giờ đeo riết thành quen và không bị ngứa nên mình thường hào hứng đeo hơn trước.

Nhờ người bán gọt hộ.

Hầu như những người bán khoai là những người không có quá nhạy cảm với khoai như mình. Nên mình thường nhờ họ gọt giùm trong khi mua, cách này tiện những khi nấu luôn trong ngày.

Cách thứ 3 luộc sơ khoai:

Rất dễ thực hiện cách này chỉ cần bạn cho nước xâm xấp vào nồi khoai đun sôi từ 5-10 phút tùy thuộc vào kích thước của củ khoai. Cho khoai vào ngay nước lạnh, khoai nguội chỉ cần một dùng tay bóp nhẹ cũng đã ra luôn cả củ rồi. Vừa tiết kiệm thời gian gọt mà lại không hề bị ngứa tay. Với cách làm này thì mình thường lựa những củ bé vừa ngon và bở mà không lo mất quá nhiều thời gian gọt khoai.

Thứ 4, nướng khoai trước khi gọt vỏ:

Khoai gói trong tờ giấy bạn sau đó bạn cho vào lò nướng. Làm như thế này thì khoai không bị mất nước và quá chín . Nướng khoai giúp bạn bớt ngứa khi gọt khoai hiệu quả.

 

Sau khi đã gọt xong:

Gọt xong nên ngâm khoai vào nước muối loãng 10 phút rồi đổ ra rổ để chuẩn bị chế biến. Lưu ý trong quá trình ngâm khoai không nên cho tay trực tiếp vào khoai hãy đeo bao tay để tránh việc ngứa nếu như da dễ bị dị ứng giống mình.

 

Cách trị ngứa tay khi gọt khoai nhanh và hiệu quả lập tức:

Chẳng may bạn thuộc loại tay dễ tính giống mình, chỉ cần khẽ chạm vào khoai sọ là ngứa thì hãy thực hiện ngay các cách sau để chữa hiệu quả cơn ngứa đến bực mình khó chịu nhé.

 

Hơ lên trực tiếp lên ngọn lửa:

Khi có cảm giác bắt đầu dấu hiệu ngứa nên hơ trên ngọn lửa để cắt giảm, khỏi hoàn toàn điều khó chịu trên.

Dùng giấm có pha nước ấm

Ngâm tay vào giấm có pha nước ấm khoảng 2 phút, bạn sẽ thấy mình không còn mẩn ngứa nữa. Trong trường hợp bị ngứa cả cơ thể, bạn có thể pha 2 muỗng canh giấm vào nước rồi tắm. Cảm giác ngứa sẽ không còn nữa.

Không nên ngãi khi ngứa:

Thói quen thường khi ngứa phải ngãi cho đã hờn, nhưng trong mọi trường hợp nó không cho ta cảm giác thoải mái hơn khi bị ngứa khoai. Ta càng ngãi thì càng thấy khó chịu mà còn muốn gãi cả bàn tay nữa cơ. Nên nếu khi xuất hiện ngứa thì hãy áp dụng các cách trên mà mình đã chia sẽ nhé vô cùng hiệu quả .

Cách bảo quản khoai sọ để được lâu hơn 6 tháng khoai vẫn dẻo thơm.

Khoai sọ thường được trồng 1 năm một đến 2 lần nếu muốn ăn khoai nhiều ngay cả khi không phải mùa thu hoạch khoai thì bạn cần phải biết bảo quản để ăn dần.

 

Mẹo bảo quản khoai được lâu theo dân gian:

Theo tìm hiểu và những kinh nghiệm xưa mà mình được bà truyền cho thấy có thể cất dành được 5-6 tháng thậm chí còn hơn mà không mất đi mùi vị của nó:

Sử dụng cát sạch khô:

Khoai xếp vào nơi thùng chúa sau đó rải một lớp mỏng cát sạch đã phơi khô, để nơi thoáng mát. Cách làm này có thể bảo quản khoai trong vòng từ 5-6 tháng.

Cho vào túi giấy:

Dùng túi bằng giấy thay cho túi bóng sẽ tốt hơn. Túi bóng dữ hơi nước dễ tạo độ ẩm điều kiện thuận lợi cho cây mọc mầm. Không nên buộc miệng túi để ở nơi mát, thoáng khí. Đến khi ăn chỉ cần lấy ra gọt và chế biến món ăn mà thôi.

 

Có nên bảo quản khoai sọ vào trong tủ lạnh hay không?

Tủ lạnh là nơi để dự trữ thức ăn rất tốt, thuận lợi cho nhiều gia đình, là trợ thủ đắc lực cho các chị em phụ nữ. Nhưng cũng không nên lạm dụng quá việc dự trữ trong tủ lạnh. Ví dụ như khoai để trong tủ lạnh ngăn đá có thể để cũng được 2-3 tháng nhưng sẽ không còn mùi vị thơm giống 2 cách bảo quản như ở trên.
Còn nếu như bạn muốn giảm thời gian khi bạn có quá nhiều công việc thì có thể mua khoai sau khi đã sơ chế xong để ráo xếp vào hộp kín của ngăn mát tủ lạnh.

Tuyệt đối không để khoai cả vỏ trong tủ lạnh nhé, nó sẽ bị hơi nước trong tủ lạnh làm mềm, nhanh chóng bị thối. Bạn vừa mất thời gian lau dọn tủ mà bạn lại không được ăn khoai.

Cẩn thận khi ăn khoai sọ:

Nhiều người thường hay hỏi nhau một câu hỏi có nên ăn khoai sọ khi đã mọc mầm không?
Chúng ta thường tiết kiệm nhưng đối với một số trường hợp thì không những gia tăng tiền mà còn theo thời gian làm bạn tiêu hao một khoản tiền lớn đấy nhé. Như tiết kiệm ở đây về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khoai sọ mọc mầm vừa mất đi giá trị và trong mầm của khoai sọ còn chứa chất solaine gây độc nguy hiểm cho cơ thể mà không còn mùi thơm đặc trưng vốn có của nó. Vì vậy không được ăn khoai sọ khi đã mọc mầm.

Cũng không nên ăn khoai sọ trong các trường hợp sau đây:

Khoai bị thối và mốc dù cho vết mốc mới chỉ xuất hiện ở lớp vỏ của củ khoai cũng không nên chế biến thành món ăn.
Khác hoàn toàn với khoai tây khoai sọ có lớp vỏ màu xanh vẫn ăn được mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe lẫn mùi vị.

Bạn đã biết cách ăn khoai sọ đúng cách chưa?

Cách chọn củ khoai ngon:

Củ khoai ngon là khi nấu xong khoai có thể xuất hiện những vết nứt nhỏ trên củ. Khi ăn vào thấy dẻo bùi không bị ngứa và khó chịu ở cổ họng.

Hầu hết các loại của nhà họ khoai như khoai sọ, khoai môn và khoai lang trừ khoai tây đều có màu trắng đục là những củ khoai dẻo, nhiều tinh bột và thơm ngon khi ăn. Còn màu trắng trong ăn sẽ có cảm giác sượng khó ăn. Vì vậy trong khi chọn cần lựa những củ có ruột trắng nhé. Để xem rõ được màu bên trong chúng ta thường xem ở phần gốc của cây thì mới biết được chính xác. Chính là vị trí mà các củ nối với nhau thành từng chùm đó các bạn. Cách nhìn từ vỏ khoai không nhận biết được chính xác phần vì do bị xây sát ở môi trường bên ngoài. Mặt khác ngay cả khi chúng ta đã gọt lớp bụi bẩn bám vào cũng khó nhìn củ khoai đó có ngon được hay không nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm khi lựa.
Khoai dài và khoai tròn là do giống khoai nên bạn có thể lựa chọn loại nào cũng được miễn là đủ điều kiện như đã nêu ở trên.

Các món ăn với khoai sọ, khoai môn :

Người phụ nữ Việt Nam chúng ta luôn sáng tạo, đảm đang trong mọi lĩnh vực. Cùng một nguyên liệu có thể chế biến được thành các món khác nhau. Đa phần các chị em thường dựa vào sở thích của các thành viên mà nấu được thành các món khác nhau. Và khoai sọ cũng vậy, qua tay chị em được chế thành nhiều món ăn hấp dẫn như: nấu canh, kho, luộc ăn trực tiếp, chè, bánh.

 

canh khoai sọ thơm ngon bổ dưỡng

Nói đến món canh khoai sọ chắc đã quá quen thuộc với mọi người rồi. Có thể ninh xương hoặc nấu với tôm khô và thêm vài nhánh hành lá và rau ngò rí thì thơm ngon đáo để mà đầy đủ dinh dưỡng. Tuy dân giã nhưng sẽ rất ngon miệng, đánh trôi nồi cơm ngay cả khi thời tiết nắng gắt không còn cảm giác muốn ăn cơm. Trường hợp làm các món bánh hoặc chè với sự kết hợp cùng các nguyên liệu bột khác đã trở thành một món ăn hấp dẫn riêng khác biệt rồi.

Món chè thì có thể cắt thành viên còn khi làm bánh thì gia giảm tùy vào sở thích của mỗi người nếu như vẫn muốn mùi vị của khoai nhiều thì bớt bột và cát thành nhưng lát mỏng thay vì giã nhuyễn. Một chút thịt hoặc đậu xanh để làm nhân nữa. Sáng mai chỉ cần thưởng thức cái bánh khoai sọ nhân đậu hoặc thịt đã đảm bảo dinh dưỡng năng lượng chào ngày mới rồi.

Những ai cần hạn chế ăn khoai sọ:

Hầu như tất cả loại có tên là khoai đều có chứa tinh bột. Chỉ số đường huyết của khoai sọ là 58 khi đã nấu chín cũng được xem là tương đối khá lớn đối với trường hợp hạn chế hấp thụ đường . Vì vậy những người đang bị tiểu đường, cần hạn chế ăn loại thực phẩm khoai nói chung, khoai sọ nói riêng. Người đang muốn giảm cân cần cân nhắc kỹ khi ăn bởi khoai sọ chứa khá nhiều tinh bột.

Ngoài ra, một số trường hợp sau cũng cần ăn với số lượng ít:

canh khoai sọ nấu thịt chữa bệnh

Người đang bị bệnh gout : một lượng lớn calci oxalat có trong khoai sọ sẽ không tốt cho người bệnh.

Người đang có dấu hiệu liên quan đến đường hô hấp cần nên hạn chế ăn loại khoai này, nhằm tránh tăng lượng đờm trong cơ thể sinh ra do quá trình ăn khoai sọ .

Trường hợp bị bệnh liên quan dị ứng như nổi mề đay, hen suyễn, chàm hay viêm mũi dị ứng không nên ăn khoai sọ người bệnh sẽ lâu hồi phục .

Các trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện hệ tiêu hóa cũng cần ăn ít.

Tác dụng của khoai sọ

Các thực phẩm hấp thụ thông qua con đường ăn và uống tác động trực tiếp đến cơ thể. Khoai sọ cũng như vậy. Khi ăn khoai sọ thường xuyên bạn sẽ thấy trạng thái cơ thể bạn tốt hơn, cụ thể trong các trường hợp như sau:

Tốt cho tim mạch đặc biệt người bị cao huyết áp :

Tương tự như chuối, trong khoai sọ có chứa hàm lượng kali tương đối lớn. Như bạn đã biết kali đóng vai trò quan trọng của tế bào và chất dịch của cơ thể, góp phần điều hòa nhịp tim ổn định hơn.

Cải thiện hệ thống miễn dịch: các thực phẩm chứa vitamin C có nhiều trong các loại quả. Khoai sọ cũng có một lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, cải thiện, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

 

Hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị viêm thận:

khoai sọ có hàm lượng lớn vitamin và photpho, tốt cho người bị viêm thận. Những người mắc bệnh này nên bổ sung thêm khoai sọ vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Với các món ăn khác nhau như: nấu canh khoai sọ rau muống, canh khoai sọ nấu thịt) gia vị nên nhạt hơn so với người bình thường. Có thể nấu khoai sọ thành cháo với một chút đường để hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.

Phục hồi cơ thể- ngăn ngừa chứng suy nhược cơ thể:

khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều gluxit hơn so với các loại củ khác. Những người mới ốm dậy, người gầy yếu, cơ thể suy nhược cần bổ sung ăn canh khoai sọ móng giò hoặc canh khoai sọ nấu thịt để cơ thể mau chóng phục hồi.

Khoai sọ cải thiện và chữa được một số bệnh sau:

Canh cua khoai sọ kết hợp cùng với rau rút tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ. Cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn, phần gạch cua ở mai lấy dùng tăm lấy ra. Khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt thành từng đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun chín cho phần gạch cua sau khi đã được phi thơm vàng lên cùng với hành có màu sắc đẹp và mùi thơm hấp dẫn. Ăn trong ngày khi đang còn ấm dùng liền 2 – 3 ngày.

cách chọn khoai sọ dẻo thơm ngon

Canh khoai sọ, xương lợn dùng tác dụng tốt trong trường hợp bị đau nhức chân tay do phong thấp, mẩn ngứa bị dị ứng thời tiết mùa hè thì hãy thực hiện ngay món ăn này nhé. Vừa đơn giản thực hiện mà còn bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi dùng xong món này. Nguyên liệu cần có: khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương chặt nhỏ vừa tầm ăn. Nước sôi thả xương vào chần để sạch các bẩn có sót lại trong xương, sau đó rửa từng miếng xương do những vết bẩn còn bám quanh xương cách làm giúp nước được trong và không còn mùi hôi của thịt. Cho xương vào nồi thêm nước, muối, nước gia vị, đun nhỏ lửa trong 2 giờ, sau đó cho củ khoai vào đến khi nào khoai ăn thấy mềm thì bắc ra ăn được , ngày ăn 2 lần .

Cháo khoai sọ bồi bổ khí huyết, tỳ vị trong người cảm thấy mệt mỏi, ăn kém không thấy ngon miệng khi ăn. Khoai sọ 200g, sơn dược (củ mài )50g, gạo tẻ 50g, nấu thành cháo ăn khi đang còn hơi ấm trong ngày.

Khoai sọ kết hợp với táo tàu dùng hiệu quả khi người cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược sau khi vừa mới ốm dậy. Chè khoai sọ táo tàu: khoai sọ 250g (gọt vỏ thái thành miếng nhỏ), táo tàu 50g, đường đỏ 50g, nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3 – 4 lần ăn trong ngày. Dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi ốm dậy.

Canh khoai sọ đậu ngự món ăn bồi bổ cho người làm việc trí óc căng thẳng, cải thiện chứng suy ngươc nhược giảm trí nhớ ở người già: khoai sọ 300g, đậu ngự 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối cho sạch nhớt. Đậu ngự rửa sạch, ngâm nước cho mềm, luộc qua. Làm nóng chảo dầu, cho khoai sọ vào xào qua rồi cho nước vào nấu khoảng 10 phút. Cho tiếp đậu ngự vào hầm. Khi đậu và khoai nhừ, thêm gia vị, ăn nóng. Ăn thường xuyên món này sẽ có tác dụng hiệu quả.

Nguyên liệu sẳn có dễ tìm, cách thực hiện rất đơn giản ngon miệng khi ăn còn có khả năng giúp cơ thể phục hồi, còn chần chừ gì mà không áp dụng luôn ngay đi nhỉ.

 

 

Những giá trị mà khoai sọ mang lại:

Giá trị dinh dưỡng trong khoai sọ và khoai môn:

Trong 100g khoai sọ chứa khoảng 372,6 calo năng lượng và 0,1g glucose , thiamine 0,05g , riboflavin 0,06g , niacin 0,64g , kẽm 0,17g , đồng 0,12g) và boron 0,12g , protein 1,1g , chất béo 0,2g , chất xơ 3,6g , tinh bột 19,2g ,chất xơ hòa tan 1,3g , vitamin C 15mg, canxi 38mg, phốt pho 87mg, magiê 41mg, natri 11mg, kali 354mg, sắt 1,71mg .

Trong khi đó cứ 100g khoai môn thì có đến 109kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất xơ, 44g calci, 44mg phosphate… với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai môn được xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả.

Từ đây bạn có thể tự so sánh được việc ăn khoai nào? Có thể là tùy theo sở thích của gia đình mà mình sẽ ăn khoai nào nhiều hơn. Mỗi loại có một hương vị đặc trưng riêng khó lẫn vào nhau được. Mình thấy khoai môn dễ gọt và ít bị ngứa tay hơn khoai sọ. Nhưng khoai sọ thường bở thơm ngon hơn khi ăn. Gia đình nhà mình thích mùi vị khoai sọ hơn nên thường ăn các món ăn với khoai sọ là chủ yếu. Trước kia mình thường ngại nấu ăn với khoai sọ do ngứa khi ngọt. Hiện nay nhờ cách gọt để không ngứa mình đã bổ sung nhiều hơn vào trong thực đơn của nhà mình rồi.

 

Giá trị về kinh tế:

Khi bạn đã từng ăn canh khoai sọ nấu xương hoặc tép đơn giản như khoai sọ rau muống, khoai sọ kho nấm cũng thấy hấp dẫn đến kỳ lạ, ngay cả với người kén ăn. Nên việc nấu thành những món ngon từ khoai sọ khá đơn giản dễ nấu mà ai cũng có thể thực hiện được. Vì vậy nhiều người nông thấy việc bán khoai sọ với số lượng lớn vẫn dễ dàng hơn so với đi bán các loại rau, củ khác .
1 củ khoai giống khi trồng có thể đẻ được 5-6 củ con, nếu biết cách chăm sóc và đất tốt có thể được 10 củ con. Thông thường khoai sọ có giá bán giao động từ 20-25 nghìn đồng /kg khi khoai bắt đầu vào dịp thu hoạch, sẽ tăng dần đến hết mùa.

Về fori chúng tôi:

Với những cánh đồng rộng hàng nghìn hecta trồng khoai sọ và các loại hoa màu khác quanh năm với quy mô lớn theo đúng tiêu chuẩn của Vietgap. Chúng tôi tự hào là thương hiệu luôn cung cấp ra thị trường trong nước với sản lượng lớn, đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu ngoài nước. Ngay sau thu hoạch được 2 ngày chúng tôi sẽ chọn, phân loại từng sản phẩm để đưa đến tay người tiêu dùng.  Bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá thành khi sử dụng những sản phẩm của fori.