Những Điều Cần Biết Về Kiểm Toán Nội Bộ 2023
Mục lục
Kiểm toán nội bộ là gì? Kiểm toán nội bộ đóng vai trò gì trong việc vận hành một doanh nghiệp? Cùng với sự phát triển và biến động không ngừng của nền kinh tế những yêu cầu về nâng cấp hệ thống tài chính, những hoạt động kế toán kiểm toán càng được nâng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn đang mơ hồ về khái niệm hay chức năng của Kiểm toán nội bộ.
Kiểm Toán Nội Bộ Là Gì?
Kiểm toán nội bộ chưa được định nghĩa rõ trong các bộ luật của nhà nước hay các văn bản luật pháp. Tuy nhiên, Hiệp hội Kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor, viết tắt là “IIA”) đã nêu lên định nghĩa về “Kiểm toán nội bộ” rằng:
“Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.” (THE IIA)
Kiểm toán nội bộ thường được xử lý bởi ban quản lý cao nhất của doanh nghiệp (bao gồm cả những thành viên độc lập, thành viên điều hành). Phụ thuộc vào mô hình quản lý cua doanh nghiệp mà sẽ chỉ ra cụ thể người sẽ phê duyệt và làm việc với chuẩn mực kiểm toán nội bộ có thể là: Ban Kiểm Soát, Ủy ban Kiểm toán,…
>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm toán
Vai Trò Của Kiểm Toán Nội Bộ?
Doanh nghiệp sẽ được đảm bảo bởi Kiểm toán nội bộ. Cam kết mang lại tính độc lập, khách quan cho các chiến lược quản trị, quản lý rủi ro hay kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Hãy cùng Kiểm Toán Việt Úc khám phá những chức năng của Kiểm toán nội bộ
Mục Lục
Chức Năng Của Kiểm Toán Nội Bộ
Kiểm toán nội bộ theo Thư viện Pháp Luật đóng vai trò quan trọng và thiết thực trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Thông qua hoạt động kiểm tra, đưa ra những đánh giá và tiến hành tư vấn, chuẩn mực kiểm toán nội bộ đưa ra các nhận định đảm bảo mang tính độc lập, khách quan. Một trong những chức năng của Kiểm toán nội bộ là:
Chức năng đảm bảo sự chính xác cho các báo cáo tài chính; tình hình kế toán
Đối với, Kiểm toán nội bộ tính nguyên tắc và sự mạch lạc,liên kết trong hệ thống sẽ luôn được đảm bảo. Từ đó, Kiểm toán nội bộ thể hiện được sự chặt chẽ và hợp lý trong các quy trình làm việc, chương trình thực hiện. Kiểm toán nội bộ thể hiện những đánh giá và kết luận mang tính xác thực, đúng đắn.
Chức năng đảm bảo an toàn giá trị cho doanh nghiệp
-
Ngay từ những giai đoạn đầu, Kiểm toán viên nội bộ đã phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan đề nhằm vận hành các đầu công việc một cách nhuần nhuyễn, chặt chẽ. Vì vậy, các sai phạm của doanh nghiệp sẽ luôn được phát hiện sớm và xử lý.
-
Các quy trình quản trị trong Kiểm toán nội bộ cần đảm bảo quy trình quản trị những rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
-
Các mục tiêu doanh nghiệp đặt ra trong quá trình hoạt động các chiến lược được đề ra, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
Như vậy, Kiểm toán nội bộ đã góp sức trong việc bảo vệ những mục tiêu, sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Chức năng nâng cấp hệ thống
Chức năng tiếp theo của Kiểm toán nội bộ là giúp chủ doanh nghiệp phát triển và thay đổi nhằm loại bỏ những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ sẽ tham gia vào quá trình thảo luận, đóng góp giúp công ty cải thiện năng suất, hoạt động hiệu quả hơn.
Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Kiểm Toán Nội Bộ
Tính Độc Lập
Những nhân viên đóng vai trò là Kiểm toán nội bộ chỉ được phép đảm nhiệm một vị trí duy nhất trong nhóm, không tham gia vào bất cứ một công việc nào khác. Mỗi Kiểm toán viên nội bộ sẽ chỉ thực hiện một việc trong quy trình. Kiểm toán nội bộ được thực hiện độc lập bởi cá nhân đảm nhiệm mà không có sự can thiệp của bất kỳ ai.
Tính Khách Quan
Khi thực hiện Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác và công bằng.
Tính Hợp Pháp
Kiểm toán nội bộ cần chắc chắn với những đánh giá của mình trước pháp luật và tự tin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Tính Bảo Mật
Kiểm toán nội bộ bao gồm nhiều thông tin, tài sản của doanh nghiệp vì vậy cần được thực hiện đảm bảo tính bảo mật, không được để rò rỉ hay để lộ bất cứ thông tin nào ra ngoài.
Mục Đích, Những Quyền Hạn Và Nhiệm Vụ Của Kiểm Toán Nội Bộ
Tóm tắt chung, Kiểm toán nội bộ nhắm tới mục đích là đem lại giá trị và cải thiện hoạt động của doanh nghiệp.
Quyền hạn: Để hoàn thành nhiệm vụ/trách nhiệm của mình, Một Kiểm toán nội bộ cần:
-
Được quyền tiếp cận với các tài liệu/ con người/ tài sản liên quan tới nhiệm vụ của mình;
-
Được quyền báo cáo và trao đổi trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất về kế hoạch thực hiện, các phát hiện và các trở ngại trong quá trình diễn ra công việc để kịp thời giải quyết.
Điều này cần được quy định rõ trong quy chế Kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp để mọi bộ phận hiểu rõ và tuân thủ.
Nhiệm vụ/Trách nhiệm: Kiểm toán nội bộ đóng vai trò trong việc tổ chức các hoạt động. Từ đó, Kiểm toán nội bộ đảm bảo và đưa ra những lời khuyên mang tính độc lập & khách quan liên quan tới các công việc quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, và kiểm soát trong doanh nghiệp.
Như vậy, Kiểm toán nội bộ đóng góp trực tiếp giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu của mình (Về chiến lược, hoạt động, tài chính, và tuân thủ).
Nhìn từ góc độ của luật pháp, Kiểm toán nội bộ được nhận những quyền và nhiệm vụ như trên được quy định cụ thể trong Nghị Định 05/2019/NĐ-CP.
Phạm Vi Công Việc Của Các Kiểm Toán Viên Nội Bộ Trong Doanh Nghiệp
Phạm vi của Kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 15 Thông tư 44/2011/TT-NHNN như sau:
-
Thứ nhất, Kiểm toán nội bộ tiến hành kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ liên quan với các đơn vị, phòng ban của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng được đặt tại nước ngoài.
-
Thứ hai, Kiểm toán nội bộ có quyền kiểm toán đột xuất mà không báo trước sau đó là tư vấn theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Các Trường Hợp Bắt Buộc Kiểm Toán Nội Bộ Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam
Những đơn vị phải thực hiện công tác Kiểm toán nội bộ bắt buộc theo quy định của Nghị định 05/2019/NĐ-CP là Công ty niêm yết.
-
Công ty mẹ của các doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
-
Công ty mẹ của doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Quy Trình Cung Cấp Các Dịch Vụ Kiểm Toán Nội Bộ
Quy trình kiểm toán nội bộ cung cấp các dịch vụ được thực hiện qua 4 bước sau:
-
Bước 1: Lập kế hoạch
-
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
-
Bước 3: Báo cáo kết quả
-
Bước 4: Giám sát triển khai kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán
Sự Khác Nhau Giữa Kiểm Toán Nội Bộ Với Kiểm Toán Bên Ngoài
Hầu hết chúng ta đều bị bối rối khi nghe đến khái niệm, phạm vi công việc của những chuyên viên Kiểm toán nội bộ. Vậy liệu rằng có tồn tại sự khác biệt giữa Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập ? Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
Báo cáo của Kiểm toán độc lập sẽ được trình bày cho cổ đông và các bên liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, Kiểm toán nội bộ sẽ chỉ được tiết lộ cho Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp cao trong cơ cấu hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
Về mục tiêu, kiểm toán độc lập có mục tiêu làm tăng thêm sự tin cậy và tín nhiệm của công ty với cổ đông và các bên liên quan. Còn mục tiêu của Kiểm toán nội bộ là cung cấp cho Hội đồng quản trị, các quản lý cấp cao sự đảm bảo mà họ có thể sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của mình là giúp doanh nghiệp phát triển, tư vấn để giúp chủ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro và giám sát hoạt động kinh doanh của mình.
Về tính trách nhiệm, kiểm toán độc lập không có trách nhiệm trong việc tư vấn và kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp. Còn Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm dự báo, kiểm soát, đánh giá rủi ro, báo cáo toàn bộ các rủi ro cho doanh nghiệp.
Các Câu Hỏi Thường Gặp Liên Quan Đến Kiểm Toán Nội Bộ
Kiểm toán nội bộ có cần chứng chỉ hành nghề hay không?
Kiểm toán nội bộ yêu cầu người thực hiện phải có kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. Để trở thành kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề được cấp bởi CIA (Certified Internal Auditor).
Kiểm toán nội bộ và mối liên hệ với kiểm tra bộ phận kế toán?
Kiểm toán nội bộ kiểm tra bộ phận kế toán là quá trình thực hiện việc kiểm tra, giám sát sự đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của bộ phận kế toán.
Dịch Vụ Kiểm Toán Nội Bộ Tại Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động Kiểm toán nội bộ nhưng vẫn còn là điều băn khoăn đối với nhiều doanh nghiệp.
Thông qua khảo sát thực tế thấy rằng Kiểm toán nội bộ ở nước ta hiện nay phần lớn được hình thành dựa trên nền tảng công tác kiểm tra kế toán trước đây.
Hầu hết các đơn vị chưa có đội ngũ Kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận hoạt động kiêm nhiệm hiệu quả không cao. Công ty kiểm toán Việt Úc – Viet Australia là một trong số ít những đơn vị cung cấp đội ngũ Kiểm toán nội bộ đáng tin và hiệu quả tại Việt Nam.
Hãy liên hệ hotline: 0848 770 777 để được tư vấn trực tiếp.