Những Điều Cần Biết Để Trở Thành Network Engineering Giỏi
Tìm hiểu chung về Network Engineer
1. Network Engineer là gì?
Network engineer (kỹ sư mạng) là chuyên gia công nghệ giúp duy trì kết nối dữ liệu, thu âm, video, cuộc gọi, và các dịch vụ mạng bao gồm cả mạng không dây. Công việc của một kỹ sư mạng bao gồm việc chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và thực hiện toàn bộ mạng máy tính trong các tổ chức, doanh nghiệp mình đảm nhiệm.
Mục tiêu cơ bản của một Network engineer chính là cung cấp cơ sở hạ tầng, bảo mật và đảm bảo hiệu suất tối đa cho người dùng cuối cùng. Ngoài ra, kỹ sư mạng còn phải đảm bảo tất cả các hệ thống hoạt động đúng như những gì đã được mặc định từ trước.
Tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi công ty hoặc độ phức tạp của từng công việc, đôi khi có các global network engineer làm việc xuyên quốc gia nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn công nghệ đồng nhất trong toàn hệ thống công ty. Cách này có thể giúp tăng hiệu quả chi phí đồng thời đáp ứng nhu cầu cho người dùng và doanh nghiệp.
2. Bằng cấp và kỹ năng cần thiết của một Network Engineer là gì?
Hầu hết các doanh nghiệp yêu cầu kỹ sư hệ thống mạng phải có bằng cử nhân về khoa học máy tính, kỹ sư máy tính, hệ thống thông tin hoặc các bằng về kỹ thuật tương đương.
Một số công ty lớn còn yêu cầu ứng viên có cả bằng master về khoa học máy tính hoặc kinh doanh (MBA). Ngược lại thì cũng có nhà tuyển dụng dễ tính chỉ yêu cầu bạn tốt nghiệp trung học nhưng thường là rất hiếm.
Các chứng chỉ được cấp bởi: Cisco, Microsoft… cũng thường được yêu cầu phải có đối với các Network Engineer. Khi muốn trở thành một Network engineering bạn cần có các kỹ năng như:
– Kỹ năng phân tích: Đây là kỹ năng rất cần thiết để đánh giá hiệu suất cũng như các vấn đề xảy ra đối với hệ thống mạng. Từ đó có thể xác định được những điều cần thay đổi hoặc đưa ra giải pháp cần thiết.
– Kỹ năng giao tiếp: không chỉ làm việc với đội ngũ IT mà Network engineer còn phải làm việc với những đồng nghiệp liên quan khác trong công ty.
– Làm việc đa nhiệm: đối với một kỹ sư mạng thì việc phải giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề và nhiệm vụ là việc khá thường xuyên.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề: Việc hệ thống mạng ngừng hoạt động hoặc gặp sự cố là không cho phép trong các doanh nghiệp. Vì vậy, kỹ sư hệ thống mạng cần phải giải quyết các sự cố nhanh nhất có thể, và trong thời gian nhanh nhất có thể.
Mô tả công việc của Network Engineer
Công việc của network engineer sẽ là khác nhau theo yêu cầu của từng công ty. Mỗi một vị trí sẽ có bản mô tả công việc riêng biệt.
Các kỹ sư muốn ứng cử các công việc này cần có các kỹ năng và trình độ đặc biệt cho vị trí tương ứng. Tuy nhiên, Dù làm gì thì họ vẫn có những nhiệm vụ chung như sau:
– Thiết kế và cài đặt cấu hình của hệ thống mạng.
– Xây dựng tài liệu và các tiêu chuẩn liên quan.
– Thiết kế, cài đặt những giải pháp mới nhằm giúp cải tiến hệ thống mạng hiện hữu.
– Cải tiến để tối đa hiệu xuất thông qua việc theo dõi, giải quyết các sự cố, nâng cấp hệ thống. Nếu Network Engineer và Network architect là 2 vai trò này khác nhau trong công ty thì họ cần làm việc chặt chẽ để có thể tối ưu hóa hạ tầng mạng.
– Giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống mạng.
– Xây dựng tiêu chuẩn quản lý và sử dụng hệ thống mạng.
Việc làm Network Engineer
Networking là một ngành tương đối rộng lớn, có nhiều chuyên môn khác nhau. Quan trọng là lựa chọn những gì bạn hứng thú để đảm bảo bạn đủ đam mê theo đuổi về sau.
Để bắt đầu, bạn cần phải tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học máy tính (Computer science), kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) hoặc các bằng tương đương.
Bạn có thể bắt đầu với các khóa học chuyên về mạng như Cisco, Microsoft… để trang bị đầy đủ kiến thức về mạng và các hệ thống bạn sẽ làm việc cùng. Bạn có thể bắt đầu ngay với vị trí Network Engineer trong doanh nghiệp mà có thể ở những vị trí khác như IT Helpdesk,…
Mức lương của một Network Engineer
Tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, vị trí công việc và kinh nghiệm thì mức lương của một Network engineer sẽ có sự khác biệt. Ngoài ra còn tùy thuộc vào nơi làm việc và yêu cầu công việc của công ty thì mức lương của kỹ sư mạng cũng khác nhau.
– Network Engineer 1 đến 3 năm kinh nghiệm: 7 đến 15 triệu đồng.
– Network Engineer trên 5 năm kinh nghiệm: 15 – 20 triệu đồng.
– Network Engineer với những vị trí đặc biệt, kỹ thuật cao: 25 – 30 triệu đồng.
Những vị trí công việc cụ thể của Network Engineer
Trong các doanh nghiệp, kỹ sư mạng có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau và có những vai trò khác nhau. Dưới đây là một số vị trí thông dụng:
1. Network Specialist
Công việc hàng ngày của một Network specialist bao gồm: giám sát hệ thống mạng, đảm bảo người sử dụng cuối cùng có mạng phù hợp dựa trên nhu cầu công việc của họ.
Network specialist sẽ là người chịu trách nhiệm đảm bảo tính hiệu quả của mạng bao gồm thu thập thông tin về hiệu suất của mạng, đảm bảo an ninh mạng và khắc phục các sự cố phát sinh.
2. Network Technician
Network Technician là người giám sát các hoạt động hàng ngày của mạng máy tính cho các tổ chức. Network Technician sẽ giúp giải quyết các vấn đề của PC liên quan đến mạng và xác định chiến lược tốt nhất để đáp ứng nhu cầu về công nghệ của mỗi doanh nghiệp.
Họ cũng có thể giúp cài đặt phần mềm và phần cứng cũng như phải liên lạc với người dùng mạng và các chuyên gia mạng khác để phát triển và thực hiện các biện pháp nhằm bảo mật để đảm bảo rằng tất cả các hệ thống và dữ liệu đều được bảo vệ.
3. Network Administrator
Network Administrator hay còn gọi là System Administrator sẽ chịu trách nhiệm giữ mạng máy tính của công ty được cập nhật và hoạt động một cách dễ dàng. Bất kỳ công ty nào sử dụng nhiều PC hoặc nền tảng phần mềm đều cần Network Administrator để điều phối hệ thống.
Vị trí này có thể linh hoạt hoặc hạn chế tùy thuộc vào từng công ty và mức độ phức tạp của mạng. Network Administrator phụ trách các nhiệm vụ sau: Cài đặt, sửa chữa, nâng cấp hệ thống máy tính và mạng.
Ngoài ra còn khắc phục các sự cố với mạng và phần mềm, phần cứng lẫn hệ thống của nó, kiểm tra hệ thống và mạng lưới nhằm nâng cao hiệu suất.
4. Network Analyst
Network Analyst là người chịu trách nhiệm cài đặt và bảo trì mạng trong một tổ chức, doanh nghiệp. Có nhiều Network Analyst phát hiện ra rằng họ có liên quan đến cả khía cạnh kinh doanh và kỹ thuật của một tổ chức.
Từ đó cho thấy rằng, để xác định các vấn đề bên trong doanh nghiệp và sau đó xác định một giải pháp kỹ thuật là rất quan trọng. Network Analyst sẽ thiết kế, lập kế hoạch, phân tích và cung cấp kỹ thuật trợ giúp cho các mạng truyền thông dữ liệu hoặc nhóm mạng trong tổ chức.
Vị trí này thường được tìm thấy trong các công ty bán lẻ lớn hoặc các tổ chức tài chính và chính phủ. Ngoài ra, còn có cơ hội việc làm trong các tổ chức CNTT có một số chuyên môn trong các dự án khắc phục sự cố.
5. Network Manager
Thứ nhất, Network Manager chịu trách nhiệm cài đặt và duy trì mạng máy tính của tổ chức, đồng thời chuẩn bị nhân viên để giúp đỡ các vấn đề chuyên môn hàng đầu. Nếu có vấn đề với hệ thống, Network Manager chính là lập kế hoạch khôi phục để hạn chế tình trạng xáo trộn cho doanh nghiệp.
Vì hầu hết các doanh nghiệp đang dần dần phụ thuộc vào công nghệ, đây là một thành phần quan trọng để hoạt động kinh doanh diễn ra trôi chảy. Hơn nữa, tùy thuộc vào quy mô của công ty, Network Manager có thể giám sát nhiều loại mạng.
Thứ hai của Network Manager là người phát triển các hệ thống mới để giúp tổ chức phát triển. Người ở vị trí này cũng có thể được yêu cầu tham dự các cuộc họp để thảo luận về nhu cầu CNTT của doanh nghiệp ở góc độ vận hành hay dịch vụ liên quan.
6. Network Engineering
Network Engineer làm việc với mạng máy tính của doanh nghiệp, sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các hệ thống mạng cho tất cả các bên sử dụng.
Các hệ thống mạng thông tin này có thể bao gồm: mạng cục bộ (LAN) hay mạng diện rộng (WAN), mạng nội bộ và extranet. Sự phức tạp của mạng có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng công ty.
7. Network Solutions Architect
Network Solutions Architect định rõ tiêu chuẩn hiện hành và tương lai cho mạng lưới và cơ sở hạ tầng viễn thông. Ứng viên lý tưởng cho vị trí này phải có kinh nghiệm về firewall, có kiến thức về cấu hình Linux/Unix, VLANs, VSANs và Hypervisors. Bên cạnh đó, họ cần làm quen với định tuyến, kết nối cấu hình internet của các điểm truy cập không dây.
Chắc hẳn, bài viết này đã giúp bạn có được nhiều thông tin bổ ích khi bạn muốn trở thành Network engineer. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hay tại Viecoi nhé.
Việc làm Network Engineer